Nhánh Hi Trưng-HN g ii đoạn 2011-2013 khu vực lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh hai bà trưng- hà nội (Trang 49 - 59)

2013 37

Vốn v : Vốn vay trong năm 2011 là 557.378 triệu đồng nhưng trong giai

đoạn 2012-2013 thì con số này lần lượt là 290.016 và 275.583 triệu đồng , tức là có một sự chênh lệch rất lớn giữa giá trị vốn vay của năm 2011 với 2 năm tiếp theo, cụ thể nhất là trong giai đoạn 2011-2012, con số này đã giảm chỉ còn một nửa. Cần giải thích một chút về khái niệm vốn vay, đây là dòng vốn mà các ngân hàng thương mại vay mượn từ thị trường liên ngân hàng mà NHNN làm chủ đạo hoặc các nguồn khác. Diễn biến của giá trị vốn vay phản ánh, bước sang năm 2012, các nguồn vốn vay ưu đãi đã thu hẹp dần lại. Ngân hàng thế giới đang đề nghị Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn vay với lãi suất cao hơn, do nguồn vốn ODA có hạn, hơn nữa đã không còn nằm trong tiêu chuẩn của đất nước trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Mặt khác, giai đoạn 2011-2013 có thể coi là giai đoạn “bản lề” đối với hoạt động ngân hàng, cụ thể là việc họ phải đối mặt với sự thay đổi rõ rệt trong chính sách tiền tệ đổi mới, sự tái cấu trúc của hệ thống ngân hàng nhằm phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, chính điều này đã khiến nguồn vốn vay của ngân hàng giảm mạnh trong giai đoạn 2011- 2012, ở giai đoạn 2012-2013, sự ổn định về nguồn vốn vay đã giúp tỉ lệ giảm thiểu của giá trị này chậm lại. Như vậy, sự suy giảm của giá trị nguồn vốn vay nhìn chung không đem lại nhiều tín hiệu khả quan lắm bởi lợi thế trong việc tiếp cận những dòng vốn ưu đãi đã không còn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hạn chế đó thì diễn biến của nguồn vốn vay ngân hàng cũng đem lại những điểm sáng nhất định cho đà phục hồi của nền kinh tế, nó cho thấy những cải cách mang tính đột phá của hoạt động ngân hàng mà cụ thể nhất phải kể đến việc xử lý quyết liệt các ngân hàng yếu kém, tăng cường chất lượng tín dụng, kiểm soát ngoại tệ, tạo lợi thế cho đồng nội tệ.

Vốn tự có: Được đề cập với vai trò là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở

hữu, các nhà đầu tư đóng góp khi thành lập đơn vị và được bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh được thể hiện dưới dạng lợi nhuận để lại. Trong giai đoạn 2011- 2013, do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ

công Châu Âu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nghành ngân hàng nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh. Những tác động chính có thể kể đến chính là sự suy giảm mạnh mẽ của bộ phận khách hàng có nhu cầu vay vốn nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Các khoản chi phí từ hoạt động huy động vốn có dấu hiệu giảm nhưng chưa thể bù đắp lại được những thiệt hại từ thu nhập lãi.Diễn biến khó lường xuất phát từ khu vực kinh doanh dịch vụ và ngoài dịch vụ khiến hoạt động kinh doanh từ những khu vực này xuất hiện những biến động thất thường trong giai đoạn 2011-2013.Một nguyên nhân khác có thể kể đến của sự sụt giảm này còn nằm ở việc Vietinbank điều chỉnh lãi suất nhằm hỗ trợ 38

các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng. .Có thể nói, đây là những tác động chủ yếu ảnh hưởng tới Ngân hàng Công thương Vietinbank chi nhánh Hai Bà Trưng- HN khiến cho lợi nhuận để lại trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm. Cụ thể là giá trị vốn tự có Vietinbank giảm sút , từ 175.839 triệu đồng ở năm 2011 xuống còn lần lượt 166.692 và 149.513 triệu đồng ở giai đoạn 2012-2013. Được dự báo là khoảng thời gian khó khăn đối với hoạt động ngân hàng nhưng nhờ uy tín cũng như năng lực vững mạnh của mình, Vietinbank vẫn là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về lợi nhuận bởi mức giảm lợi nhuận và thu nhập ở mức thấp nhất.

Biểu đồ 2.5. Sự th đổi của vốn tự có trong gi i đoạn 2011-2013

(Đơn vị: triệu đồng) 2013 2012 Vốn tự có 2011 135000 140000 145000 150000 155000 160000 165000 170000 175000 180000 Tài sản có: Tài sản có là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Các tài sản có sinh lời là phần tạo ra lợi nhuận chủ yếu của đơn vị. Tài sản có bao gồm các khoản sau:

Tiền dự trữ: Bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ thặng dư. Dự trữ bắt buộc là

khoản tiền ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải duy trì một tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Tỷ lệ dự trữ này phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Dự trữ thặng dư là khoản tiền luôn có sẵn trong các ngân hàng ngoài khoản dự trữ bắt buộc để đảm bảo cho nhu cầu rút tiền của khách hàng và cho vay trong kỳ. Trong năm 2011 thì số vốn dự trữ là 45.282 triệu đồng, giai đoạn 2012-2013 chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ của nguồn vốn dự trữ với giá trị lần lượt là 22.081 triệu đồng và 23.222 triệu đồng. Đây cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy dòng vốn huy động và cho vay của ngân hàng đang được sử dụng hợp lý hơn và triệt để hơn. Cộng thêm những diễn biến gia tăng 39

của dự trữ ngoại hối, Vietinbank đang là đơn vị đóng góp rất lớn trong việc điều hành tỉ giá, tăng tính cạnh tranh và hấp dẫn của đồng nội tệ

Biểu đồ 2.6. Tình hình dự trữ v th nh toán gi i đoạn 2011-2013 2011 2012 2013 Dự trữ Dự trữ Dự trữ 2% 7% bắt buộc 2% 14% bắt buộc 3% 17% bắt buộc Ngoại tệ Ngoại tệ Ngoại tệ 91% Nội tệ 84% Nội tệ 80% Nội tệ

Với vai trò quan trọng của mình thì tỉ lệ dự trữ bắt buộc luôn được lưu tâm

hàng đầu vì nó gắn liền với tính “sống còn” của hoạt động ngân hàng. Năm 2011 tỉ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Công thương Vietinbank Chi nhánh Hai Bà Trưng là 1022 triệu đồng, sang đến năm 2012 tỉ lệ dự trữ này tụt giảm xuống còn 302 triệu đồng , tức là chỉ có 1/3 và cuối cùng là trong năm 2013 thì giá trị dự trữ bắt buộc có dấu hiệu phục hồi giá trị là 784 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh này phần lớn là do quy mô dự trữ nội tệ năm 2012 đã nhỏ hơn rất nhiều so với năm 2011, do đó tỉ lệ dự trữ bắt buộc trong năm 2012 thấp hơn hẳn so với 2011. Dựa vào biểu đồ tròn phía trên thì ta có thể thây Vietinbank vẫn tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của nhà nước trong việc áp đặt mức dự trữ bắt buộc là 2% trên tổng số vốn dự trữ và thanh khoản. Bước sang năm 2013, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, tính thanh khoản và chất lượng tín dụng được nâng cao rõ rệt, nhất là trong 9 tháng đầu năm 2013, NHNN đã triển khai có hiệu quả nhiều nhiệm vụ quan trọng như điều hành tỉ giá, tăng cường quản lý kinh doanh vàng, thực hiện tốt công tác thanh tra, giám sát nhằm lập lại kỉ cương trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng. NHNN đã có chính sách điều chỉnh tăng đối với tỉ lệ dữ trữ bắt buộc nhằm xây dựng bước tường bảo hộ vững chắc, tránh đi theo vết xe đổ của các tổ chức tài chính lớn trên thế giới trong việc mất khả năng thanh khoản. Có thể nói, đây là những nguyên nhân chính khiến giá trị dự trữ bắt buộc năm 2013 có dấu hiệu tăng.

Dự trữ ngoại hối của Vietinbank tăng nhẹ trong giai đoạn 2011-2012 rồi bất

ngờ tăng mạnh trong giai đoạn 2012-2013, nguyên nhân là do thị trường ngoại tệ và tỷ giá được diễn biến ổn định, nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, hợp lý đều được đáp ứng đầy đủ, tâm lý nắm giữ ngoại tệ đang diễn biến theo chiều hướng tốt. Tất cả đều nhờ vào 40

tính chủ động trong công tác điều hành thị trường của chính phủ và vai trò đầu tầu của Vietinbank trong việc thực thi các quyết sách của nhà nước.

Các khoản đầu tư chứng khoán: Là giá trị của những chứng khoán mà ngân

hàng sở hữu. Đây là khoản đầu tư của đơn vị nhằm đa dạng hóa khoản mục kinh doanh. Có thể nói với vai trò là một loại cổ phiếu Blue Chip với sức hấp dẫn rất lớn trên thị trường, những diễn biến không thuận lợi của mã cổ phiếu Vietinbank CIG sẽ chủ yếu phụ thuộc vào những diễn biến thiếu khả quan của thị trường chứng khoán. Trong năm 2011 giá trị lơi nhuận của hoạt động đầu tư chứng khoán chỉ đem lại lợi nhuận 208 triệu đồng, nguyên nhân của con số này là do thị trường lao dốc, niềm tin sụt giảm nặng nề. Đây cũng là thời điểm mà các mã cổ phiếu đều bị rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử, chính những yếu tố lạm phát tăng cao, những quyết sách của nhà nước trong thời điểm này là cần thiết trong việc điều tiết, hạn chế hoạt động đầu cơ gây nên bong bóng, nhưng cũng khiến dòng tiền chảy vào thị trường ngày càng eo hẹp, thanh khoản chứng khoán luôn ở mức thấp. Năm 2012 cũng chứng kiến những diễn biến thiếu khả quan như HNX-index chạm đáy lịch sử, hàng loạt đại gia và các khách hàng VIP bị bắt, tiết lộ những thương vụ giao dịch mờ ám. Tuy vậy, hoạt động chứng khoán năm 2012 cũng đã có nhiều khởi sắc, mà điểm cốt lõi nhất là giá trị thật sự của các mã cổ phiếu đã được xác nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền, giúp cho nhà đầu tư phần nào cải thiện lòng tin với thị trường. Các chính sách mới cũng được thực thi rất triệt để như việc thành lập quỹ mở, ra mắt 2 sàn chứng khoán bao gồm các mã cổ phiếu Blue Chip có tính thanh khoản cao. Chính những diễn biến này đã khiến hoạt động đầu tư chứng khoán của Vietinbank thu được các kết quả thuận lợi hơn và cụ thể là mức tăng lên đến con số 8.873 triệu đồng. Nếu như giai đoạn 2011-2012 thị trường chứng khoán Việt Nam đối mặt với khó khăn, thách thức, thì năm 2013 lại là một năm báo hiệu sự phục hồi mạnh mẽ. Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các chỉ số giá chứng khoán đều tăng so với cuối năm 2012, VN-Index tăng trên 22,2%, HNX-Index tăng 19,3%. Sự gia tăng của các chỉ số chứng khoán trong năm 2013 đã đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới. Cùng với đó là các chế tài xử phạt, minh bạch hóa công tác quản lý, chuẩn mực hóa bộ chỉ số chứng khoán, thị trường trái phiếu cùng đà tăng trưởng kỉ lục, cụ thể là gấp 2 lần so với cùng kì năm ngoái. Và một vấn đề quan trọng nhất mà năm 2013 đã giải quyết được đó là việc hoàn thiện bộ tiêu chuẩn phát hành chứng khoán đối với các doanh nghiệp, điều này đã giúp thanh lục các doanh nghiệp không đủ khả năng cũng như hướng nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng vào những đối tượng phù hợp. Giá trị lợi nhuận từ chứng khoán của Vietinbank đã tăng kỉ lục, 300.000 41

triệu đồng và đây cũng là một khẳng định rõ ràng cho năng lực tài chính, cũng như khả năng kinh doanh sinh lời của doanh nghiệp

Các khoản mục tín dụng: Là toàn bộ giá trị của khoản mà ngân hàng cho các

đối tượng trong nền kinh tế vay nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn. Diễn biến của các khoản mục tín dụng được thể hiện như sau:

Biểu đồ 2 7 Cơ cấu các khoản mục tín dụng gi i đoạn 2011-2013

(Đơn vị: Triệu đồng) Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn 1989241 2478521 38126 37397 2921067 3461801 2595670 42349 1025984 2011 2012 2013

Từ bảng trên, ta có thể thấy rõ xu hướng của dòng vốn cho vay ra nền kinh tế

đã dịch chuyển từ khu vực dài hạn sang khu vực ngắn hạn trong giai đoạn 2011-2013. Nguyên nhân là từ những năm 2011 và cuộc chạy đua lãi suất huy động, đỉnh điểm của cuộc “phi mã” lãi suất này có thể kể đến mức lãi suất “khủng” 18%/năm đối với lãi suất huy động, kéo theo đó là lãi suất cho vay lên tới 23-25%/năm. Như vậy có thể nói phải là doanh nghiệp nào thực sự chắc chắn về cơ hội kinh doanh, đầu tư của mình cũng như ước tính hoàn trả sớm cả gốc lẫn lãi thì mới mong tiếp cận được dòng vốn ngắn hạn, có thể nói đây là nguyên do chính khiến cho năm 2011 nguồn vốn ngắn hạn chỉ chiếm 25% trong tổng các khoản mục tín dụng. Các khoản mục vay dài hạn chiếm tỉ trọng lớn, tất nhiên đó là giải pháp khả dĩ nhất hiện tại, khi mà trung bình mức lãi suất luôn cao, thị trường dài hạn sẽ đem lại khả năng thanh toán tốt hơn, giúp các doanh nghiệp có thể xoay sở và tồn tại. Trước những diễn biến bi quan của năm 2011 thì giai đoạn 2012-2013 lại là một giai đoạn tốt trong việc thực hiện công tác cải tổ mạnh mẽ của chính phủ và ngân hàng nhà nước, trần lãi suất huy động giảm mạnh trở về mức 7%/năm và chỉ áp dụng với kì hạn dưới 6 tháng. Trần lãi suất cho vay ở mức 42

ưu tiên nhất cũng chỉ là 9%/năm, đối với các khoản cho vay thông thường chỉ phải chịu mức lãi suất 10-12% một năm. Điều này khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng không còn quá nóng, sự chênh lệch giữa huy động và cho vay không còn lớn như trước. Lòng tin của thị trường lại được củng cố khi các ngân hàng thực hiện mọi biện pháp nhằm tăng cường chất lượng tín dụng, thẩm định kĩ càng trước khi cho vay, có kế hoạch trong việc thu hút vốn huy động, nhằm đảm bảo quan hệ “Tiền - Tiền” không bị ứ đọng, tạo ra lợi nhuận lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp. Đây là các lý do chính khiến cho giai đoạn 2012 - 2013 đánh dấu sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn ngắn

hạn ở mức lần lượt là 2.595.670 và 3.461.801 triệu đồng. Và phải nhấn mạnh đây không chỉ là sự thay đổi trong tỉ trọng, quy mô vốn cho vay đã tăng rất mạnh trong giai đoạn này, một lượng vốn dài hạn chỉ giảm nhẹ, sự tăng trưởng cho thấy các nguồn vốn ngắn hạn nhiều rủi ro tiềm tàng đã phần nào được cải thiện và trở nên an toàn hơn cho các doanh nghiệp cho việc tiếp cận và vay vốn.

T i sản cố định, bất động sản đầu tư: Là những tư liệu lao động cần thiết có

thời gian luân chuyển dài, trên một năm. Đây là cơ sở vật chất quan trọng không thể thiếu trong quá trình hoạt động của đơn vị. Tài sản cố định trong năm 2011 là 26.630 triệu đồng , trong năm 2012 chứng kiến mức giảm tới giá trị là 22.357 triệu đồng, bước sang năm 2013 TSCĐ đạt mức tăng là 29.871 triệu đồng. Sự biến động của diễn biến tài sản cố định chủ yếu phụ thuộc vào các khoản bất động sản đầu tư và cuộc khủng hoảng “cung vượt cầu” ở giai đoạn đầu năm 2012. Bước sang năm 2013, cùng nhiều chính sách phù hợp của nhà nước, đặc biệt là gói cứu trợ 30.000 tỉ đồng, sự khủng hoảng của lĩnh vực bất động sản đang dần được giải quyết. Đó là nguyên nhân dẫn tới đà tăng trưởng của khoản mục tài sản cố định trong năm 2013.

2.1.1.3. Phân tích chỉ số ROA trong giai đoạn 2011-2013

Bảng 2.8. Chỉ số ROA trong gi i đoạn 2011-2013

(Đơn vị của Thu nhập ròng và Tổng tài sản: Triệu đồng)

Năm Thu nhập ròng Tổng tài sản ROA 2011 175.839 7.972.267 0,022 2012 166.692 7.824.833 0,021 2013 149.513 7.959.304 0,018

( Nguồn: Tác giả tự tính toán)

Qua bảng trên ta có thể thấy chỉ số ROA đã giảm dần qua các năm.Trong năm 2011 chỉ số ROA là 2,2%, năm 2012 chỉ số này là 2,1% và năm 2013 là 1.8%. 43

Chỉ số ROA được chi phối bởi 2 yếu tố, đó là thu nhập ròng ở tử số và tổng tài

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh hai bà trưng- hà nội (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w