Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử theo pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 77)

Hoạt động đấu tranh, phòng ngừa tội phạm không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan pháp luật mà là Đảng lãnh đạo, dựa vào quần chúng, kết hợp tính tích cực của quần chúng với nghiệp vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Do đó, trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung là phƣơng hƣớng cơ bản của Đảng và Nhà nƣớc ta. Bác Hồ đã chỉ ra rằng “ Giữ gìn an ninh trật tự trƣớc hết là việc của công an, bộ đội, cảnh sát. Nhƣng chính quyền ta là chính quyền dân chủ, bất kỳ việc to, việc nhỏ đều phải dựa vào lực lƣợng của nhân dân để phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Việc giữ gìn trật tự an ninh càng phải dựa vào sáng kiến và lực lƣợng của nhân dân. Mấy mƣơi vạn con mắt soi sáng, mấy mƣơi vạn lỗ tai nghe ngóng, thì bọn gian phi côn đồ sẽ lòi mặt ra và sẽ phải cải tà quy chính dƣới lực lƣợng to lớn của quần chúng”. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dựa vào nhân dân Bác Hồ đã khẳng định những tên việt gian, biệt kích, tù trốn không thể lọt đƣợc tai mắt của nhân dân.

Các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp nói chung là những hành vi cản trở quá trình tố tụng. Tính chất nguy hiểm của các tội phạm này đã trình bày ở trên thể hiện ở chỗ không chỉ cản trở sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng, gây khó khăn cho việc xử lý các hành vi phạm tội hoặc xử lý các tranh chấp khác, làm giảm uy tín của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án mà còn gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Để đáp ứng đƣợc việc đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này, các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp quy định trong Bộ luật hình sự 1999 nói chung đều bị xử lý nghiêm khắc hơn so với Bộ luật hình sự 1985 đặc biệt là các tội phạm do cán Bộ Tƣ pháp thực hiện thể hiện ở việc tăng mức hình phạt tù, không quy định hình phạt cải tạo không giam giữ v.v… ví dụ: tội truy cứu trách nhiệm hình sự ngƣời không có tội (Điều 295) có mức cao nhất là 15

năm tù (trƣớc đây là 7 năm tù) và không quy định hình phạt cải tạo không giam giữ ở khung cơ bản. Để tăng cƣờng công tác đấu tranh phòng chống vi phạm trong hoạt động tƣ pháp, Bộ luật hình sự 1999 đã bổ sung một số loại hành vi cần phải đƣợc xử lý bằng biện pháp hình sự (nhƣ hành vi không truy cứu trách nhiệm hình sự ngƣời có tội, đánh tháo ngƣời đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải.v.v… Do đó để đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp nói chung và tội trốn khỏi nơi giam, giữ nói riêng trƣớc hết chúng ta cần có nhiều giải pháp cụ thể:

3.2.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, luật thi hành án.

- Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự: Sửa đổi Bộ luật hình sự theo hƣớng phi tội phạm hoá một số hành vi coi là tội phạm và nhân đạo hoá hình phạt. Để đáp ứng hội nhập còn phải tội phạm hoá một số hành vi nguy hiểm cho xã hội, nghiên cứu có thể loại bỏ một số hình phạt tử hình cho một số tội, quy định nghiêm khắc hơn những hành vi phạm tội của ngƣời thực thi pháp luật… Cần nghiêm trị những kẻ có chức vụ quyền hạn cao mà phạm tội.

- Hoàn thiện pháp luật dân sự: Hoàn thiện các chế định về sở hữu đặc biệt là sở hữu Nhà nƣớc, bổ sung hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Xây dựng và hoàn thiện chế định bồi thƣờng, bồi hoàn… tạo cơ sở cho việc thực thi pháp luật thi hành án.

- Hoàn thiện tố tụng tƣ pháp: Mở rộng thẩm quyền cho điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán để họ chủ động thực hiện nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm của họ trƣớc pháp luật nhƣ cho quyền khởi tố bị can, quyết định biện pháp ngăn chặn, quyết định truy tố… thẩm phán có quyền áp dụng thay đổi biện pháp ngăn chặn; ra quyết định thi hành án hoặc hoãn, quyết định xoá án tích. Mở rộng thẩm quyền xét xử của toà án đối với khiếu kiện hành chính,

áp dụng cơ chế xét xử một thẩm phán trong các vụ án đơn giản. Tiếp tục hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, từng bƣớc công khai hoá bản án.

- Hoàn thiện pháp luật về thi hành án: Vì về thi hành án dân sự đã đƣợc giao cho Bộ tƣ pháp thống nhất quản lý nhƣng thi hành án hình sự còn có nhiều bất cập nhƣ: Có nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện (Toà án cấp sơ thẩm thi hành hình phạt tử hình, cơ quan công an thi hành hình phạt trục xuất, phạt tù có thời hạn, tù chung thân, cơ quan, tổ chức, uỷ ban nhân dân thi hành hình phạt án treo, cải tạo không giam, giữ, tổ chức trong quân đội thi hành bản án và quyết định của toà án quân sự…), khi thực hiện thẩm quyền ra quyết định thi hành án Toà án các cấp thực hiện chƣa kịp thời, thẩm quyền của toà án khi ra các quyết định hoãn thi hành án là chƣa hợp lý vì không phải là cơ quan quản lý trực tiếp ngƣời phạm tội, pháp luật về thi hành các hình phạt khác nhau còn có nhiều điểm vƣớng mắc bất cập nhƣ thời hạn, thủ tục xóa án tích ngoài hình phạt tù tóm lại hoạt động thi hành án hiện nay đang bị phân tán do có quá nhiều đầu mối quản lý dẫn đến thiếu tập trung thống nhất về quản lý nhà nƣớc và tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó cần thực hiện Nghị quyết 49 là giao cho Bộ Tƣ pháp thống nhất quản lý cả thi hành án dân sự và hình sự.

- Bộ luật hình sự 1985 Điều 245 mới chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi trốn khỏi nơi giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc trốn khi đang bị dẫn giải mà chƣa quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi trốn khỏi nơi tạm giữ hoặc trốn khi đang bị xét xử thì nay Bộ luật hình sự 1999 đã bổ sung các hành vi này. Tuy nhiên Bộ luật hình sự 1999 đã có hiệu lực đƣợc 15 năm nhƣng các cơ quan chức năng vẫn chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về tội này, chính vì thế mà hầu hết các vụ án xét xử về tội này chủ yếu là hành vi trốn khỏi nơi đang bị tạm giam, đang cải tạo trong trại cải tạo. Các hành vi trốn khi đang bị tạm giữ, đang bị dẫn giải rất ít bị xét xử mà theo số liệu của Bộ Công an đƣa ra thì có 17.225 đối tƣợng bị truy nã bỏ trốn trong đó có mới

bắt đƣợc và vận động ra đấu thú đƣợc 3.078 đối tƣợng chỉ đạt 17.8% còn một số lớn chƣa bắt đƣợc, trong số này có đến 1226 phạm nhân bỏ trốn khỏi trại giam 496 đối tƣợng trốn khỏi nhà tạm giam, nhà tạm giữ và cơ quan chức năng chƣa bắt lại đƣợc. Vì vậy, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm có văn bản hƣớng dẫn thi hành.

Để thống nhất trong việc áp dụng pháp luật cần phải có sự thống nhất, bằng cách xây dựng Thông tƣ Liên tịch. Có thể đƣa ra một số quy định thống nhất sau đây:

Điều 311. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử. Các hành vi phạm tội cấu thành tội phạm là:

- Hành vi bỏ trốn của ngƣời đang bị tạm giam, tạm giữ (phải là đã có lệnh tạm giam, quyết định tạm giữ của các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc đang chấp hành hình phạt tù ở trại giam)

- Hành vi bỏ trốn của ngƣời đang bị dẫn giải gồm:

+ Hành vi bỏ trốn của ngƣời phạm tội là những ngƣời đã bị toà án kết án là có tội hiện đang phải thi hành án (đang ở trong trại tạm giam, trại tạm giam) nay phải chuyển trại hoặc dẫn giải đến nơi xét xử về một vụ án khác hoặc dẫn giải ra nơi xét xử để làm chứng v.v… cho một vụ án khác.

+ Hành vi bỏ trốn của ngƣời đã có lệnh tạm giam, quyết định tạm giữ đang bị dẫn giải có thể do chuyển trại hoặc đang trên đƣờng về trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ hoặc dẫn giải đến nơi xét xử hoặc dẫn giải từ nơi xét xử về trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.

- Hành vi bỏ trốn của bị cáo khi đang bị xét xử (trừ trƣờng hợp bị cáo đƣợc tại ngoại vì không phải dẫn giải).

Tội phạm đƣợc thực hiện do lỗi cố ý và hoàn thành khi những ngƣời đang bị giam, tạm giam, tạm giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử đã thoát khỏi sự quản lý của ngƣời đang canh gác hoặc dẫn giải. Nếu hành vi

trên đƣợc thực hiện nhằm chống chính quyền nhân dân thì xử theo Điều 90 về tội chống phá trại giam, hành vi trốn của ngƣời bị giữ theo thủ tục hành chính, ngƣời bị tình nghi phạm tội, ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp phạm tội quả tang mà chƣa có quyết định tạm giữ hoặc tạm giam thì không phạm tội này.

- Những ngƣời đang có lệnh tạm giam có thể là bị can, bị cáo nhƣng không phải mọi bị can, bị cáo đều bị tạm giam. Vì vậy, nếu bị can, bị cáo thực hiện hành vi bỏ trốn trong khi không bị giam (không có lệnh tạm giam) nhƣ bị can trốn trong khi đang tại ngoại để điều tra hoặc ngƣời trƣớc đây bị tạm giam nhƣng đã thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác (cấm đi khỏi nơi cƣ trú, bảo lãnh…) mà bỏ trốn thì không phạm tội này.

- Hành vi bỏ trốn trong tội trốn khỏi nơi giam, giữ luôn đƣợc thực hiện với mục đích trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật do đó cần thống nhất và phân biệt với vi phạm kỷ luật trại giam, trại tạm giam đó là việc bỏ trốn ở trại mà rõ ràng là không xuất phát từ mục đích trốn tránh pháp luật mà có mục đích để thăm ngƣời nhà… sau đó lại tự giác quay lại thì không phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ tuy nhiên ở một số nơi toà án vẫn xét xử về hành vi này.

- Trong trƣờng hợp cụ thể ngƣời phạm tội đã bị toà án tuyên phạt tử hình và đang bị giam để chờ thi hành án, thì không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Bởi vì, ngƣời phạm tội đã bị phạt mức án cao nhất, việc truy cứu trách nhiệm hình sự thêm một tội phạm khác là không cần thiết.

- Trƣờng hợp ngƣời bị giam, giữ hoặc trốn khi đang dẫn giải, đang xét xử cũng không xử lý về tội này. Đó là các trƣờng hợp tù binh chiến tranh đang bị cầm giữ nếu có hành vi bỏ trốn thì không xử lý về mặt hình sự, chỉ áp dụng trách nhiệm kỷ luật (căn cứ vào Điều 92 Công ƣớc Giơnevơ ngày 12 tháng 8 năm 1949 về việc đối xử với tù hàng binh) mà Việt Nam gia nhập ngày 5/6/1957: “Tù binh nào đã tìm cách trốn mà bị bắt lại trƣớc khi trốn

- Đối với ngƣời đang bị đƣa vào cơ sở giáo dục theo thủ tục hành chính mà bỏ trốn, thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay họ không phải là chủ thể của tội trốn khỏi nơi giam, giữ vì tập trung vào cơ sở giáo dục không đồng nghĩa với trại giam mà là biện pháp hành chính, đƣợc quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính nên hành vi bỏ trốn trong khi đang bị tập trung trong cơ sở giáo dục không xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tƣ pháp. Trong trƣờng hợp này việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam, giữ là không có căn cứ.

Đối với điều luật Điều 311 đã sửa đổi nhƣng về chế tài của điều luật chƣa đƣợc hợp lý nên cần có sự sửa đổi theo hƣớng tăng nặng ở khoản 2 nhƣ sau: “… Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mƣơi năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người dẫn giải”.

Khắc phục một trong những nguyên nhân điều kiện khiến những đối tƣợng trên bỏ trốn đó là tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, chiến sĩ công an, quân đội trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, canh gác, dẫn giải ngƣời bị giam, giữ nhƣ cán bộ quản giáo, trƣởng nhà tạm giữ, phó giám thị trại tạm giam, trại giam. Bộ luật hình sự năm 1999 đã sửa đổi bổ sung theo hƣớng tăng nặng cho loại tội này cụ thể là:

+ Phạm tội để ngƣời bị giam, giữ về một tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng thì tức là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt với tội ấy từ trên 3 năm tù (Bộ luật hình sự 1985 là trên 5 năm tù) thì phải xét xử theo khoản 2 với khung hình phạt là từ 2 năm đến 7 năm tù.

+ Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.

Hiện nay điều luật này cũng chƣa có hƣớng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất, điều cần phải hƣớng dẫn cụ thể ở tội này là các tình tiết nhƣ thế nào đƣợc coi là hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Thực tế cho thấy loại tội phạm này chƣa đƣợc điều tra, truy tố và xét xử nghiêm có thể họ không phạm tội thật song cũng rất nhiều khả năng các cơ quan tiến hành tố tụng cho qua không xử lý vì đều là ngƣời trong ngành. Qua kết quả điều tra 10 năm cho thấy trong tổng số 2614 số vụ án xét xử về tội trốn khỏi nơi giam, giữ thì chỉ có 18 vụ xét xử về tội thiếu tinh thần trách nhiệm để ngƣời giam, giữ trốn. Đây cũng là một trong những lý do mà nhà nƣớc giao cho Bộ Tƣ pháp quản lý thống nhất thi hành án, với một cơ quan độc lập với các cơ quan tiến hành tố tụng có thể chất lƣợng quản lý sẽ tốt hơn, đảm bảo đƣợc quyền lợi ích hợp pháp của những ngƣời đang bị giam, giữ cải tạo.

Hành vi trƣớc đây chƣa bị coi là tội phạm hoặc cũng không thể coi là phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ cũng đã đƣợc Bộ luật hình sự 1999 quy định trong điều luật mới điều luật mới. Đó là hành vi đánh tháo ngƣời bị giam, giữ, ngƣời đang bị dẫn giải, ngƣời đang bị xét xử (đánh tháo những ngƣời thuộc chủ thể của tội trốn khỏi nơi giam, giữ). Điều 312 Tội đánh tháo ngƣời bị giam, giữ, ngƣời đang bị dẫn giải, ngƣời đang bị xét xử không chỉ xâm phạm chế độ giam, giữ, cải tạo, gây trở ngại cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tức là hoạt động đúng đắn của cơ quan tƣ pháp mà còn có thể đe doạ xâm phạm trật tự an toàn xã hội. Qua gần 6 năm thực hiện Bộ luật hình sự 1999 toà án mới xét xử 5 vụ (xem bảng 2.7).

3.2.3.2. Tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở giam, giữ cải tạo

- Về cán bộ, chiến sỹ làm việc trong các trại giam, trại tạm giam cho thấy họ có trách nhiệm rất lớn và có thể nói tiếp xúc với các đối tƣợng trong trại là “nguồn nguy hiểm cao độ”, các trại tạm giam, trại giam thƣờng ở các

vùng sâu sa. Do đó Nhà nƣớc cần quan tâm đúng mức đến các đối tƣợng này nhƣ về chế độ tiền lƣơng, phụ cấp nghề nghiệp, chế độ khen thƣởng. Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đã chỉ ra

Một phần của tài liệu Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử theo pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)