10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
3.2.4. Phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường
Mục đích, ý nghĩa
Chất lượng đào tạo là yếu tố sống còn đối với cơ sở đào tạo đại học trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa.
Mục đích của giải pháp phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức; đảm bảo các nguồn lực và các nguồn thông tin nhằm thiết lập, duy trì và phát triển chất lượng các hoạt động dạy, học, nghiên cứu khoa học, làm căn cứ xác định chất lượng giáo dục đại học, vị thế và uy tín của mỗi nhà trường.
Nội dung
Xây dựng và phát triển nếp văn hóa chất lượng trong toàn bộ các hoạt động của nhà trường.
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, quy trình đánh giá rà soát các chương trình đào tạo, đảm bảo tính liên thông; cập nhật những kiến tri thức mới, tiến bộ vào trong nội dung chương trình đào tạo các ngành của mối nhà trường.
Xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực, quy định và quy trình đánh giá người học đối với các trình độ đào tạo được công khai và nhất quán; đảm bảo sự linh hoạt trong phương pháp đánh giá, phù hợp với đặc thù của từng học phần.
Xây dựng kế hoạch, xác định cụ thể lộ trình việc thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên về số lượng, chất lượng, cơ cấu gắn với các ngành đào tạo của nhà trường; ít nhất phải đảm bảo các tiêu chí theo quy định của Nhà nước.
Đầu tư bổ sung các nguồn tài nguyên phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khoa học, như: hệ thống giảng đường; các phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện, giáo trình, tài liệu…
Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin cần thiết cung cấp đầy đủ cho các chương trình đào tạo và các hoạt động khác của nhà trường.
Thường xuyên cập nhật và công khai thông tin về các chương trình đào tạo và văn bằng chứng chỉ được cấp.
Tăng cường Kiểm tra, giám sát việc triển khai và thực hiện của các đơn vị cá nhân trong nhà trường.
Cách thực hiện
về thống đảm bảo chất lượng bên trong để mọi thành viên trong nhà trường nắm vững và có nhận thức tích cực về tầm quan trọng của hệ thộng đảm bảo chất lượng bên trong.
Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo, phân công cụ thể các đơn vị chức năng trong nhà trường, tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện những nội dung đề cập của hệ thống đảm bảo chất lượng.
Tổ chức đánh giá cơ chế, quy trình đánh giá rà soát các chương trình đào tạo hiện tại của nhà trường để làm cơ sở điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Rà soát, đánh giá hệ thống cung cấp thông tin của nhà trường để có kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin cần thiết cung cấp đầy đủ cho các chương trình đào tạo và các hoạt động khác của nhà trường.
Tổ chức đánh giá các chuẩn mực, quy định và quy trình đánh giá người học đối với các trình độ đào tạo của nhà trường.
Rà soát đội ngũ giảng viên về số lượng, chất lượng, cơ cấu gắn với các ngành đào tạo của nhà trường, để có cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển nhà trường
Tổ chức đánh giá các nguồn tài nguyên phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khoa học, như: hệ thống giảng đường; các phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện, giáo trình, tài liệu…
Điều kiện thực hiện
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy, chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường mà trực tiếp điều hành là đồng chí hiệu trưởng.
Bản thân trong mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý trong nhà trường phải có ý thức đầy đủ trách nhiệm của bản thân đối với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Có đủ đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết quyết tâm cao trong đổi mới nhận thức và hành động.
Có sự đồng lòng, đoàn kết thống nhất cao trong tất cả các thanh viên của nhà trường.
Có sự ủng hộ và tham gia tích cực của các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong nhà trường.
Áp dụng công nghệ thông tin, Website, các phần mềm quản lý vào công tác quản lý của đơn vị.