- Bảng lớp viết sẵn đề bài - Bảng phụ viết sẵn gợi ý 3 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ Giáo viên Học sinh
1
2
3
Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2 HS kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tinh thần lạc quan, yêu đời
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể
- Nhận xét, cho điểm HS Bài mới:
- Giới thiệu bài: Tiếng cười rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Xung quanh ta có rất nhiều người vui tính, luôn mang lại tiếng cười cho mọi người. Em hãy kể về một người vui tính mà em biết cho các bạn nghe Hướng dẫn kể chuyện
* Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch
- 2 HS kể chuyện
- 1 HS đứng tại chỗ trả lời
- Lắng nghe
HĐ Giáo viên Học sinh chân các từ: vui tính, em biết
- Yêu cầu HS đọc gợi ý trong SGK
+ Nhân vật chính trong câu chuyện em kể là ai?
+ Em kể về ai? Hãy giới thiệu cho các bạn biết?
* Kể trong nhóm
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ. - Yêu cầu HSkể chuyện trong nhóm
- Gợi ý: Các em có thể giới thiệu về một người vui tính, nêu những sự việc minh họa cho đặc điểm, tính cách của người đó hoặc kể lại một câu chuyện về một người vui tính để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS * Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể
- GV ghi tên HS kể, nội dung truyện (hay nhân vật chính) để HS nhận xét
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện - Nhận xét, cho điểm HS kể tốt
- Theo dõi
- 3 HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý trong SGK
+ Nhân vật chính là một người vui tính mà em biết
+ 5 HS giới thiệu. Ví dụ:
- Em kể về Bác Hoàng ở xóm em. Bác là người rất vui tính. Ở đâu có bác là ở đó xuất hiện tiếng cười
- Em xin kể một câu chuyện mà em đã được chứng kiến. Câu chuyện kể về bác lái xe vui tính được tất cả mọi người cùng đi quý mến.
- Em xin kể câu chuyện về bố em. Bố em là người rất hài hước và vui tính.
- 4 HS cùng hoạt động trong nhóm
- Khi 1 HS kể, các em khác lắng nghe, nhận xét để hiểu ý nghĩa truyện bạn kể, hiểu về nhân vật trong truyện
- 5 HS thi kể
- Nhận xét, bình chọn bạn kể ấn tượng nhất
4 Củng cố, dặên dò :
- Dăïn học sinh về nhà kể lại truyện đã nghe các bạn kể cho người thân nghe. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS
Bài 32 ĐỊA LÝ
ÔN TẬP (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS có khả năng:
- Nắm được các kiến thức đã học trong chương trình
- Viết được một đoạn văn ngắn kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển của nước ta - Tập làm hướng dẫn viên du lịch
- Rèn luyện, củng cố kĩ năng viết đoạn văn, đóng vai
- Tôn trọng các nét đặc trưng văn hóa của các người dân ở các vùng miền II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nội dung câu hỏi III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ Giáo viên Học sinh
1
2
3
Kiểm tra bài cũ :
- Nêu các bài em đã học được trong năm? - Nhận xét, cho điểm
Giới thiệu bài mới: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục củng cố và ôn tập các kiến thức của các bài đã học
Hoàn thành phiếu bài tập:
- GV phát phiếu bài tập, HS làm bài trên phiếu
1. Các câu trả lời đúng: a, d, e, h
2. a – 4; b – 5; c – 1; d – 6; e – 3; g - 2
- HS lần lượt nêu. HS cả lớp theo dõi, bổ sung
- HS làm bài cá nhân
1. Đánh dấu x vào trước những câu trả lời đúng
a. Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi có những đỉnh nhọn, sườn dốc
b. Ba-na là dân tộc sinh sống chủ yếu ở duyên hải miền Trung
c. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế – du lịch lớn nhất cả nước
d. Trồng lúa nước là hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân đồng bằng Nam Bộ e. Nước ta có vùng biển rộng lớn và là một bộ phận của biển Đông
g. Hoạt động sản xuất của người dân trên các quần đảo chỉ là đánh bắt cá
h. Khoáng sản và hải sản là 2 tài nguyên có giá trị của vùng biển nước ta
2. Nối các nội dung ở cột A với các nội dung thích hợp ở cột B Cột A Cột B a. Đồng bằng Bắc Bộ b. Đồng bằng Nam Bộ 1. Nhiều đất đỏ bazan, trồng nhiều cà phê nhất nước ta
2. Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, cung cấp quặng a-pa-tit để làm phân bón
HĐ Giáo viên Học sinh c. Tây Nguyên
d. Trung du Bắc Bộ
e. Các đồng bằng duyên hải miền Trung
g. Hoàng Liên Sơn
3. Nghề đánh bắt hải sản, làm muối phát triển 4. Vựa lúa lớn thứ hai, trồng nhiều rau xứ lạnh 5. Sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy sản nhất cả nước
6. Trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc, có nhiều chè nổi tiếng ở nước ta
3. Hãy viết một đoạn văn ngắn, kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển của nước ta. Trong đó, hãy nêu cả những nguyên nhân làm giảm chất lượng tài nguyên biển và một số biện pháp khắc phục 4. Đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một địa danh trên đất nước Việt nam (trong đó phải nêu được các đặc điểm về tự nhiên và con người ở nơi đó) 4 Củng cố, dặn dò:
- Ôn tập các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra cuối năm - Nhận xét tiết học
văn
Tiết: 66 Môn : Tập làm
ĐIỀN VAØO GIẤY TỜ IN SẴN I. MỤC TIÊU :
- Điền đúng nội dung trong: Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước
- Hiểu các yêu cầu, nội dung trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước đủ dùng cho từng HS III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ Giáo viên Học sinh
1
2
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc lại thư chuyển tiền đã hoàn chỉnh
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn - Nhận xét chung
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, cô sẽ hướng
- 2 HS thực hiện yêu cầu
HĐ Giáo viên Học sinh
3
dẫn các em cách điền vào một số giấy tờ in sẵn rất cần thiết trong đời sống: Điện chuyển tiền
đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước
Hướng dẫn làm bài tập Bài 1
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Trong trường hợp bài tập nêu ra, ai là người gửi? ai là người nhận?
- Hướng dẫn: Điện chuyển tiền đi cũng là một dạng gởi tiền, gửi tiền bằng thư hay điện báo đều được. Nhưng gởi tiền bằng Điện chuyển
tiền sẽ đến với người nhận nhanh hơn và cước
phí của nó cũng cao hơn
- Các em cần lưu ý một số nội dung sau trong
Điện chuyển tiền
+ N3VNPT: là kí hiệu riêng của bưu điện + ĐCT: điện chuyển tiền
Người gửi bắt đầu điền vào từ phần khách hàng viết
+ Họ và tên người gửi: là họ và tên của mẹ em + Địa chỉ: các em ghi theo địa chỉ hộ khẩu của mẹ em. Phần này nếu cần thiết thì ghi, nếu không cũng được.
+ Số tiền gửi được viết bằng số trước, bằng chữ sau
+ Họ tên người nhận là họ và tên của ông hoặc bà em
+ Tin tức kèm theo nếu cần: Dòng này nếu cần thì ghi và phải ghi thật ngắn gọn
+ Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa ở dưới
+ Các mục khác do nhân viên Bưu điện điền - Yêu cầu 1 HS giỏi làm mẫu
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
- Gọi HS đọc điện chuyển tiền đã hoàn thành - Nhận xét bài làm của HS
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Phát giấy đặt mua báo chí trong nước cho từng HS
- Hướng dẫn HS cách điền: Khi đặt mua báo chí các em cần ghi rõ các mục sau:
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp
- Người gửi là mẹ em, người nhận là ông bà em
- Lắng nghe và quan sát vào điện chuyển tiền để theo dõi cách viết
- HS theo dõi
- 1 HS đọc điện chuyển tiền đã hoàn thành
- HS tự làm bài - 5 HS đọc
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp
- 1 HS đọc thành tiếng Giấy đặt mua báo
chí trong nước
- Lắng nghe và theo dõi vào phiếu cá nhân
HĐ Giáo viên Học sinh + Tên độc giả: ghi rõ họ và tên của người đặt
mua báo
+ Địa chỉ: Địa chỉ hiện ở của người đặt mua và thường xuyên nhận báo
+ Ghi theo chiều ngang của từng dòng: tên báo, thời gian từ tháng mấy đến tháng mấy trong năm (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng) số lượng 1 kì là một tờ hay mấy tờ, giá tiền một tháng và giá tiền tổng cộng trong các tháng đặt mua
+ Cộng số tiền các loại báo đã mua bằng số + Mục thành tiền viết tổng số tiền bằng chữ + Ghi rõ ngày, tháng. năm đặt mua
+ Phần cuối, nếu là mua cho cá nhân thì chỉ ghi ở bên trái và kí tên. Nếu mua cho cơ quan thì phải thêm chữ kí của kế toán, thủ trưởng đơn vị và đóng dấu
- Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét bài làm của HS
- HS tự làm bài cá nhân - HS đọc bài làm của mình 4 Củng cố, dặên dò :
- Dặn HS về nhà ghi nhớ cách viết các loại giấy tờ in sẵn vì đó là những giấy tờ rất cần thiết cho cuộc sống
- GV nhận xét tiết học.
Tiết: 68 Kĩ th
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN I. MỤC TIÊU:
- HS biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn
- Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình - Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của mô hình