Thử nghiệm một số biện pháp quản lý bệnh sưng rễ cây cải bắp

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng các biện páp canh tác trong quản lý bệnh sưng rễ do nấm plasmodiophora brassicae woronin trên cây cải bắp tại huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 44 - 47)

3.3.1 Luân canh

Thí nghiệm được bố trí tại xã Hiệp An với 3 cơng thức, 3 lần lặp lại. Diện tích mỗi ơ thí nghiệm là 30m2.

CT1: Trồng cải bắp liên tục 2 vụ (Đối chứng) CT2: Trồng luân canh cà chua và cải bắp CT3: Trồng luân canh đậu nành – cải bắp

Thí nghiệm được tiến hành trên đất đã trồng cải bắp vào đầu tháng 10 năm 2009. Ở vụ 1: CT1: trồng cải bắp, CT2: trồng cà chua, CT3: trồng đậu nành. Đến vụ 2 ta trồng cải bắp ở cả 3 cơng thức, tiến hành theo dõi tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh ở vụ này.

Trước khi tiến hành thí nghiệm, ta xác định mật độ bào tử nấm

Plasmodiophora brassicae Woronin trong đất. Sau vụ 1, ta tiếp tục xác định lượng bào tử nấm Plasmodiophora brassicae trong đất để đánh giá hiệu quả biện pháp luân canh. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 3.8

Bảng 3.8: Mật độ bào tử nấm Plasmodiophorabrassicae .W

Cơng thức Số lượng bào tử/g đất Trước khi xử lý Số lượng bào tử/g đất Sau khi xử lý CT1 3,6.103 5.8.105 CT2 3,6.103 2,7.103 CT3 3,6.103 2,5.102

Qua bảng 3.8 cho thấy, với lượng bào tử nấm bệnh ban đầu trong đất là 3,6.103 bào tử/g đất. Sau khi tiến hành các biện pháp luân canh thì số lượng bào tử nấm bệnh ở các cơng thức khác nhau. Ở cơng thức luân canh với đậu nành (khơng phải là ký chủ của nấm bệnh) số lượng bào tử trong đất giảm xuống chỉ cĩ 2,5.102 bào tử/g đất, cịn ở cơng thức khơng luân canh số lượng bào tử tăng lên đạt 5,8.105 bào tử/g đất.

Việc trồng liên tục một loại cây trồng trên 1 chân đất, ngồi việc gây thiếu trầm trọng nguồn dinh dưỡng đặc biệt là vi lượng cịn tạo điều kiện cho việc tích lũy mầm mống sâu bệnh. Nấm gây bệnh sưng rễ Plasmodiophora brassicae Woronin sẽ tích lũy thành số lượng lớn nếu trồng cải bắp liên tục hoặc luân canh với một số loại cây cùng họ thập tự. Khi trong đất cĩ số lượng nấm bệnh chúng nhanh chĩng tăng số lượng và gây hại nghiêm trọng nếu cĩ nguồn thức ăn thích hợp. Cần cĩ chế độ luân canh hợp lý khơng những tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt mà cịn ngăn cản, hạn chế nguồn lây lan một số sâu bệnh hại nguy hiểm.

Sau khi trồng cải bắp ở vụ 2, tiến hành theo dõi diễn biến của bệnh, kết quả được tổng hợp ở bảng 3.9

Bảng 3.9: Diễn biến tỷ lệ bệnh sưng rễ cải bắp khi thực hiện luân canh

Cơng thức

Diễn biến tỷ lệ bệnh (%) Qua các thời điểm điều tra (NST)

Chỉ số bệnh (%) NTH Năng suất (Tấn/ha) 15 30 45 60 75 90 CT1 0 5.7 12.5 32.7 39.8 49.5 36.3 28.53c CT2 0 2.9 5.55 12.8 16.7 19.8 26.7 31.26b CT3 0 2.1 4.5 10.2 13.4 17.9 15.8 42.30a LSD 5% CV % 2.14 2,70

Qua bảng 3.9 ta thấy, sau 30 ngày trồng thì bệnh bắt đầu xuất hiện và gây hại cho cây cải bắp. Các cơng thức luân canh khác nhau tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh và năng suất khác nhau. Ở cơng thức trồng 2 vụ cải bắp liên tục, nguồn nấm bệnh tồn dư trong đất sẽ làm bệnh xuất hiện sớm, tỷ lệ bệnh tăng nhanh đến 49,5%. Trong khi luân canh với cà chua tỷ lệ bệnh chỉ 19.8%, và luân canh với đậu nành tỷ lệ bệnh giảm hẳn cịn 17.9%. Việc luân canh khơng chỉ cĩ tác dụng tạo điều kiện bất thuận về mặt dinh dưỡng cho một số dịch hại mà cịn giúp cải tạo đất trồng. Tuy nhiên, khi thực hiện luân canh phải chú ý luân canh các loại cây trồng khác họ, nếu luân canh cây cùng họ thì cịn tạo điều kiện cho bệnh hại phát triển mạnh hơn.

Do tỷ lệ bệnh khác nhau giữa các cơng thức nên năng suất thu được tại các thí nghiệm khác nhau: ở cơng thức luân canh với cây đậu nành, năng suất đạt cao nhất (42,3 tấn/ha). Trong khi đĩ, ở cơng thức trồng cải bắp liên tục 2 vụ, năng suất chỉ đạt 28,53 tấn/ha. Năng suất giữa các cơng thức cĩ sự sai khác cĩ ý nghĩa ở mức 5%.

0 10 20 30 40 50 60 15 30 45 60 75 90

Ngày sau trồng (ngày)

T l ( % ) CT1 CT2 CT3

Biểu đồ 3.1: Diễn biến tỷ lệ bệnh sưng rễ khi luân canh

Qua biểu đồ 3.1 ta thấy, bệnh bắt đầu xuất hiện ở 15 ngày sau trồng và tăng nhanh trong giai đoạn từ 60 NST cho đến khi thu hoạch. Đặc biệt, sau 45 ngày tỷ lệ bệnh bắt đầu tăng nhanh. Ở cơng thức đối chứng (khơng luân canh) tỷ lệ bệnh tăng nhanh nhất (từ 12,5% đến 49,5%), trong khi ở cơng thức luân canh với đậu nành, tỷ lệ bệnh tăng chậm hơn (từ 4,5% đến 17,9%).

Ở cơng thức luân canh với cà chua và cơng thức luân canh với đậu nành cĩ tỷ lệ bệnh tương đương nhau. Như vậy, các loại cây khác họ thập tự chọn để luân canh với cải bắp khơng cĩ ý nghĩa cao trong phịng trừ bệnh sưng rễ cải bắp nhưng lại cĩ ý nghĩa kinh tế vì năng suất cải bắp khác nhau khi luân canh với các loại cây khác nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng các biện páp canh tác trong quản lý bệnh sưng rễ do nấm plasmodiophora brassicae woronin trên cây cải bắp tại huyện đức trọng tỉnh lâm đồng (Trang 44 - 47)