Nguồn gốc hữu cơ

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên đá vôi khu vực Hữu Lũng, Lạng Sơn (Trang 29 - 32)

Đƣợc thành tạo bởi sự tích tụ và gắn kết của các mảnh vỏ sinh vật. Các sinh vật có giá trị tạo đá carbonat là tảo đỏ, trùng lỗ, gai biển, động vật thân mềm, huệ biển... Các sinh vật này tạo lên các vỏ, khung xƣơng không chỉ từ carbonat mà chứa cả sufat calci và các muối khác của calci có trong nƣớc biển. Các tích tụ vỏ và khung xƣơng sinh vật tạo đá carbonat thuộc các kiểu đá vôi khác nhau: san hô, huệ biển, vỏ sò, trùng lỗ, gai biển...

Sóng biển đập vỡ các khung xƣơng và các vỏ carbonat thành các mảnh vụn, sau đó các mảnh vụn đƣợc gắn kết tạo lên đá carbonat tàn tích hữu cơ. Đá carbonat đƣợc thành tạo tại nơi các sinh vật này đã sống đƣợc gọi là biolityt, còn đƣợc tạo lên bởi sự vỡ vụn của vỏ và khung xƣơng do tác động của sóng biển và dòng chảy thì tuỳ thuộc vào mức độ vỡ vụn mà gọi là biorudyt (khi vật liệu có kích cỡ của cuội sỏi), bioarenit (khi vật liệu cỡ hạt cát).

Đá carbonat hữu cơ là những thấu kính hoặc các lớp mỏng tạo bên trong các trầm tích khác.

trong các sách tham khảo là cách phân loại của Puxtovalop A.V, Lovinheko.MB (1967), Svesop M.X (1958), Vinogradov X.X (1961) và nnk. Các tác giả đã thống nhất chia đá carbonat thành 3 phụ nhóm:

* Phụ nhóm I- Đá carbonat chƣa biến đổi, gồm các loại đá thành tạo trực tiếp từ vỏ, khung xƣơng sinh vật hoặc phân ly từ dung dịch thật có vai trò của sinh vật (sinh hoá học) chƣa bị biến đổi, các dấu vết nguồn gốc ban đầu còn bảo tồn nguyên vẹn.

+ Nguồn gốc sinh vật:

- Đá vôi ám tiêu, mầm sinh vật. - Đá vôi sinh vật

- Đá vôi tàn tích sinh vật - Đá phấn

+ Nguồn gốc hoá học và sinh hoá: - Túp vôi

- Thạch nhũ, kết vỏ travetin

- Đá vôi trứng cá, giả trứng cá, pizolit - Kết hạch vôi

- Đá vôi vi hạt

* Phụ nhóm II: gồm các loại đá đá vôi đã bị biến đổi trong quá trình thứ sinh (hoà tan, thay thế, hoá hạt, tái kết tinh....).

- Đá vôi nứt nẻ dạng ren

- Đá vôi dạng đốm, dăm kết, cuội kết - Đá vôi hoá hạt

- Đá vôi tái kết tinh

-. Đá vôi thay thế (đá vôi dolomit, silic hoá) - Đá vôi cẩm thạch

* Phụ nhóm III: Phụ nhóm đá vôi hỗn hợp, gồm: - Đá vôi chứa cát sỏi

- Đá vôi chứa sét (sét vôi, macnơ, vôi sét) - Đá vôi chứa vật chất than, bi tum

- Đá vôi chứa dolomit - Đá vôi chứa sắt, mangan

2.1.2. Yêu cầu chất lƣợng đá vôi cho các lĩnh vực sử dụng

Đá vôi là một khoáng chất công nghiệp. Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về khoáng chất công nghiệp (KCCN), tuỳ theo quan điểm "thực dụng" hay "lý thuyết". Mặt khác, tuỳ theo trình độ kỹ thuật - công nghệ chế biến KCCN của mỗi nƣớc mà phân loại KCCN có thể chi tiết sản phẩm bậc cao hoặc công dụng cuối cùng. Theo các chuyên gia của các nƣớc phát triển trong nhóm IMIWOG thì KCCN và đá là những khoáng chất tự nhiên hoặc do tổng hợp mà có, nhờ những đặc tính hoá học, vật lý mà chúng đƣợc sử dụng trực tiếp hay sau khi đã sơ chế. Theo định nghĩa này tuỳ theo tính chất cơ lý (cơ học, vật lý), thành phần hoá học khoáng vật mà đá vôi đƣợc sử dụng cho các ngành công nghiệp khác nhau hoặc ở trạng thái tự nhiên, hoặc phải qua khâu chế biến.

Trên thế giới đá vôi đƣợc sử dụng cho rất nhiều lĩnh vực công nghiệp; tại Việt Nam, đá vôi cũng đƣợc khai thác, chế biến và sử dụng cho nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Có thể chia ra các lĩnh vực sử dụng đá vôi ở Việt Nam nhƣ sau:

- Nhóm vật liệu xây dựng dính kết: gồm xi măng, vôi xây dựng các loại thƣờng sử dụng đá vôi và đá vôi sét.

- Nhóm nguyên liệu trợ dung luyện kim: gồm luyện kim đen, luyện kim màu, calci kim loại, tuyển nổi quặng kim loại màu, thƣờng sử dụng đá vôi sạch.

- Nhóm nguyên liệu hoá chất: gồm sản xuất xô đa (natri carbonat)... thƣờng sử dụng loại đá vôi sạch.

- Nhóm chất độn nặng dùng cho sản xuất giấy, sơn, nhựa cao su... sử dụng loại đá hoa sạch, tinh khiết có độ trắng cao.

- Nhóm vật liệu xây dựng tự nhiên: gồm đá hộc, đá dăm, đá ốp lát, sử dụng đá vôi và đá hoa.

- Nhóm lĩnh vực khác: gồm sản xuất thuỷ tinh, sành sứ, chất tẩy, chất lọc, cực điện, bông khoáng, gia công kim loại... sử dụng đá vôi và đá hoa có chất lƣợng cao.

Đối với từng nhóm, tuỳ thuộc vào công nghệ chế biến và lĩnh vực sử dụng có thể chia ra nhỏ hơn. Dƣới đây là yêu cầu về chất lƣợng của các lĩnh

vực công nghiệp sử dụng đá vôi.

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên đá vôi khu vực Hữu Lũng, Lạng Sơn (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)