Giao thoa trong nghệ thuật tạo dựng tình huống

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 (Trang 25 - 26)

− Tình huống căng thẳng, giàu kịch tính

Kiểu tình huống căng thẳng, giàu kịch tính xuất hiện với tần suất cao trong văn xuôi lãng mạn và hiện thực thời kì 1932-1945.

Xuất phát từ ý thức khẳng định con người cá nhân trên tinh thần dân chủ, các nhà văn lãng mạn thường được đặt nhân vật của mình trong những tình huống éo le, căng thẳng, đặc biệt trong các tiểu thuyết mang tính luận đề: Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Thoát ly... Với tình huống này, các nhà văn vừa thể hiện ý thức đấu tranh mạnh mẽ chống lễ giáo phong kiến vừa nhấn mạnh giá trị tố cáo của tác phẩm

Loại tình huống căng thẳng, giàu kịch tính được vận dụng linh hoạt và thường xuyên trong tác phẩm văn xuôi hiện thực. Khi tạo dựng tình huống nghệ thuật căng thẳng, giàu kịch tính, bên cạnh mục đích tố cáo xã hội, các nhà văn hướng phát hiện, khẳng định vẻ đẹp của con người.

− Tình huống khơi gợi tâm lí

Hướng tới khám phá con người bên trong với đời sống tâm lí khó nắm bắt, các nhà văn phải chọn cho nhân vật của mình những tình huống thích hợp để từ đó khơi gợi cảm giác, cảm xúc. Trong các sáng tác của văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực, có sự giao thoa trong nghệ thuật tạo tình huống tâm lí, khơi gợi cảm xúc, cảm giác hay những dòng kí ức, tiềm thức của con người.

Chúng ta thấy sự gặp gỡ trong nghệ thuật xây dựng tình huống của Thạch Lam và Nam Cao, đặc biệt trong thể loại truyện ngắn.

Kiểu tình huống tâm lí xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn khi hướng tới tái hiện thế giới tâm lí với quá trình vận động, đan xen phức tạp của con người. Giữa Nhất Linh (Bướm trắng) và Nam Cao (Sống mòn) có điểm tương đồng, gặp gỡ trong nghệ thuật tạo dựng tình huống.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w