Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang dẫn giải, đang xét xử của can phạm luôn đƣợc thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Trƣờng hợp trốn khỏi nơi giam, giữ, dẫn giải, đang xét xử khi thực hiện hành vi bỏ trốn can phạm hoàn toàn nhận thức đƣợc hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. Mặt khác, can phạm hoàn toàn có thể thấy trƣớc hậu quả xảy ra do hành vi của mình là cản trở đến sự hoạt động của các cơ quan tƣ pháp, nhƣng vẫn cố tình thực hiện hành vi đó. Do vậy, lỗi của can phạm ở đây chỉ có thể là lỗi cố ý, hơn nữa khi thực hiện hành vi bỏ trốn về ý trí can phạm mong muốn thực hiện trót lọt tội phạm và trốn tránh pháp luật, mong muốn các cơ quan tƣ pháp không thể thực hiện đƣợc công việc của mình nên lỗi của tội phạm ở đây chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp không thể có trƣờng hợp cố ý gián tiếp.
Lỗi trong tội này đƣợc thể hiện ở chỗ can phạm đã xử sự trái với lợi ích xã hội cụ thể là bỏ trốn để các cơ quan tƣ pháp không thực hiện đƣợc nhiệm vụ của mình, thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật và nhƣ thế xâm hại đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan này. Ngƣời thực hiện hành vi bỏ trốn có lỗi vì họ chọn cách xử sự này trong khi hoàn toàn có sự lựa chọn cách xử sự khác, đó là cách xử sự đúng pháp luật. Khi thực hiện hành vi bỏ trốn can phạm luôn mong muốn đạt đƣợc mục đích của mình đó là trốn thoát.
Các trƣờng hợp bỏ trốn đều là phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, cần phân biệt trƣờng hợp ngƣời bị giam, giữ hoặc ngƣời đang chấp hành hình phạt tù
giam vƣợt khỏi sự quản lý của ngƣời canh gác hoặc dẫn giải do vô ý thì không phạm tội này.
Trong mặt chủ quan của tội phạm, ngoài việc xác định lỗi của các can phạm, động cơ mục đích của tội phạm cũng cần nghiên cứu, mặc dù đối với loại tội phạm này, động cơ không có ý nghĩa quyết định đến cấu thành tội phạm nhƣng nó có ý nghĩa đến việc xác định tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Động cơ phạm tội có thể là ham muốn vật chất, ra ngoài sinh sống nhƣ những ngƣời khác mà không phải tù tội, tiếp tục phạm tội… và để thực hiện đƣợc động cơ đó, can phạm tìm cách thoát khỏi sự quản lý.
Ngƣời phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội đều nhằm những mục đích nhất định. Nhƣng nói đến mục đích của tội phạm chỉ có thể nói đến hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, vì chỉ trong trƣờng hợp này ngƣời phạm tội mới có sự mong muốn gây ra tội phạm để đạt đƣợc những mục đích nhất định. Hầu hết các can phạm bỏ trốn đều nhằm mục đích trốn thoát để tránh sự trừng phạt của pháp luật.
Mục đích trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật của can phạm trong tội này mặc dù luôn tồn tại nhƣng không phải là điều kiện bắt buộc trong cấu thành tội phạm vì theo phân loại của khoa học luật hình sự thì tội phạm này có cấu thành hình thức, tức là chỉ có hành vi phạm tội thể hiện ở mặt khách quan của tội phạm cũng đã đủ cấu thành tội phạm và đã thấy rõ đƣợc mục đích phạm tội. Tuy nhiên, xem xét mục đích trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật trong tội phạm này có ý nghĩa rất lớn trong việc phân biệt với hành vi vi phạm kỷ luật của trại giam. Đó là các trƣờng hợp ngƣời bị giam tự ý bỏ về nhà để thăm ngƣời thân, mua hàng hoá… sau đó tự giác trở lại trại giam, giữ thì sẽ không phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ mà chỉ là ý thức chấp hành cải tạo của phạm nhân.
(là hành vi vi phạm kỷ luật) với những trƣờng hợp bỏ trốn nhằm thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật sau đó ra tự thú. Việc tự thú của can phạm sau khi trốn khỏi nơi giam, giữ nhằm mục đích trốn tránh pháp luật sẽ là tình tiết giảm nhẹ của tội trốn khỏi nơi giam, giữ.
Ngoài ra cũng cần chú ý đến một số trƣờng hợp sau:
- Kẻ phạm tội dùng vũ lực, gây thƣơng tích nặng, tổn hại nặng cho sức khoẻ của nạn nhân làm cho nạn nhân bị chết, thì ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam, giữ, kẻ phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác (điểm g khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự) hoặc tội giết ngƣời (điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự).
- Trƣờng hợp có đồng bọn bên ngoài dùng vũ lực, tấn công giải thoát cho ngƣời đang bị giam, giữ, thì tuỳ theo tình tiết cụ thể của vụ án mà giải quyết. + Nếu bọn bên ngoài tự ý dùng vũ lực để giải thoát cho kẻ đang bị giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử nhƣng không có sự tiếp ứng của kẻ đó, thì chỉ bọn dùng vũ lực tấn công vào ngƣời canh gác hoặc ngƣời dẫn giải phải chịu trách nhiệm về tội giết ngƣời (điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự) hoặc tội cố ý gây thƣơng tích (điểm g khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự) hoặc tội đánh tháo ngƣời đang bị giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử (Điều 312) hoặc tội chống phá trại giam nếu có mục đích chống chính quyền nhân dân (Điều 90 BLHS).
+ Nếu chúng có sự bàn bạc, thoả thuận trƣớc về việc phối hợp giữa ngƣời đang bị giam, giữ với đồng bọn ở bên ngoài xã hội để dùng vũ lực giải thoát cho nhau, thì chúng phải chịu trách nhiệm về đồng phạm.
Nhƣ vậy, những ngƣời có hành vi giúp sức… (đồng phạm) cho ngƣời bị giam, giữ, dẫn giải, xét xử bỏ trốn nhằm mục đích trốn tránh pháp luật cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này với vai trò đồng phạm. Tƣơng
tự kẻ nào có hành vi giúp sức cho ngƣời bị giam, giữ trốn nhằm chống chính quyền nhân dân cũng phải chịu trách nhiệm về tội chống phá trại giam với tƣ cách đồng phạm của tội này.
Đối với mặt chủ quan của tội trốn khỏi nơi giam, giữ điều đáng lƣu ý nữa là ngƣời đang bị giam, giữ trốn tránh pháp luật, đồng thời để thực hiện một tội phạm khác thì nói chung chỉ xử lý về tội trốn khỏi nơi giam, giữ, nhƣng nếu kẻ phạm tội có sự chuẩn bị phạm một tội khác cùng với tội trốn khỏi nơi giam, giữ thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tội mới thoả đáng, nếu thuộc trƣờng hợp chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự.