Phương pháp Ossatures trong phần mềm RDM cho phép ta nghiên cứu các bài toán tĩnh và động với kết cấu khung dàn theo phương pháp phần tử hữu hạn với các giả thiết khi nghiên cứu:
+ Các khung được tạo thành bởi các thanh thẳng. + Chuyển vị bé và vật liệu là đẳng hướng.
+ Quan hệ giữa ứng suất và biến dạng là tuyến tính. + Trọng tâm và tâm cắt tiết diện trùng nhau.
+ Lực cắt được xét đến.
Kết cấu của một khung dàn bao gồm: Điểm nối nhiều thanh, đầu mút của thanh, điểm tiết diện tại đó thanh thay đổi, điểm đặt của lực tập trung, điểm liên kết với điều kiện biên, điểm đầu hoặc cuối của tải phân bố.
Phần tử: Một phần tử được giới hạn bởi 2 nút (điểm đầu và điểm cuối). Liên kết: Có 2 nhóm liên kết trong RDM được quy định là:
- Liên kết nội (Releases): Liên kết hàn, liên kết khớp,…
- Liên kết ngoại (Supports): Liên kết giữa kết cấu với bên ngoài như: Ngàm, gối tựa, khớp xoay, liên kết với bộ phận đàn hồi,….
Hệ tọa độ: Hệ tọa độ OXYZ đặt trên thanh thẳng được xác định - OE là trọng tâm của các tiết diện ở 2 đầu thanh.
- Trục X nằm trên trục thanh và đi từ O đến E, với điểm O là góc của thanh và E là điểm ngọn.
- Trục Y và Z là các trục quán tính chính trung tâm của tiết diện qua điểm góc và hệ tọa độ OXYZ tạo thành tam diện thuận.
Các loại khung: Có 3 hình thức khung đó là: Khung phẳng (Plane Frame), không gian (Space Frame), và khung nền (Floor Frame).
Có thể tóm tắt quá trình tính toán RDM được mô tả theo sơ đồ thuật toán sau:
-Gán vật liệu cho các phần tử. - Đặt lực và mô men. Bắt đầu Chọn đơn vị tính (N, Mpa,..) -Gán nội liên kết. -Gán điều kiện biên. -Gán tiết diện cho các phần tử.
Xử lí giải bài toán Khai báo các điều kiện làm việc ban đầu
KẾT QUẢ XUẤT CÁC KẾT QUẢ (Biểu đồ lực, mômen,…) Không thỏa mãn Thỏa mãn -Khai báo nút -Tọa độ các nút -Định kết cấu.
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ KHUNG, VỎ VÀ CÁC HỆ THỐNG CỦA Ô TÔ THÂN VỎ BẰNG VẬT LIỆU COMPOSITE, SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
VÀ NĂNG LƯỢNG ĐIỆN PHỤC VỤ DU LỊCH