Các quy định và quy trình cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp:

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng tmcp dầu khí toàn cầu –gp.bank nguyễn cơ thạch (Trang 36 - 37)

Để chấn chỉnh hoạt động tín dụng trong lĩnh vực xây lắp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, khắc phục những vướng mắc cần được tháo gỡ và thống nhất như:

- Về nguồn vốn thanh toán: Nhiều hợp đồng thi công ký kết không đề cập rõ về nguồn vốn, lịch thanh toán... Bên chủ đầu tư (bên A) không cung cấp tài liệu chứng minh về nguồn vốn nhưng hợp đồng nhận thầu đã ký thì vẫn phải thi công, trong khi đó chính GPBank có thể đã phát hành thư bảo lãnh.

- Về tài sản đảm bảo nợ vay: hầu hết các khách hàng vay vốn thi công xây lắp đều có nguồn vốn chủ sở hữu thấp nên giá trị tài sản đảm bảo là rất nhỏ, trong khi đó nhu cầu vay rất cao. Để đảm bảo an toàn vốn vay, GPBank đã hướng dẫn áp dụng giá trị khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành chờ thanh toán làm tài sản đảm bảo nhưng nhiều chi nhánh chưa kiên quyết yêu cầu, hướng dẫn và phối hợp khách hàng để thực hiện.

- Số liệu báo cáo tổng hợp để theo dõi về cho vay xây lắp chưa chính xác do tiêu thức báo cáo được người lập báo cáo và chi nhánh hiểu chưa đồng nhất nên số liệu báo cáo có thể chỉ là dư nợ liên quan trực tiếp đến cho vay thi công xây lắp, có thể bao gồm cho vay BT – BOT – đầu tư hạ tầng, khu đô thị, cũng có thể là tổng dư

nợ theo khách hàng hoạt động theo lĩnh vực xây lắp (trong đó có cả dư nợ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác)... Do vậy số liệu tổng hợp chưa phản ánh đúng bản chất của vấn đề cho vay xây lắp.

Trước tình hình đó, Tổng Giám Đốc ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu đã ban hành công văn số 1350/CV – TD ngày 6/12/2007 với nội dung chỉ đạo “tăng cường chấn chỉnh công tác tín dụng trong lĩnh vực xây lắp” với những nội dung sau:

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng tmcp dầu khí toàn cầu –gp.bank nguyễn cơ thạch (Trang 36 - 37)