Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNXL tạ

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng tmcp dầu khí toàn cầu –gp.bank nguyễn cơ thạch (Trang 70 - 71)

tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – Gp.Bank Nguyễn Cơ Thạch:

3.2.1 Về công tác nhận diện rủi ro:3.2.1.1.Về thu thập thông tin 3.2.1.1.Về thu thập thông tin

Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau, có khả năng chọn lọc các thông tin có hiệu quả:

- Đầu tiên, cán bộ tín dụng cần nắm vững các quy định của Nhà nước và của TMCP Dầu Khí Toàn Cầu liên quan đến việc cho vay vốn để có thể nhận định nhanh chóng và chính xác khả năng cho vay đối với nhu cầu của khách hàng

- Xem xét thông tin từ phỏng vấn người vay, từ sổ sách ngân hàng để được thấy quan hệ vay trả của khách hàng.

- Nắm bắt thông tin qua các phương tiện thông tin, phối hợp với trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), thông tin từ đồng nghiệp, bạn bè, GPBank Nguyễn Cơ Thạch cũng cần tạo lập mối quan hệ thường xuyên với Sở Công Thương tỉnh. Đây là những tổ chức có thể cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về các hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNXL.

- Ngoài các kênh thông tin trên, CBTD cần phải chủ động đi khảo sát tình hình tại cơ sở của doanh nghiệp. Qua đó, ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin về khả năng sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp, năng lực quản lý, nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng một cách khách quan.

3.2.1.2.Đầu tư công nghệ, hiện đại hoá hệ thống thông tin trong ngân hàng

GPBank Nguyễn Cơ Thạch cần phải triển khai công tác hiện đại hóa ngân hàng, hoàn thiện cơ chế thông tin, báo cáo, kiểm soát, xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro để nâng cao khả năng quản lý, phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý thích hợp.

Qua hệ thống hiện đại hoá ngân hàng, chi nhánh và các phòng giao dịch trong cùng hệ thống ngân hàng có thể thông tin nhau về tình hình hoạt động của khách hàng cùng quan hệ trong hệ thống một cách nhanh nhất. Từ đó có thể phối hợp để cho vay và quản lý khoản vay đối với một khách hàng, tránh việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một công trình, dẫn đến rủi ro trong hoàn trả nợ.

Việc quản trị điều hành hoạt động tín dụng, việc quản lý món vay, quản lý khách hàng được thực hiện tự động, tốt hơn và có hiệu quả hơn, thể hiện tính minh

bạch hơn của hoạt động tín dụng. Với việc chuyển nợ quá hạn tự động, đến đúng thời hạn món vay, nếu khách hàng không trả được nợ không trả được lãi thì máy tính tự động chuyển món vay đó sang nợ quá hạn. Từ đó hạn chế được tình trạng cố che giấu chất lượng tín dụng.

Hình thành một hệ thống thông tin tín dụng hiệu quả trong nội bộ để tự thu thập thông tin và nối mạng với hệ thống thông tin tín dụng chung nhằm cung cấp 2 loại thông tin chính sau cho guồng máy quản trị rủi ro tín dụng hoạt động: Một là, thông tin và các chỉ tiêu thống kê phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và xếp loại khách hàng cũng như khoản vay; Hai là, cung cấp thông tin có liên quan về khách hàng vay (hoặc khoản vay). Nguồn thông tin từ tổ chức cho vay không đủ mà phải thu thập thông tin từ các nguồn bên ngoài. Nguồn thông tin từ bên ngoài có vai trò quan trọng trong việc đánh giá người vay một cách toàn diện. Đây chính là thông tin tín dụng được cung cấp từ các cơ quan thông tin tín dụng trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng tmcp dầu khí toàn cầu –gp.bank nguyễn cơ thạch (Trang 70 - 71)