Nguyên tắc thực tiễn

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc bộ công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 111)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

3.1.2.Nguyên tắc thực tiễn

Song song với nguyên tắc kế thừa nói trên, khi lựa chọn các giải pháp quản lý cần phải quan tâm đến nguyên tắc thực tiễn thể hiện qua mối quan hệ giữa đào tạo và kinh tế. Giải pháp dựa trên bối cảnh thực, thực trạng của từng nhà trường. Giáo dục và đào tạo phục vụ phát triển kinh tế có hiệu quả phải thể hiện cụ thể, sâu sắc ngay từ các trường đào tạo.

Thực hiện nguyên tắc thực tiễn, các giải pháp quản lý theo hướng tự chủ và TNXH trong các trường đại học thuộc Bộ Công Thương được lựa chọn sẽ hạn chế tính chung chung, lý thuyết, thiếu cơ sở khoa học và “ảo tưởng”.

Thực tiễn hoạt động đào tạo của nhà trường đặt ra yêu cầu: Việc lựa chọn các giải pháp quản lý cần phải bao trùm toàn diện trên hai mặt: Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, điều này cho thấy, giải pháp đề ra cần phải đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp mỗi điều kiện về yêu cầu công tác đào tạo và phát triển nhà trường.

Bất cứ một quyết định quản lý về lĩnh vực tổ chức, tài chính, nhân sự và học thuật được triển khai, trước hết cần phải căn cứ trên nguyên tắc phù hợp với điều kiện hoạt động thực tiễn bên ngoài nhà trường, đặt trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, các cơ sở đào tạo đại học tất yếu phải chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tự nhiên, môi trường, khoa học công nghệ, hội nhập, toàn cầu hóa, kinh tế,... cho nên nhà trường phải chủ động tận dụng mọi cơ hội và tránh các tác động bất lợi.

Ngoài ra các quyết định quản lý về lĩnh vực tổ chức, tài chính, nhân sự và học thuật của nhà trường phải lựa chọn trên nguyên tắc phù hợp với thực lực điều kiện hoạt động của mình. Bản thân mỗi nhà trường đều có khả năng tự kiểm soát, điều chỉnh và tác động đến các hoạt động của chính nhà trường.

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc bộ công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 111)