TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
3.8. Nâng cao giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành thủy sản
con giống của các loài cá sống trong môi trường nước lợ như cá ngát, cá chốt, cá đối, cá nâu... và đang nghiên cứu sản xuất giống cá nước mặn (cá bóp, cá mú…). Sự thành công của việc tạo ra các giống cá mới là giải pháp thích ứng trong sản xuất thủy sản hiện nay, đặc biệt là tại các khu vực nước lợ - mặn.
3.7. Đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế chuẩn quốc tế
Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thuỷ sản bằng các biện pháp như: Xây dựng tiêu chuẩn vùng nuôi an toàn kết hợp tăng cường kiểm soát các cơ sở chế biến; triển khai đồng bộ các tiêu chuẩn quy định quy trình, quy phạm về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định hoá chất và chế phẩm được phép sử dụng. Có chế tài xử phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm; xây dựng các quy định về xuất xứ nguyên liệu gắn với vùng nuôi thuỷ sản.
Đảm bảo chất lượng nguyên liệu chế biến thủy sản. Các doanh nghiệp phải ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với người nuôi trồng, giúp đỡ ngư dân về kỹ thuật nuôi trồng, về giống, hướng dẫn ngư dân về kỹ thuật bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch.
- tiếp tục đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến hiện đại, tiên tiến, đồng bộ là rất cần thiết góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam.
3.8. Nâng cao giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành thủy sản sản
Về giảm tổn thất sau thu hoạch, giảm tổn thất sau thu hoạch đối với khai thác hải sản từ 20% hiện nay xuống 10%, thông qua tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển và tại cảng cá. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khai thác thủy sản, thay đổi phương pháp đánh bắt và ngư lưới cụ để đảm bảo chất lượng sản phẩm khai thác được. Ưu tiên đầu tư trang thiết bị và hệ thống hầm lạnh bảo quản sản phẩm trên tàu đánh bắt xa bờ. Tổ chức hệ thống thu gom hải sản trên biển để kịp thời đưa sản phẩm vào bờ.
GVHD: GS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
Ngành cần tư duy theo chuỗi giá trị mới có thể nâng cao giá trị gia tăng. Bởi nếu không thiết lập được chuỗi này, thắng lợi về sản lượng của người nông dân sẽ là thất bại ở giá trị họ thu được. Ngược lại, việc thiết lập được chuỗi liên kết này sẽ tạo cơ sở để các bên liên quan thảo luận, thương lượng về cơ chế lợi nhuận.
Nâng cao hiệu quả đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể là: Đầu tư công nghệ, thiết bị nhằm xử lý và tận dụng triệt để các phế phụ phẩm tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sản xuất. Sử dụng phế phụ phẩm trong các loại hình chế biến, đầu tư công nghệ hiện đại để sản xuất các chế phẩm có GTGT sử dụng trong các ngành thực phẩm và phi thực phẩm như: colagen; chitin, chitosan, glucosamin, canxi hoạt tính, bột cá, dầu cá, bột đạm thủy phân, các chất có hoạt tính sinh học cao.
Để xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành thủy sản:
- Về thị trường, tiếp tục cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Xây dựng hình ảnh sản phẩm thông qua chất lượng và ATTP (kiểm soát ATTP đến hệ thống bán lẻ, xử lý nghiêm các cơ sở chế biến không đảm bảo các điều kiện Quy chuẩn kỹ thuật về ATTP và xử lý môi trường). Đồng thời, cải tiến bao bì, mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Tổ chức nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường; Từ đó, xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm chủ lực (đặc biệt là các nhóm sản phẩm mới, có tiềm năng GTGT). Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu, gắn với chỉ dẫn địa lý (phấn đấu đến năm 2020, 40-50% doanh nghiệp Việt Nam phát triển thành công thương hiệu lớn tại thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản).
- Bên cạnh đó, tổ chức tốt hoạt động quảng bá thủy sản GTGT sang các thị trường khó tính. Phát triển các thị trường tiềm năng, trong xu thế hội nhập, thị trường trở thành vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Tăng cường xúc tiến thương mại phải được thực hiện cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
+ Xúc tiến ở tầm vĩ mô nhằm làm cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của thị trường xuất khẩu, thông qua việc giúp các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường bằng các cuộc khảo sát thị trường, tham gia hội chợ hàng thuỷ sản, thông qua việc tiếp xúc với các doanh nghiệp. Tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế về giống, nuôi trồng, chế biến
GVHD: GS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
thuỷ sản nhiệt đới, tìm kiếm các cơ hội để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng, chế biến thuỷ sản.
+ Xúc tiến ở tầm vi mô nhằm đào tạo cán bộ có năng lực để làm công tác xúc tiến thương mại. Các hỗ trợ xúc tiến thương mại của nhà nước thay vì tập trung vào các thị trường lớn đã bão hòa hoặc có xu hướng suy giảm, nên chú trọng vào các thị trường mới, hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, thị hiếu tiêu dùng, thông tin doanh nghiệp nhập khẩu, kênh phân phối…