Chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng phát triển bền vững cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản việt nam (Trang 35 - 37)

TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

3.6. Chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu

GVHD: GS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU

Ở nước ta, diện tích NTTS có đến 70% là diện tích là nước mặn, lợ, do đó quá trình biến đổi khí hậu dấn đến hiện tượng nước biển dâng sễ ảnh hưởng trực tiếp hến hoạt động NTTS. Chính vì vậy, cần có biện pháp để chủ động thích ứng hoạc giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến NTTS. Để thích ứng với biến đổi khí hậu trong NTTS cần xác định được như sau: Việc dịch chuyển vùng nuôi và tính tới các giải pháp xây dựng công trình và giải pháp phi công trình (con giống, kỹ thuật đào ao, thả nuôi…) để ứng phó với biến đổi khí hậu phải xem là ưu tiên hàng đầu của ngành thủy sản:

-Việc xác định vị trí nuôi phù hợp cũng có thể tránh được hiện tượng hạn hán kéo dài, mưa lũ, nước biển dâng, nồng độ muối trong ao nuôi tăng hoặc giảm quá mức.

-Cần phân vùng nuôi phù hợp tại 3 vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn đối với từng giống thủy sản để từ đó có những chính sách phát triển cho từng địa phương phù hợp với điều kiện sinh thái.

-Đổi mới công nghệ phát triển nuôi lồng bè, như có thiết kế bè có khả năng chống chịu được sóng lớn. Xác định thời gian phù hợp cho các đối tượng cho mỗi vùng có thể tránh được sự thay đổi của thời tiết.

-Gia cố (tăng chiều cao) của các diện tích nuôi trồng tại khu vực ven biển trong giới hạn có thể. Đây là khu vực bị tác động nặng khi nước biển dâng và biến đổi khí hậu.

-Rà soát, bổ sung nâng cấp hệ thống đê cũng như nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi. Trong đó, xem xét trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bố trí hệ thống giao thông trong đê và hệ thống cống ngăn triều, ngăn mặn.

-Trồng và bảo vệ rừng ngặp mặn, khôi phục hệ sinh thái (đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển) có vai trò quan trọng trong hình thành thức ăn cho các loài thủy sản. Giải pháp này cần kết hợp với ngành lâm nghiệp trong công tác bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển.

-Hỗ trợ tăng cường năng lực thích ứng và giảm thiểu thiệt hại thông qua mô hình quản lý và phòng chống thiên tai có sự tham gia của các ngành liên quan như: lâm nghiệp, tài nguyên môi trường, giao thông thủy lợi…

-Đa dạng sản xuất, cải tiến kỹ thuật và công nghệ nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghệ sinh học có thể tạo ra mới số loài nuôi có khả năng thích ứng tốt đổi với một số yếu tố môi trường phù hợp giới hạn chịu mặn, nhiệt độ.

-Tạo ra các giống cá nước lợ phù hợp với tình hình nước biển dâng và biến đổi khí hậu. Hiện nay, nhiều loại thủy sản có thể sống được cả trong môi trường nước ngọt và nước lợ (cá rô

GVHD: GS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU

phi, cá phi đen…), hoặc sống trong nước ngọt nhưng thường di cư sang nước lợ (cá bông lau, cá kèo, cá dứa…) sẽ được các nhà khoa học nghiên cứu để tạo con giống sống hoàn toàn trong nước lợ. Khoa Thủy sản của trường đại học Cần Thơ đã sản xuất thành công con giống của các loài cá sống trong môi trường nước lợ như cá ngát, cá chốt, cá đối, cá nâu... và đang nghiên cứu sản xuất giống cá nước mặn (cá bóp, cá mú…). Sự thành công của việc tạo ra các giống cá mới là giải pháp thích ứng trong sản xuất thủy sản hiện nay, đặc biệt là tại các khu vực nước lợ - mặn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng phát triển bền vững cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w