Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hiện

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 (Trang 26 - 27)

Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hiện là hình thức nghệ thuật thường gặp trong văn xuôi đương thời. Hình thức này thường được vận dụng trong các tiểu thuyết có tính chất luận đề của Tự lực văn đoàn và tiểu thuyết của một số nhà văn hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan.

Tập trung miêu tả hành động của nhân vật này trong các xung đột căng thẳng, các nhà văn lãng mạn vừa làm nổi bật các tính cách qua sự tương phản, vừa muốn tô đậm tâm lí bảo thủ, đố kị và hằn học của những kẻ thù địch với sự tiến bộ, thù địch với cái mới.

Khi miêu tả các cảm giác, cảm xúc trong tình yêu, các cây bút của xu hướng này hay sử dụng biện pháp ngoại hiện. Tự lực văn đoàn rất chú ý tới miêu tả đôi mắt, ánh mắt để thể hiện nội dung cảm xúc của nhân vật. Khi miêu tả đôi mắt của nhân vật, cùng một lúc, các nhà văn lãng mạn vừa miêu tả được vẻ đẹp thể chất đầy quyến rũ của con người, vừa khám phá được thế giới cảm xúc, tâm trạng.

Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hiện là biện pháp được sử dụng nhiều trong tiểu thuyết cũng như truyện ngắn của văn xuôi hiện thực phê phán. Nhiều điển hình nghệ thuật bất hủ của văn học hiện thực phê phán được diễn tả qua ngoại hiện: Chị Dậu, nghị Quế (Tắt đèn); nghị Hách (Giông tố), Xuân tóc đỏ, cố Hồng (Số đỏ)… Với biện pháp ngoại hiện, các nhà văn đặc biệt thành công khi miêu tả thế giới tâm lí của các nhân vật. Nam Cao vận dụng biện pháp ngoại hiện (tuy không nhiều) để miêu tả tâm lí nhân vật và nhân vật của ông được soi chiếu, làm nổi bật đời sống tâm lí qua các yếu tố ngoại hiện (Chí Phèo, Lão Hạc, Bá Kiến)

Bước sang phạm trù văn học hiện đại, khi chú ý tới tâm lí nhân vật, bên cạnh biện pháp trực tiếp đi vào khám phá thế giới tâm lí, đời sống nội tâm đã được vận dụng và ngày càng thành công, các nhà văn vẫn sử dụng biện pháp miêu tả tâm lí qua ngoại hiện rất linh hoạt và hiệu quả trong nhiều trường hợp.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 (Trang 26 - 27)

w