Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên khoáng sản khu vực (đánh giá vĩ mô)

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên đá vôi khu vực Hữu Lũng, Lạng Sơn (Trang 52 - 54)

b. Kết quả đánh giá tài nguyên dự báo

3.2.1. Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên khoáng sản khu vực (đánh giá vĩ mô)

Đánh giá kinh tế địa chất tài nguyên khoáng sản khu vực hay đánh giá vĩ mô là đánh giá mức độ giàu có, phong phú về tài nguyên đá vôi ở từng vùng theo lĩnh vực sử dụng. Kết quả đánh giá cho phép xác định loại đá vôi phân bố trong các thành tạo địa chất nào, phân bố ở khu vực nào là giàu có, đảm bảo nhu cầu dài hạn cho các lĩnh vực khai khoáng làm xi măng, đá xây dựng thông thƣờng.

Phƣơng pháp phổ biến hiện đang đƣợc áp dụng là phƣơng pháp giá trị sản xuất khu vực đơn vị (GTSXKVĐV) do Dorian hoàn thiện năm 1983.

- Đánh giá tài nguyên khoáng sản đã xác định. - Đánh giá tài nguyên khoáng sản chƣa xác định.

Kết quả đánh giá là luận cứ khoa học quan trọng để giải quyết đúng những vấn đề sử dụng triệt để, tiết kiệm, hợp lý và bảo vệ môi trƣờng.

GTSXKVĐV có thể xác định cho từng khoáng sản, nhóm khoáng sản và tất cả loại khoáng sản trong khu vực nghiên cứu. Nhƣ vậy, GTSXKVĐV dự tính cho đá vôi trong khu vực nghiên cứu có thể sử dụng công thức sau:

GTKVĐV = . (3.1)

S G Qth

Trong đó: + Qth: tài nguyên có thể thu hồi (Qth = Qi.Ki với: Qi: Tài nguyên trữ lƣợng tƣơng ứng cấp i, Ki: hệ số tin cậy tƣơng ứng với cấp tài nguyên/trữ lƣợng);

+ G: Giá trị hàng hóa của đá vôi (làm xi măng hoặc đá xây dựng thông thƣờng).

+ S: diện tích khu vực đánh giá.

Giá trị khu vực đơn vị tính toán cho từng vùng áp dụng công thức sau:

GTSXKVĐV = (3.2) , 1 S k D t k i i  

Trong đó: + Di - doanh thu từ sản xuất đá vôi dự báo cho khu vực. Bao gồm phần doanh thu ghi nhận từ sản xuất thực tế và phần doanh thu dự báo cho phần trữ lƣợng, tài nguyên có khả năng thu hồi.

+ kt - hệ số điều chỉnh giá trị đô la về thời điểm đánh giá; + S - diện tích khu vực đánh giá.

Do tính không ổn định vốn có về các giả thiết địa chất - kinh tế, nên các số liệu dự tính thu đƣợc bằng phƣơng pháp đánh giá GTSXKVĐV chỉ là tƣơng đối, song nó là cơ sở để so sánh lựa chọn các khu vực cần đầu tƣ thăm dò phát triển mỏ. Để đánh giá cần phải đánh giá đầy đủ tài nguyên, trữ lƣợng đá vôi theo các cấp tài nguyên, trữ lƣợng cho từng đối tƣợng sử dụng (xi măng, vật liệu xây dựng…) và giá trị hàng hóa của đá vôi theo lĩnh vực sử dụng.

Giá trị tiềm năng thu hồi đá vôi có thể áp dụng công thức tính toán do N.A. Khrusov đề xuất năm 1973 nhƣ sau:

GTNth = Qth.G.K (3.3)

Trong đó: Qth – tài nguyên đá vôi có thể thu hồi theo các lĩnh vực sử dụng chính; G – Giá trị hàng hóa sản phẩm và K - hệ số thu hồi đá vôi.

Để xác định lợi nhuận tổng có khả năng của khu vực hoặc cụm mỏ cần đánh giá, ngƣời ta thƣờng sử dụng công thức:

P = (Zth – Zp)Qth K (3.4) Trong đó: Zth- giá trị thu hồi từ một m3 (tấn) đá vôi;

Zp- giá thành thăm dò, khai thác và chế biến 1 m3 (tấn) thành phẩm. Qth- tài nguyên/trữ lƣợng thu hồi (m3, tấn), tính riêng cho đá vôi xi măng, đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thƣờng.

K - hệ số thu hồi.

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên đá vôi khu vực Hữu Lũng, Lạng Sơn (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)