MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM

Một phần của tài liệu Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử theo pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 35)

Thứ nhất, hành vi khách quan

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội.

- Hậu quả do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó.

- Các yếu tố khác nhau nhƣ công cụ, phƣơng tiện, thủ đoạn, phƣơng pháp, địa điểm, thời gian phạm tội.

Điều 311 Bộ luật hình sự quy định tại khoản 1 “Ngƣời nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn…”. Theo điều luật thì hành vi khách quan của tội phạm là hành vi bỏ trốn, một hành động rất manh động nhằm thoát khỏi sự quản lý của ngƣời có trách nhiệm cụ thể là:

- Hành vi trốn khi đang bị giam (trốn khỏi nơi đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù).

- Hành vi trốn khi đang bị dẫn giải - Hành vi trốn khỏi nơi tạm giữ

- Hành vi trốn khi đang bị xét xử

* Người phạm tội có hành vi bỏ trốn

Trên thực tế hành vi khách quan của loại tội phạm này đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ hành vi của ngƣời đang bị giam, giữ, đang phải thi hành án phạt tù, đang bị xét xử hoặc đang bị dẫn giải mà bỏ trốn nhằm thoát khỏi sự quản lý sự quản lý của ngƣời canh gác, dẫn giải.

Các hành vi này đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức và thủ đoạn khác nhau nhƣ lợi dụng sơ hở của ngƣời canh gác, dẫn giải, lợi dụng những khó khăn vật chất trong việc giam, giữ không đảm bảo nhƣ trại giam, nhà tạm giữ xuống cấp, hƣ hỏng chƣa đảm bảo độ chiếu sáng, độ cao của tƣờng rào… chƣa đáp ứng yêu cầu theo quy định đối với nhà tạm giam, tạm giữ, trại cải tạo.

Hành vi trên còn đƣợc thực hiện cả trong trƣờng hợp tội phạm dùng vũ lực đối với lực lƣợng canh gác.

Có trƣờng hợp tội phạm còn đƣợc thực hiện qua hình thức khác nhƣ dùng thủ đoạn lừa đảo, lợi dụng lòng tin, sự kém hiểu biết, thiếu trách nhiệm của cán bộ chiến sỹ có nhiệm vụ canh gác, dẫn giải để bỏ trốn.

Các hình thức, thủ đoạn khác nhau để thực hiện hành vi này chỉ là yếu tố đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội trong quyết định hình phạt nhƣ trốn khỏi nơi giam, giữ mà dùng vũ lực đối với ngƣời canh gác, dẫn giải thì tính nguy hiểm sẽ cao hơn so với trƣờng hợp bỏ trốn khác và khi xem xét hình phạt sẽ nghiêm khắc hơn.

* Hành vi bỏ trốn phải xảy ra trong quá trình đang bị giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử

Trường hợp mà pháp luật hình sự coi là đang bị giam, giữ.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì những trƣờng hợp đƣợc coi là đang bị giam, giữ là ngƣời có lệnh tạm giam, lệnh tạm giữ và đang bị giam, giữ tại một trại tạm giam, nhà tạm giữ; đang chấp hành án phạt

- Ngƣời đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân Trong hệ thống hình phạt đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự có hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân là hình phạt chính mang tính chất cƣỡng chế nghiêm khắc. Ngƣời bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân bị cách ly khỏi xã hội và bị cải tạo trong trại giam hoặc trại tạm giam. Nếu trong thời gian đang thi hành bản án mà ngƣời bị kết án bỏ trốn thì phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ.

- Ngƣời có lệnh tạm giam và đang bị tạm giam.

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội trong những trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo về phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng ngƣời đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội (khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 2003).

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Ngƣời bị áp dụng biện pháp tạm giam, bị cách ly với xã hội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền của công dân. Đối tƣợng áp dụng biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo. Những ngƣời bị tạm giam theo quy định trên mà bỏ trốn khỏi nơi tạm giam sẽ phạm tội quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự.

Trong thực tiễn, biểu hiện cụ thể của hành vi này rất đa dạng. Tùy thuộc vào điều kiện khách quan hoặc điều kiện chủ quan của ngƣời phạm tội nhƣ sơ hở, dùng thủ đoạn để bỏ trốn.

Hành vi bỏ trốn của tội phạm này không chỉ là những hành vi bỏ trốn khi ngƣời có lệnh tạm giam đang bị giam trong trại tạm giam hay trại cải tạo mà cả trong các trƣờng hợp đang khác nhƣ bỏ trốn trong khi đang hỏi cung,

trong khi đang đƣợc đƣa đi bệnh viện, bỏ trốn trong khi đang thực nghiệm điều tra, đang lao động ở ngoài trại giam,... Các hành vi cụ thể này đều là những hành vi khách quan của tội trốn khỏi nơi giam, giữ vì theo quy định của Điều 311 thì trong quá trình đang lao động, đang đƣa đi bệnh viện, đang hỏi cung, hay đang thực nghiệm điều tra… thì ngƣời đó vẫn phải chấp hành lệnh giam hoặc lệnh tạm giam của các cơ quan có thẩm quyền. Đó chỉ là những tình tiết cụ thể của quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Ngƣời bị tạm giam chỉ đƣợc tự do khi đã có quyết định huỷ bỏ việc tạm giam của cơ quan có thẩm quyền nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam đây là các trƣờng hợp thay đổi biện pháp ngăn chặn khác theo Bộ luật tố tụng hình khác (cấm đi khỏi nơi cƣ trú, bảo lãnh…). Trong trƣờng hợp không còn lệnh tạm giam nữa thì hành vi trên sẽ không đƣợc coi hành vi bỏ trốn là hành vi khách quan của tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Ngƣời bỏ trốn chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi đã bị bắt giữ hoặc bắt giam (đọc lệnh bắt giữ, tuyên bản án phạt tù ngƣời phạm tội đang đƣợc tại ngoại). Nếu không có lệnh bắt giữ hoặc lệnh bắt giam thì dù can phạm có chạy trốn trƣớc khi khởi tố vụ án hay trong các giai đoạn điều tra, truy tố xét xử cũng không phải chịu trách nhiệm theo quy định của Điều 311 Bộ luật hình sự năm 1999.

- Ngƣời đang bị tạm giữ trong một nhà tạm giữ có hành vi bỏ trốn. Đây là điểm mới của Bộ luật hình sự năm 1999 nhằm khắc phục thiếu sót của Bộ luật hình sự 1985 và hƣớng dẫn của Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 hƣớng dẫn xét xử tội trốn khỏi nơi giam theo Điều 245 Bộ luật hình sự năm 1985. Nghị quyết 04 cho rằng hành vi bỏ trốn khi đang dẫn giải của ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp phạm tội quả tang thì cấu thành tội trốn khỏi nơi giam nhƣng không quy định hành vi trốn khi bị tạm giữ trong các trƣờng hợp khác là tội phạm mặc dù hành vi bỏ trốn trong khi đang bị tạm giữ là xâm phạm đến hoạt động tƣ pháp, đến tính đúng đắn của hoạt động

điều tra, truy tố, xét xử nó nguy hiểm không kém trƣờng hợp bỏ trốn của ngƣời đang bị dẫn giải. Nhƣ vậy, nếu ngƣời bị bắt và có quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền mà bỏ trốn thì cấu thành tội phạm quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự.

Những trường hợp pháp luật coi một người đang bị dẫn giải có hành

vi bỏ trốn theo Điều 311 Bộ luật hình sự là:

- Đang bị dẫn giải do thực hiện lệnh bắt để tạm giam, tạm giữ:

Bắt ngƣời là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đƣợc áp dụng đối với bị can, bị cáo và trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với ngƣời chƣa bị khởi tố nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa ngƣời phạm tội trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Do đó việc bắt ngƣời đúng pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tội phạm, ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội cũng nhƣ hành vi trốn tránh pháp luật.

Theo quy định của khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự thì việc bắt tạm giam đƣợc áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm một tội mà bộ luật hình sự quy định hình phạt trên hai năm tù và có căn cứ cho rằng ngƣời đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

Để đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân đƣợc nghi nhận trong Hiến pháp 1992 tại Điều 71, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trƣờng hợp bắt ngƣời phạm tội quả tang quy định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự.

Nhƣ vậy, những bị can, bị cáo theo quy định trên mới bị cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt để tạm giam.

Khi đang dẫn giải để thực hiện lệnh bắt tạm giam, quyết định tạm giữ mà có hành vi bỏ trốn sẽ bị trừng trị theo quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự với hành vi là trốn khi đang bị dẫn giải. Theo quy định mới này của Điều 311 Bộ luật hình sự thì mọi hành vi bỏ trốn khi bị dẫn giải đều bị xử lý về hình sự. Nghị quyết 04/HĐTP trƣớc đây chỉ quy định ngƣời phạm tội quả tang đang bị dẫn giải mà bỏ trốn thì bị xử lý về tội trốn khỏi nơi giam, còn ngƣời có quyết định tạm giữ đang bị dẫn giải mà bỏ trốn thì không phạm tội này, kể cả trƣờng hợp ngƣời phạm tội quả tang đã đƣợc dẫn giải về nơi tạm giữ và đã có quyết định tạm giữ.

- Đang bị dẫn giải do chuyển trại giam, trại tạm giam.

Bị can, bị cáo, ngƣời chấp hành án phạt tù trong quá trình bị tạm giam, hoặc cải tạo (do chấp hình án phạt tù) phải thực hiện theo các quy định về trại tạm giam hoặc theo quy chế trại giam. Trong quá trình ấy bị can, bị cáo, ngƣời chấp hành án phạt tù có thể phải chuyển từ trại tạm giam, trại giam này sang trại tạm giam, trại giam khác do nhu cầu phục vụ cho công tác điều tra hoặc cải tạo. Khi chuyển trại sẽ có sự dẫn giải bị can, bị cáo do ngƣời có trách nhiệm thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Trong quá trình dẫn giải do chuyển trại tạm giam, trại giam bị can, bị cáo mà lợi dụng sơ hở bỏ trốn thì phạm tội trốn khi đang bị dẫn giải theo Điều 311 Bộ luật hình sự.

- Đang dẫn giải ngƣời có lệnh giam, tạm giam đến phòng xử án hoặc giải về trại giam, sau khi Toà án đã xét xử xong vụ án.

Bị can khi có quyết định đƣa vụ án ra xét xử, chậm nhất sau 10 ngày phiên toà sẽ đƣợc mở để xét xử. Để đảm bảo sự có mặt của bị cáo tại phiên toà theo Điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự, nếu bị cáo là ngƣời đang bị tạm giam theo Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự thì phải dẫn giải bị cáo đến nơi xét xử. Đồng thời khi xét xử xong vụ án, bị cáo phải chấp hành hình phạt tù về hành vi

phạm tội của mình thì phải dẫn giải bị cáo về nơi cải tạo. Trƣờng hợp bị cáo không bị tạm giam, nhƣng bị phạt tù thì toà án có thể quyết định bắt giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể bỏ trốn hoặc tiếp tục gây án (Điều 228 Bộ luật tố tụng hình sự) mà không cần chờ phát sinh hiệu lực của bản án và nhƣ thế phải dẫn giải bị cáo về trại giam để thi hành án. Nếu đang bị dẫn giải từ nơi giam giữ đến nơi xét xử hoặc từ nơi xét xử về trại giam, mà bị cáo bỏ trốn thì phạm tội trốn khi đang bị dẫn giải theo Điều 311 Bộ luật hình sự. Ngoài ra, BLHS 1999 còn qui định trƣờng hợp đang bị xét xử mà bỏ trốn cũng là hành v i của cấu thành tội phạm này, đây là điểm mới của Bộ luật hình sự 1999 so với qui định của BLHS 1985.

Thứ hai, hậu quả nguy hiểm của hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ

Điều 311 BLHS năm 1999 về tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải hoặc đang xét xử chỉ miêu tả hành vi phạm tội chứ không quy định hậu quả gây ra của hành vi phạm tội là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm. Hậu quả ở đây bao gồm hậu quả về vật chất, nhƣng cũng có thể là phi vật chất, đó là những tác động xấu đến xã hội, ảnh hƣởng đến an ninh trật tự, làm tăng tội phạm trong xã hội, ảnh hƣởng lớn đến việc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm nói chung. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ là tội cấu thành hình thức, trong cấu thành tội phạm không đòi hỏi dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc.

Nhƣng hậu quả của tội phạm ở tội này nó thể hiện sự coi thƣờng pháp luật, thể hiện sự liều lĩnh, tính chống đối pháp luật rất quyết liệt của kẻ phạm tội nhằm trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Những kẻ bỏ trốn thƣờng gây ra các vụ phạm tội khác làm ảnh hƣởng đến an toàn xã hội, gây hoang mang trong nhân dân. Nhƣ vậy hành vi bỏ trốn gây tác động xấu đến xã hội và còn là mầm mống cho các loại tội phạm khác, do đó việc trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang xét xử là những hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.

Nhƣ trên đã phân tích, đây là loại cấu thành hình thức do vậy thời điểm hoàn thành của tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang dẫn giải, đang xét xử đƣợc xác định nhƣ sau:

Đối với tội phạm này thì chỉ cần thực hiện hành vi bỏ trốn trong quá trình đang bị giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử là tội phạm đã hoàn thành.

Khi can phạm thực hiện hành vi thoát khỏi sự quản lý của ngƣời canh gác hoặc ngƣời dẫn giải là đã phạm tội theo quy định của Điều 311 BLHS.

Thời điểm hoàn thành tuỳ thuộc vào nơi xảy ra hành vi bỏ trốn và các tình tiết cụ thể của sự việc xảy ra.

Đối với những trƣờng hợp can phạm thực hiện hành vi bỏ trốn khi đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử thì phải thoát khỏi sự quản lý của ngƣời canh gác, ngƣời dẫn giải, tội phạm mới đƣợc coi là hoàn thành nhƣ: ngƣời dẫn giải nhảy ra khỏi phƣơng tiện giao thông, bỏ chạy ẩn náu ở một nơi nào đó…

Thứ ba, hoàn cảnh, thời gian, địa điểm, công cụ và thủ đoạn phạm tội

Đối với tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử tội phạm thƣờng sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau nhằm thoát khỏi sự quản lý của ngƣời canh gác, dẫn giải nhƣ lợi dụng những khó khăn về cơ sơ vật chất trong việc giam, giữ và dẫn giải ngƣời phạm tội hoặc lợi dụng sơ hở, lợi dụng lòng tin của ngƣời canh gác, dẫn giải để trốn. Cũng có trƣờng hợp, ngƣời phạm tội dùng vũ lực đối với ngƣời canh gác, dẫn giải để trốn khỏi nơi giam, giữ… Xem xét vấn đề này có ý nghĩa trong việc đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội và trong việc định khung hình phạt của tội phạm. Tại khoản 2

Một phần của tài liệu Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử theo pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)