AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH XÍ NGHIỆP 10.1 An toàn lao động:

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sữa từ nguyên liệu sữa tươi và cream 40% với hai mặt hàng Sữa chua uống 16 triệu lít SP năm, Bơ lên men 1,8 tấn SP năm (Trang 96 - 100)

10.1. An toàn lao động:

An toàn lao động trong nhà máy đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, sức khỏe, tính mạng của công nhân cũng như tuổi thọ máy móc, thiết bị. Vì vậy cần phải quan tâm, phổ biến rộng rãi để công nhân hiểu rõ được tầm quan trọng của nó. Nhà máy cần phải đề ra nội quy, biện pháp chặt chẽ để đề phòng.

10.1.1. Các nguyên nhân thường xảy ra tai nạn:

- Vận hành thiết bị, máy móc không đúng quy trình kỹ thuật.

- Trình độ lành nghề và nắm vững về mặt kỹ thuật của công nhân còn yếu. - Sự trang bị và bố trí qui trình thiết bị chưa hợp lý.

10.1.2. Những biện pháp hạn chế tai nạn lao động:

- Công tác tổ chức quản lý nhà máy: có nội qui, qui chế làm việc cụ thể cho từng bộ phận, phân xưởng sản xuất. Máy móc thiết bị phải có bảng hướng dẫn vận hành và sử dụng cụ thể.

- Bố trí lắp đặt thiết bị phù hợp với quá trình sản xuất. Các loại thiết bị có động cơ phải có che chắn cẩn thận.

- Các đường ống hơi nhiệt phải có lớp bảo ôn, có áp kế.

- Phải kiểm tra lại các bộ phận của máy trước khi vận hành để xem có hư hỏng gì không, nếu có phải sửa chữa kịp thời.

- Kho xăng, dầu, nguyên liệu phải đặt xa nguồn nhiệt. Trong kho phải có bình CO2

chống cháy và vòi nước để chữa lửa. Ngăn chặn người vô phận sự vào khu vực sản xuất và kho tàng. Không được hút thuốc lá trong kho.

- Người công nhân vận hành máy phải thực hiện đúng chức năng của mình, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu máy móc bị hư hỏng do quy trình vận hành của mình.

- Công nhân và nhân viên phải thường xuyên học tập và thực hành công tác phòng cháy nổ.

10.1.3. Những yêu cầu cụ thể về an toàn lao động: Đảm bảo ánh sáng khi làm việc:  Đảm bảo ánh sáng khi làm việc:

Các phòng, phân xưởng sản xuất phải có đủ ánh sáng thích hợp với từng công việc. Bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo không bị lấp bóng hoặc lóa mắt. Bố trí cửa phù hợp để tận dụng ánh sáng tự nhiên.

cần phải bố trí thêm quạt máy, tạo điều kiện thoải mái cho người làm việc.  An toàn với hóa chất:

Các hóa chất phải đặt đúng nơi quy định. Khi sử dụng phải tuân theo quy định đề ra để tránh gây độc hại, ăn mòn và hư hỏng thiết bị.

 An toàn về điện:

+ Hệ thống điện điều khiển phải được tập trung vào bảng điện, có hệ thống chuông điện báo và hệ thống đèn màu báo động.

+ Trạm biến áp, máy phát phải có biển báo, bố trí xa nơi sản xuất. + Các thiết bị điện phải được che chắn, bảo hiểm.

+ Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân cơ điện.  An toàn sử dụng thiết bị:

+ Thiết bị, máy móc phải sử dụng đúng chức năng, đúng công suất.

+ Mỗi loại thiết bị phải có hồ sơ rõ ràng. Sau mỗi ca làm việc phải có sự bàn giao máy móc, nêu rõ tình trạng để ca sau xử lý.

+ Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của máy móc, thiết bị. + Có chế độ vệ sinh, sát trùng, vô dầu mỡ cho thiết bị.

+ Phát hiện và sửa chữa kịp thời khi có hư hỏng.  An toàn khi sử dụng động cơ:

+ Sử dụng đúng chức năng.

+ Sử dụng đúng công suất qui định, tránh làm việc quá tải.

+ Máy móc phải có hồ sơ rõ ràng, khi hư hỏng phải sửa chữa ngay.  Phòng chống cháy nổ:

-Yêu cầu chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nguyên nhân xảy ra cháy nổ là do tiếp xúc với lửa, do tác động của tia lửa điện, do cạn nước trong lò hơi, các ống hơi bị co giãn, cong lại gây nổ.

+ Có bể chứa nước chữa cháy, thiết bị chữa cháy.

+ Thường xuyên tham gia hội thao phòng cháy chữa cháy. -Yêu cầu trong thiết kế thi công

+Tăng tiết diện ngang của cấu trúc và bề dày lớp bảo vệ cấu kiện bêtông cốt thép.

+ Bố trí khoảng cách các khu nhà trong mặt bằng sao cho hợp lý để thuận lợi trong phòng và chữa cháy.

-Yêu cầu đối với trang thiết bị: Đối với thiết bị dễ cháy nổ cần tuân thủ một cách nghiêm ngặc những qui định về thao tác, sử dụng và cần đặt cuối hướng gió.  Chống sét:

Để đảm bảo an toàn cho các công trình trong nhà máy, phải có cột thu lôi cho những công trình ở vị trí cao.

10.2. Vệ sinh xí nghiệp:

Sữa là môi trường lý tưởng cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Do đó công tác vệ sinh trong nhà máy sữa cần phải đặc biệt lưu ý. Có thể nói đảm bảo vệ sinh trong nhà máy sữa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm.

10.2.1. Vệ sinh máy móc, thiết bị :

- Máy móc, thiết bị trước khi bàn giao lại cho ca sau phải được vệ sinh sạch sẽ.

- Vệ sinh thiết bị, vô dầu định kỳ.

- Đầu tư trang thiết bị tiên tiến chuyên dùng trong ngành chế biến thực phẩm, các thiết bị đạt tiêu chuẩn GMP.

10.2.2. Vệ sinh nhà xưởng:

- Trong các phân xưởng sản xuất, sau mỗi mẻ, mỗi ca cần phải làm vệ sinh khu làm việc.

- Hạn chế rơi vãi trong quá trình sản xuất, vệ sinh nền nhà thường xuyên. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trong và ngoài các phân xưởng.

- Nước thải chứa nhiều tạp chất hữu cơ nên vi sinh vật dễ phát triển gây ô nhiễm cho môi trường sống của con người. Vì vậy vấn đề xử lý nước thải rất quan trọng đối với nhà máy. Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải và mỗi phương pháp có những ưu điểm riêng.

- Tất cả rác thải trong quá trình sản xuất đều được tổ vệ sinh thu gom ngay và tập trung ra nhà chứa rác.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sữa từ nguyên liệu sữa tươi và cream 40% với hai mặt hàng Sữa chua uống 16 triệu lít SP năm, Bơ lên men 1,8 tấn SP năm (Trang 96 - 100)