Đường kính ngang ngực (D1.3) là chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng và cơ bản nhất biểu thị được tình hình sinh trưởng của từng cá thể về thể tích (V) và trữ lượng (M), thể hiện khả năng thích hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực của cây trồng và phản ánh hiệu quả của các biện pháp tác động. Kết quả điều tra được tổng hợp tại biểu sau :
Biểu 4.7 : Biểu tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng về D1.3 Tuổi cây OTC N (cây) 1.3 D (cm) S2 S S% Sx P% 12 1 53 16,37 5,62 2,37 14,49 0,33 1,99 2 52 16,79 4,50 2,12 12,64 0,29 1,75 3 53 16,90 4,90 2,21 13,09 0,30 1,80 4 4 55 3,57 1,64 1,28 35,95 0,17 4,85 5 53 3,50 0,76 0,87 24,90 0,12 3,42 6 56 3,38 0,60 0,78 22,94 0,10 3,07
Từ biểu kết quả trên ta thấy :
Đường kính ngang ngực trung bình của lâm phần Cao su ở tuổi đang khai thác (tuổi 12) cao nhất tại OTC 3 đạt 16,9 cm và thấp nhất tại OTC 1 đạt 16,37 cm ; đường kính ngang ngực trung bình của lâm phần trước tuổi khai thác (tuổi 4) cao nhất tại OTC 4 đạt 3,57 cm và thấp nhất tại OTC 6 đạt 3,38 cm. Các OTC ở tuổi khai thác có sai tiêu chuẩn S và hệ số biến động S % tương đối nhỏ chứng tỏ sinh trưởng đường kính ngang ngực tại khu vực tương đối đồng đều. Tuy nhiên, các lâm phần Cao su trước tuổi khai thác lại có hệ số biến động S% tương đối lớn, chứng tỏ chỉ tiêu đường kính ngang ngực tại tuổi này có sự chênh lệch khá rõ hay nói cách khác là các cây phát triển không đều.
của đỉnh đường cong phân bố so với trị số trung bình mẫu. Từ biểu tổng hợp kết quả trên ta thấy các giá trị Sx đều xấp xỉ bằng 0 nên đường cong thực nghiệm tiệm cận dạng chuẩn. Mặt khác, ta thấy lâm phần có tuổi càng nhỏ thì hệ số biến động S% càng lớn, rõ ràng hệ số biến động của các OTC 1, 2 và 3 nhỏ hơn so với OTC 4, 5 và 6. Điều này cho thấy tuổi lâm phân càng nhỏ thì mức độ phân hóa về đường kính ngang ngực của cây rừng càng lớn. Hệ số chính xác P% có giá trị tương đối nhỏ và chênh lệch nhau không lớn.