Ngoài những lĩnh vực sử dụng nhƣ đã trình bày ở trên, đá carbonat còn đƣợc sử dụng cho nhiều lĩnh vực công nghiệp khác:
- Trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh: Dùng bột mịn đá vôi và vôi cấu thành 30% trọng lƣợng phối liệu nấu thuỷ tinh. Đá vôi có tác dụng làm cho thuỷ tinh bền nhiệt, bền cơ học, chịu tác dụng của hoá chất. Tạp chất sắt trong đá vôi là thành phần có hại vì nó làm cho thuỷ tinh trở thành xanh lá cây và làm giảm độ thoát sáng của thuỷ tinh. Đá vôi dùng trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh theo tiêu chuẩn của Anh phải chứa trên 95% CaCO3 (hoặc CaO lớn hơn 55,2%), các chất tạo màu nhƣ sắt có thể từ 0,02% đến 0,05% tuỳ từng loại thuỷ tinh, nhƣ crôm, coban và niken phải rất nhỏ, hàm lƣợng SiO2 không quá 1% và SO3 dƣới 0,1%. Thực tế ở Việt Nam sử dụng loại đá vôi chứa trên 53% CaO, Al2O3 dƣới 0,8%, Fe2O3 dƣới 0,03%.
- Trong công nghiệp sành sứ:
Dùng đá vôi làm nguyên liệu tạo xƣơng, làm men và tạo màu. Sự có mặt của CaCO3 làm tăng sức giãn nở, tăng độ bong và hạn chế sự nứt nẻ của men.
- Trong xử lý môi trƣờng: Do sức ép về môi trƣờng, việc sử dụng đá vôi và vôi để khử lƣu huỳnh trong ống khói rất phát triển. Yêu cầu dá vôi cho lĩnh vực này là hàm lƣợng CaCO3 lớn hơn 95%, SiO2 nhỏ hơn 0,65%, Al2O3 nhỏ hơn 1%, Fe2O3 nhỏ hơn 0,25%. Ngoài ra, trong lĩnh vực lọc nƣớc và xử
lý nƣớc thải thƣờng dùng là vôi tôi.
- Trong công nghiệp chế biến giấy xelulo: Dùng đá vôi để chế vôi và H2SO4 cho quy trình chế biến gỗ thành giấy.
Ngoài ra trong công nghiệp còn dùng đá vôi, đá đolomit cho các lĩnh vực đƣờng ăn, giấy, cao su, bột mài, dƣợc liệu, trừ sâu hại, …
Tóm lại, đá vôi là khoáng chất công nghiệp rất hữu ích và linh hoạt. Trên thế giới và ở Việt Nam chúng đƣợc sử dụng cho rất nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Đá vôi trong vùng nghiên cứu có thành phần khoáng vật, hoá học và cơ lý đáp ứng yêu cầu sử dụng của nhiều lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp sản xuất xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng thông thƣờng.
2.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, CHẤT LƢỢNG VÀ KHOANH VÙNG PHÂN BỐ ĐÁ VÔI THEO LĨNH VỰC SỬ DỤNG CHÍNH ĐÁ VÔI THEO LĨNH VỰC SỬ DỤNG CHÍNH
2.2.1. Đặc điểm phân bố
Các thành tạo đá vôi thuộc khu Hữu Lũng đƣợc xếp vào hệ tầng Bắc Sơn, hệ tầng Mia Lé, rất ít thuộc hệ tầng Đồng Đăng. Chúng phân bố chủ yếu ở phía bắc và một phần ở phía tây huyện Hữu Lũng. Các lớp đá vôi màu xám, xám xanh, xám đen phân lớp dày đến trung bình; thế nằm thay đổi 110÷160 30÷35. Về cấu trúc địa chất khu vực huyện Hữu Lũng có đặc điểm chung là các thành tạo carbonat có đặc điểm địa chất tƣơng tự nhau và phân bố gồm 2 dải chính:
- Dải đá vôi Chợ Phổng - Hữu Liên - Dải đá vôi Tân Lập