TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
3.2. Quy hoạch nuôi trồng tập trung thủy sản
Giai đoạn 2012-2020, sản phẩm thủy sản của Việt Nam tiếp tục gặp phải sự cạnh tranh về thị trường tiêu thụ của các nước trong khu vực và trên thế giới; nguồn vốn đầu tư và khả năng thu hút vốn đầu tư hạn chế, vẫn còn tình trạng đầu tư nhỏ giọt, dàn trải chưa trọng tâm, trọng điểm; tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên các sông rạch vẫn diễn ra mà
GVHD: GS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
nguyên nhân chính là do chất thải từ hoạt động của các ngành kinh tế và các giải pháp khắc phục không triệt để.
Để ngành thủy sản cơ bản được tiếp tục phát triển toàn diện, bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng thì việc có những phương án quy hoạch ngành nuôi trồng thủy sản là điều hết sức cần thiết.
Quy hoạch phát triển thủy sản hướng đến cải thiện điều kiện sống, nâng cao thu nhập của cộng đồng ngư dân, cùng với quá trình điều chỉnh, sắp xếp lại dân cư, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất thủy sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao, gắn với xây dựng, phát triển nông thôn mới, xây dựng các làng cá giàu đẹp, văn minh. Hơn thế nữa cần quy hoạch diện tích nuôi trồng theo khu vực để nhằm mục đích dễ quản lý và tăng năng suất trong hoạt động nuôi trồng do tận dụng được yếu tố tự nhiên của từng vùng miền đáp ứng cho từng loại thủy sản khác nhau, cụ thể:
Đồng bằng sông Hồng: Tập trung phát triển NTTS trên các loại mặt nước ngọt, mặn, lợ. Duy trì quy mô diện tích nuôi đối với các loại hình mặt nước ngọt như ao hồ nhỏ, ruộng trũng mà chỉ thay đổi cơ cấu, cách thức sản xuất từ nuôi quy mô nhỏ lẻ sang nuôi quy mô tập trung, quy mô trang trại. Chuyển từ phương thức nuôi quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh và thâm canh, nuôi hữu cơ. Đẩy mạnh khai thác tiềm năng diện tích mặt nước biển (vũng vịnh và bãi triều, cửa sông) sang nuôi trồng hải sản. Trong đó, đẩy mạnh phát triển nuôi lồng biển ở vũng vịnh và nuôi nhuyễn thể. Đẩy mạnh đầu tư phát triển nuôi lồng trên biển vùng biển Cát Bà, Bạch Long Vĩ; phát triển nuôi nhuyễn thể bãi triều ở Giao Thuỷ, Tiền Hải, Đồ Sơn, Yên Hưng. Phát triển mạnh nuôi tôm sú và tôm he chân trắng ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định với phương thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến và dần chuyển sang nuôi bán thâm canh. Tập trung đầu tư phát triển nuôi cá rô phi ở Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội và Thái Bình.
Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên: Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và duy trì quy mô diện tích nuôi chuyển đổi từ vùng đất hoang hoá, vùng ruộng trũng cấy lúa hiệu quả thấp để tăng thu nhập kinh tế; Đặc biệt chú trọng phát triển khai thác tối đa lợi thế và tiềm năng nuôi cá tầm và cá hồi ở hai vùng này, tận dụng tối đa các mặt nước hồ chứa để
GVHD: GS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
nuôi một số đối tượng như; cá trình, lăng, cá rô phi, cá tiểu bạc, cá diếc cung cấp cho thị trường nội địa và góp phần xoá đói giảm nghèo. Khuyến khích loại hình sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị đối với cá tầm, cá hồi và một số loài cá bản địa có giá trị kinh tế cao như cá trình, cá lăng…
Miền Trung: Phát triển nuôi, trồng các loài thủy sản kinh tế trên biển, đặc biệt khu vực giữa biển Đông (quần đảo Trường Sa), vùng triều ven biển, vùng đất cát và các eo vụng, ven đảo. Trong đó, chú trọng nuôi các đối tượng chủ lực như: tôm sú, tôm chân trắng, tôm hùm, cá biển; tăng cường phát triển trồng rong tảo và nhuyễn thể vùng biển ven bờ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Phát triển nghiên cứu và sản xuất các giống loài sinh vật cảnh phục tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích loại hình sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị.
Đông Nam Bộ: Phát triển nuôi trồng thủy sản tại các hồ chứa, vùng ven biển, trên biển và ven đảo, hình thành vùng sản xuất giống thủy sản mặn lợ, chất lượng cao đặc biệt chú trọng phát triển nuôi các đối tượng thủy sản có giá trị cao. Chú trọng nuôi các đối tượng nuôi chủ lực của vùng như; tôm sú, cá giò, hàu, cá rô phi… Đồng bằng sông Cửu Long: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hình thức nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp, giảm dần diện tích nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến; hình thành các vùng nuôi thâm canh tập trung có quy mô diện tích lớn theo tiêu chuẩn Viet GAP phù hợp với từng thị trường, gắn với truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu sản phẩm nuôi thủy sản có uy tín, chất lượng cao. Đặc biệt chú trọng hai đối tượng có lợi thế so sánh của vùng là cá tra và tôm sú, tôm thẻ, nhuyễn thể vùng cửa sông ven biển vùng ĐBSCL... Khuyến khích loại hình sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị.