Các nhân tố điều tra khác nhau trong cùng một lâm phần đều có mối quan hệ với nhau, tùy mức độ liên hệ của các nhân tố đó mà mỗi loài cây có những phương trình biểu thị khác nhau. Quan hệ giữa DT và D1.3 đã được nhiều nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu và sử dụng để xác định DT thông qua việc đo D1.3. Trên cơ sở số liệu DT và D1.3 đã đo đếm từ các ô tiêu chuẩn đã lập tiến hành khảo sát tương quan giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực theo dạng phương trình (2.20) như sau :
1.3 .
T
D = +a b D
Sau đó, kiểm tra sự tồn tài của phương trình, các hệ số hồi quy, xác định các tham số, xác định quan hệ giữa hệ số tương quan và hệ số hồi quy tương tự như phần 2.6.4.
Chương III
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên.
3.1.1. Vị trí địa lý.
Hóa Quỳ là xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của Huyện Như Xuân – Tỉnh Thanh Hóa. Cách trung tâm Huyện Như Xuân 5km về phía Tây, có đường Hồ CHí Minh đi qua.
- Phía Nam giáp xã Xuân Hòa. - Phía Tây giáp xã Cát Vân. - Phía Đông giáp xã Bình Lương. - Phía Bắc giáp xã Yên Lễ.
3.1.2. Địa hình.
Phía Đông Bắc đồi núi có độ dốc từ 8 – 150, khu trung tân đất đai tương đối bằng phẳng thuận lợi phát triển lúa nước.
Phía Tây Nam đồi núi cao, độ dốc trên 250, đỉnh cao nhất là ranh giới hai xã Hóa Quỳ và Xuân Quỳ, độ cao 798 m so với mặt nước biển.
3.1.3. Thổ nhưỡng.
Do địa hình cao nên vùng đất mặt có tầng mỏng, dễ bị xói mòn. Đại diện có đất xám Feralit điển hình có đá lẫn nông và đất xám Feralit điển hình có đá lẫn sâu.
Vùng đất bằng do phù sa bồi tụ có lượng mùn thô lớn, giàu đạm, lân trung bình nên phàn lớn là đất chua.
3.1.4. Khí hậu.
Nhiệt độ : Tổng lượng nhiệt năm là 85000C – 86000C. Biên độ nhiệt năm là 12 – 130C, biên độ nhiệt ngày là 5,5 – 60C. Tháng có nhiệt độ cao là từ tháng 5 đến tháng 9, bình quân 280C – 290C. Tháng có nhiệt độ thấp là từ
tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Ngày có nhiệt độ tuyệt đối cao nhất chưa quá 400C.
Mưa : Tổng lượng mưa hàng năm từ 1600 mm – 1800 mm, lượng mưa tập trung vào tháng 6 – 10 (chiếm đến 80% lượng mưa năm). Tháng 9 có lượng mưa lớn nhất, lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau.
Độ ẩm không khí : Độ ẩm không khí trung bình năm là 80 – 86%. Từ tháng 2 đến tháng 4 độ ẩm không khí xấp xỉ 90%.
Gió : Có 2 hướng gió chính là gió mùa Tây Bắc và gió mùa Đong Nam, tốc độ gió Tây Bắc từ 1,8 – 2,2 m/s. Ngoài ra còn có các đợt gió Tây Nam khô nóng và gió bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 6 – 9 hàng năm gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người.
Thiên tai : xã cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại thiên tai gây bất lợi như : hạn hán, gió bão, rét đậm, sương muối…
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên.
- Tài nguyên đất :
Theo số liệu thổng kê năm 2010 hiện trạng sử dụng đất của xã như sau : Tổng diện tích tự nhiên là 2628,4 ha, trong đó :
+ Tổng diện tích đất nông nghiệp là 2333 ha, chiếm 88,8% + Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 290,4 ha, chiếm 14%
+ Tổng diện tích đất chưa sử dụng là 501ha (chủ yếu là đất đồi núi), chiếm 0,2 ha.
- Tài nguyên nước.
Nước mặt : Có ở các sông, suối, ao, hồ. Mùa khô lượng nước ít.
Nước ngầm : Phân bố không đều, phụ thuộc nhiều vào dạng địa hình, thường nằm ở độ sau từ 8 – 10m, chưa bị ô nhiễm.
- Tài nguyên rừng.
Dông Tầm đang là rừng nguyên sinh với đa dạng loài cây gỗ giá trị như : Táu, Sến, Dẻ…
- Tài nguyên khoáng sản.
Hóa Quỳ là xã nghèo về khoáng sản, chỉ có một núi đá vôi Lèn Ớt diện tích khoảng 5,09 ha, trữ lượng khai thác khoảng 2000 m3/năm.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
3.2.1. Lĩnh vực kinh tế.
Những thành tích về lĩnh vực kinh tế mà xã đạt được trong năm 2011 : Với phương châm lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, toàn xã đã xây dựng được các mô hình kinh tế nông lâm – chăn nuôi kết hợp, mô hình trang trại vườn rừng…và đã đạt được những thành tích đáng kể trong năm 2011. Đó là: Tăng trưởng kinh tế đạt 16,5%, đạt 100% kế hoạch năm; tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt 50,5 tỷ đồng, đạt 126,26% kế hoạch năm.
3.2.1.1. Nông nghiệp. - Trồng trọt.
Năm 2011 tổng diện tích gieo trồng là 532,29 ha, tăng 46,69 ha so với cùng kỳ năm 2010, đạt 106,4% kế hoạch năm, năng suất đạt 34 tạ/ha.
- Chăn nuôi.
Bên cạnh những thành tích đáng kể trong trồng trọt thì kinh tế nông nghiệp của địa phương cũng đã đạt được những kết quả khả quan trrong lĩnh vực chăn nuôi.
3.2.1.2. Lâm nghiệp.
Với tinh thần coi vấn đề quản lí bảo vệ rừng là trọng tâm, độ che phủ rừng của xã đã lên tới 62,4%. Cùng với cán bộ kiểm lâm và kỹ sư lâm nghiệp của huyện xã Hóa Quỳ đã tuyên truyền được 21 cuộc hội nghị với 2018 lượt người tham gia, xây dựng được 13 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, xây dựng được các phương án và kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng.
3.2.1.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.
Năm 2011 tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của xã đạt 10,5 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch, tăng 1,5 tỷ đồng so với năm 2010.
Tổng giá trị dịch vụ thương mại vận tải đạt 13 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 2 tỷ so với năm 2010.
3.2.2. Về lĩnh vực văn hóa – xã hội
3.2.2.1. Về văn hóa truyền thông - thể dục thể thao.
Xã đã tiến hành thực hiện nhiều phong trào như : “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “ông bà mẫu mực con cháu thảo hiền” …
Tuyên truyền thành công về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đại hội Đảng các cấp và bầu cử đại biểu quốc hội, Đại biểu hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2011 – 1016.
Thể dục thể thao cũng khá phát triển, Đoàn xã đã tham gia các giải đấu cấp huyện, cấp tỉnh; tham gia hội khỏe phù đổng tỉnh Thanh Hóa; thường xuyên tổ chức thi đấu giao lưu bóng chuyền, bóng đá giữa các thôn.
3.2.2.2. Về giáo dục đào tạo.
Tổng số học sinh đến trường trong toàn xã đạt 98%. Với mục đích nêu cao hơn nữa tinh thần hiếu học của xã, xã cùng với nhân dân đã thành lập hội khuyến học ở thôn bản và dòng họ.
3.2.2.3. Y tế.
Y tế xã được coi trọng toàn diện, dụng cụ và thuốc chữa được đảm bảo về cả số lượng và chất lượng, số lần khám bệnh của nhân dân là 2602 lượt người, tăng 796 lượt người so với năm 2010.
Cán bộ y tế xã đã tiến hành phun thuốc phòng dịch, thuốc tiêu độc, khử trùng thường xuyên ở các thôn.
3.2.2.4. Dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Toàn xã có 1120 hộ với 5012 nhân khẩu. Dân cư phân bố giải rác. Nhờ dự tuyên truyền vận động tích cực của cán bộ y tế và ý thức của người dân năm 2011 tỷ lệ sinh con thứ 3 của xã đã giảm đáng kể.
3.2.2.5.Về chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Các chính sách xã hội và xóa đói giảm nghèo đã được triển khai đồng bộ và có hiệu quả :
+ Có 185 đối tượng được hưởng chế độ 67, tổng nhận và cấp 185.400.000 đồng.
+ Cứu tế cho 542 hộ nghèo với 1541 nhân khẩu là 23.115 kg gạo. + Hoàn thành danh sách hỗ trợ tiền điện và tiền trợ cấp cho hộ nghèo theo Quyết định 47.
3.2.2.6. Quốc phòng an ninh.
Năm 2011 xã có 6 thanh niên nhập ngũ, đạt 100% kế hoạch huyện giao, triển khai hoàn thành huấn luyện dân quân tự vệ đạt 100% yêu cầu, trong đó có 30,65% đạt loại khá và 60,35% đạt loại giỏi. Vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội của xã được duy trì tốt.
3.2.2.7. Môi trường.
Môi trường sinh thái và nguồn nước của người dân gần nhà máy sắn đạng bị ô nhiễm do bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp. Nước giếng của nhân dân thôn Tân Thịnh và Quảng Hợp đã có màu đen và hôi không sử dụng được.
Ngoài ra, việc khai thác đá vôi tại Lèn Ớt đã gây ra khói bụi và độ rung lớn làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
3.2.2.8. Giao Thông.
Tổng km đường giao thông của xã là 8506 km, trong đó đường liên huyện xã là 17 km, đường Hồ Chí Minh là 9 km, đường từ trung tâm xã đến xã Cát Vân dài 8 km tất cả đều là đường nhựa rất thuận tiện để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội.
Chương IV KẾT QUẢ
4.1. Kết quả nghiên cứu cấu trúc rừng trồng Cao su thuần loài đều tuổi tại Xã Hoá Quỳ - Huyện Như Xuân – Tỉnh Thanh Hoá. tại Xã Hoá Quỳ - Huyện Như Xuân – Tỉnh Thanh Hoá.
4.1.1. Mật độ .
Mật độ trồng rừng là số lượng cây trên một đơn vị diện tích (ha). Đơn vị là cây/ha. Mật độ trồng rừng là một trong những nhân tố cơ bản để tạo ra kết cấu một quần thể rừng trồng.
Mật độ trồng rừng có ý nghĩa quyết định đến thời gian khép tán của rừng, mật độ càng lớn khép tán càng sớm và ngược lại. Sau khi rừng khép tán, mật độ có quan hệ rất mật thiết đến sinh trưởng và phát triển của từng cá thể và của cả quần thể thực vật. Đặc biệt, đối với rừng trồng Cao su, mật độ có ảnh hưởng rõ rệt đến hình thái cây, đến khả năng cho mủ của cây và đến việc khai thác nhựa mủ Cao su. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại biểu sau :
Biểu 4.1. Mật độ cây rừng tại khu vực nghiên cứu.
Ô tiêu chuẩn Tuổi cây N (cây) N/ha (cây/ha)
1 12 53 530 2 12 52 520 3 12 53 530 4 4 55 550 5 4 53 530 6 4 56 560
Mật độ cây rừng ở khu vực tại thời điểm nghiên cứu nằm trong khoảng 520 – 560 cây/ha. Mật độ cao nhất tại OTC 6 là 560 cây/ha, thấp nhất tại OTC 2 520 cây/ha. Mật độ cây trông ở tuổi khai thác và tuổi trước khai thác không có sự thay đổi lớn, cho thấy không có giai đoạn tỉa thưa trong quá trình chăm sóc và tình hình sinh trưởng của cây khá tốt. Đồng thời cũng cho thấy mức độ phù hợp của cây đối với khu vực nghiên cứu. Hơn nữa, mật độ cũng biểu thị cự ly trồng là 6 x 3m, gần đúng với cự ly chuẩn quy định trồng phù hợp cho loài Cao su (6,5 x 3m).
4.1.2. Quy luật phân bố.
4.1.2.1. Quy luật phân bố số cây theo đường kính ngang ngực (N/D1.3).
Quy luật phân bố số cây theo đường kính ngang ngực là một trong những quy luật cơ bản nhất của lâm phần. Dựa vào quy luật này người ta có thể xác định được các nhân tố điều tra cơ bản như : Mật độ hiện tại (N), các chỉ tiêu bình quân … Ngoài ra, quy luật phân bố N/D1.3 còn là cơ sở để dự đoán một số nhân tố điều tra cơ bản của lâm phần ở một thời điểm nào đó. Từ đó đưa ra các tác động hợp lý nhằm nâng cao năng suất của rừng.
Để mô phỏng phân bố N/D1.3 thực nghiệm đề tài lựa chọn sử dụng phân bố Weibull để nắn phân bố N/D1.3 tại khu vực nghiên cứu, kết quả được tổng hợp tại biểu sau :
Biểu 4.2 : Kết quả mô hình hoá quy luật phân bố N/D 1.3
OTC α λ Phương trình lý thuyết 2
n χ 2 05 χ Kết luận 1 2,6 0,0075 N =2,6.0.0075.D e1,6. −0.0075.D2,6 1,73 5,99 H0+ 2 2,7 0,0091 N =2.7.0,0091.D e1,7. −0,0091.D2,7 1,21 7,81 H0+ 3 2,5 0,0152 N =2,5.0,0152.D e1,5. −0,0152.D2,5 3,52 7,81 H0+ 4 1,2 0,4625 N =1, 2.0, 4625.D e0,2. −0.4625.D1,2 0,62 3,84 H0+ 5 2,4 0,1816 N =2, 4.0,1816.D e1,4. −0,1816.D2,4 5,98 7,81 H0+ 6 2,3 0,3199 N =2,3.0,3199.D e1,3. −0,3199.D2,3 5,95 7,81 H0+
Kết quả nắn phân bố N/D1.3 ở các OTC đều có 2
n
χ < 2 05
χ . Điều đó chứng tỏ sự phù hợp của phân bố Weibull trong việc mô phỏng phân bố N/D1.3 thực nghiệm của các lâm phần Cao su tại khu vực nghiên cứu. Kết quả cũng cho thấy phân bố N/D1.3 của lâm phần Cao su tại khu vực nghiên cứu cả 6 OTC đều có α < 3. Kết quả mô hình hoá phân bố N/D1.3 được thể hiện ở các biều đồ sau :
Hình 1.1 : Biểu đồ phân bố N/D1.3
4.1.2.2. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N/Hvn).
Phân bố N/Hvn là phân bố phản ánh một mặt của đặc trưng sinh thái và hình thái quần thể thực vật rừng, đồng thời phản ánh hiện trạng và trình độ kinh doanh. Dựa vào phân bố N/Hvn mà các nhà nghiên cứu có thể tính được mật độ hiện tại, dự đoán được trữ lượng rừng ở các cấp chiều cao khác nhau. Đặc biệt là dựa và phân bố này có thể thấy được tình hình sinh trưởng của rừng về chiều cao. Vì vậy, phân bố N/Hvn cần được nghiên cứu để nắm chắc quy luật cấu trúc rừng, từ đó đề suất các biện pháp tác động phù hợp phát triển rừng ổn định và bền vững phù hợp mục đích kinh doanh.
Để mô phỏng phân bố N/Hvn thực nghiệm tại khu vực nghiên cứu đề tài đã sử dụng phân bố Weibull để nắn phân bố thực nghiệm. Kết quả được ghi tại biểu sau :
Biểu 4.3 : Kết quả mô hình hoá quy luật phân bố N/Hvn
OTC α λ Phương trình lý thuyết 2
n χ 2 05 χ Kết luận 1 2, 9 2,5904 N =2,9.2,5904.D e1,9. −2,5904.D2,9 0,15 5,99 H0+ 2 3,2 0,7607 3,2 2,2 0,7607. 3, 2.0,7607. D N = D e− 0,26 5,99 H0+ 3 2,7 0,3383 N =2,7.0,3383.D e1,7. −0,3383.D2,7 2,36 7,81 H0+ 4 2,1 0,4168 N =2,1.0, 4168.D e1,1. −0,4168.D2,1 0,08 7,81 H0+ 5 2,6 0,1818 2,6 1,6 0,1818. 2,6.0,1818. . D N = D e− 0,76 5,99 H0+ 6 2,6 0,2561 N =2,6.0, 2561.D e1,6. −0,2561.D2,6 2,99 7,81 H0+
Từ biểu 4.3 ta thấy :
Tất cả các OTC đều có .Chứng tỏ sự phù hợp của phân bố Weibull trong việc mô phỏng phân bố N/Hvn thực nghiệm cho các lâm phần rừng tại khu vực nghiên cứu.
So sánh hai hệ số α của các phương trình mô phỏng phân bố N/D1.3 và N/Hvn ta thấy hệ số α các ở phương trình mô phỏng N/D1.3 nhỏ hơn hệ số α ở các phương trình mô phỏng N/Hvn. Điều này có thể được giải thích là do trong quá trình sinh trưởng của cây rừng chiều cao luôn sinh trưởng sớm hơn và nhanh hơn so với đường kính ngang ngực. Khi chiều cao phát triển đến một giá trị nhất định thì có chiều hướng sinh trưởng chậm lại hoặc không tăng nữa nhưng đường kính thân cây vẫn còn đang sinh trưởng. Kết quả mô hình hoá phân bố N/Hvn được thể hiện ở các biều đồ sau :
0
Hình 1.2 : Biểu đồ phân bố N/Hvn 4.2. Quy luật tương quan Hvn/D1.3.
Có rất nhiều tác giả khi nghiên cứu về các lâm phần rừng thuần loài đều tuổi đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa chiều cao và đường kính thân cây. Việc nghiên cứu, tìm hiều và nắm được quy luật này là rất cần thiết