Hình thức sản xuất

Một phần của tài liệu nghề sản xuất và chế biến chè ở thái nguyên (giai đoạn 1997 - 2010) (Trang 62 - 69)

2.2.2.1. Hộ gia đình

Hiện nay, các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu của nghề sản xuất và chế biến chè ở Thái Nguyên là: hộ sản xuất - kinh doanh (bao gồm hộ chuyên và hộ kiêm); các hợp tác xã làm nghề hay vừa làm nghề, vừa dịch vụ hoặc dịch vụ cho sản xuất trong làng nghề; các doanh nghiệp được tổ chức theo Luật Doanh nghiệp (Công ty tư nhân, Công ty TNHH...). Trong đó, hình thức sản xuất kinh doanh theo hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Hiện nay, diện tích chè trong tỉnh đã được giao khoán ổn định lâu dài cho các hộ gia đình. Diện tích chè vườn gắn với nhà ở và VAC của hộ gia đình nông dân chiếm tỉ lệ lớn. Năm 2007, chế biến chè trong nhân dân chiếm 66,34% sản lượng chè toàn tỉnh Thái Nguyên. Chủ yếu chè chế biến hộ gia đình là chè xanh thành phẩm tiêu dùng hàng ngày và chè bán thành phẩm làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp.

Trong chế biến, Thái Nguyên có 54.400 cở sở chế biến chè quy mô hộ gia đình. Nhiều hộ nông dân chế biến chè đã mạnh dạn đầu tư thiết bị hiện đại, vừa tiết kiệm công lao động, vừa nâng cao chất lượng chè.

Trong sản xuất theo các hộ gia đình, những năm gần đây nhiều hộ đã tự bỏ vốn trang bị máy móc để nâng cao năng suất. Qua khảo sát có khoảng 55.000 máy sao, máy vò chè đủ chủng loại trong nhân dân, bình quân có 01 máy chế biến/1,5 ha chè. Chính nhờ áp dụng công cụ chế biến cải tiến đã giảm được thời gian chế biến xuống 3 lần, giảm công chế biến xuống còn 4 lần, vừa tăng chất lượng và giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, đánh giá chung về chế biến chè trong các hộ gia đình là các thiết bị chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nên chất lượng không đồng đều và khó đạt yêu cầu vệ sinh công nghiệp. Có thể khẳng định, trong định hướng về phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, cây chè luôn được xác định là cây mũi nhọn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong các chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Đặc biệt, thu nhập từ sản xuất chè trong kinh tế hộ ngày một tăng, xuất hiện nhiều điển hình về sản xuất chè chất lượng cao góp phần quan trọng vào việc làm giàu cho nhiều hộ nông dân.

2.2.2.2. Hợp tác xã

Để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, có thể tiêu thụ sản phẩm chè Thái Nguyên với số lượng lớn, nhiều HTX đã được thành lập như: HTX chè an toàn Hà Phương Minh Lập, HTX sản xuất và chế biến kinh doanh trà Bắc Sơn, HTX chè Tân Hương, HTX chè Trại Cài, HTX chè La Bằng, HTX Hương trà Minh Lập...

Trên địa bàn huyện Đại Từ hiện nay có 7 nhà máy chế biến chè và 5 HTX chè. Năm 2006, HTX La Bằng được thành lập dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Chính quyền xã với mong muốn sản xuất được một loại chè ngon đặc biệt, đồng thời xây dựng thương hiệu chè La Bằng để khắp nơi trong nước và quốc tế biết đến, thưởng thức như một món độc ẩm mỗi ngày. Quyết tâm thực hiện mục tiêu trên, Ban Chủ nhiệm HTX đã xây dựng kế hoạch, bắt đầu từ việc phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Bảo vệ thực vật, Hội Nông dân, tổ chức các lớp huấn luyện về kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản chè, cách dùng các loại phân bón, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật... Sự cố gắng của HTX La Bằng trong việc phối hợp chặt chẽ với quá trình sản xuất của các hộ gia đình đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao sản lượng và chất lượng chè La Bằng.

Thông qua HTX, các xã viên được tham gia các lớp tập huấn IPM trên cây chè để sản xuất chè sạch, an toàn, được tập huấn kỹ thuật chế biến chè chất lượng cao và được bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra, HTX còn tổ chức thu mua chè khô cho các hộ gia đình trong xã, mỗi năm tiêu thụ khoảng 10% sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lượng. Từ khi sản phẩm chè của xã viên HTX được đóng gói, gắn thương hiệu thì giá bán đã tăng lên rất nhiều. Thông thường, các hộ làm chè trong xã chỉ bán ra thị trường được từ 140 - 150 nghìn đồng/kg chè búp khô nhưng sản phẩm do HTX chế biến, lên hương, đóng gói đã bán được với giá từ 250 - 300 nghìn đồng/kg. Lợi ích lớn hơn khi người nông dân tham gia HTX là họ đã thay đổi được cách nghĩ, cách làm. Từ chỗ manh mún, tự phát, khi tham gia HTX, các xã viên đã ý thức được xu thế tất yếu là phải hợp tác sản xuất và phải tạo ra sản phẩm sạch.

Sau 6 năm ra đời, hoạt động ngày càng hiệu quả, HTX chè La Bằng đã trở thành mô hình điểm trong việc hình thành các tổ đội hợp tác sản xuất tại xã La Bằng. Đến nay, ở hầu hết các xóm của xã đều có các đội hợp tác, tổ đổi công tự nguyện. Việc hình thành HTX chè La Bằng, các tổ, đội sản xuất tiến đến xây dựng thương hiệu cho chè La Bằng chính là điểm nhấn của chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Sắp tới, La Bằng sẽ được công nhận là làng nghề sản xuất chè, làng văn hoá chè. Đó chính là cơ sở để tạo ra một thương hiệu chè La Bằng vững mạnh trên thị trường. Thương hiệu mạnh là biểu hiện rõ rệt của sự phát triển thịnh vượng cả về kinh tế lẫn văn hoá, xã hội.

Năm 2004 và 2006, HTX tham gia “Hội thi chè ngon” do tỉnh Thái Nguyên tổ chức, La Bằng đều đạt giải nhất cuộc thi. Năm 2008, HTX tham gia các hội chợ tại Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích giới thiệu và quảng bá sản phẩm chè La Bằng. Năm 2007 và 2009, HTX đã tham gia lễ hội Văn hoá Trà do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức. Hai lần dự hội thi này La Bằng lại giành hai Huy chương Vàng về chất lượng chè ngon và một giải Bàn tay bạc về kỹ thuật sao chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự tồn tại của các hợp tác xã sản xuất và chế biến chè trong địa bàn tỉnh đã góp phần phát huy sức mạnh tập thể của từng địa phương, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh chè và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của từng xã viên, của các hộ gia đình. Thông qua đó, sự tồn tại của các HTX ở các địa phương còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước trong thời kì CNH - HĐH.

Nhìn chung, loại hình kinh tế HTX trong sản xuất và chế biến chè Thái Nguyên phản ánh nhu cầu hợp tác của người dân ngày càng rõ nét, được tỉnh quan tâm. Các HTX đã và đang nỗ lực phấn đấu vươn lên, nhiều HTX đã từng bước trưởng thành trong cơ chế thị trường.

2.2.2.3. Doanh nghiệp tƣ nhân

Hiện nay, chế biến chè trên địa bàn Thái Nguyên có 30 doanh nghiệp chế biến chè công nghiệp với tổng công suất chế biến 60.000 tấn chè tươi/năm (8.000 tấn chè khô/năm). Về trang thiết bị và công nghệ chế biến ở các doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới. Trong các cơ sở chế biến công nghiệp, Công ty chè Sông Cầu có trang thiết bị tương đối hiện đại (dây chuyền sản xuất chè xanh thiết bị của Nhật Bản).

Nhiều cơ sở chè thuộc Tổng Công ty chè Việt Nam cũng có mặt tại Thái Nguyên, như Công ty chè Kim Anh, Công ty chè Bắc Sơn, Công ty chè Sông Cầu.

Các cơ sở chế biến ngoài quốc doanh điển hình là công ty cổ phần chè Quân Chu, Công ty TNHH Chè Thái Hoà, DN chè Tín Đạt, Công ty cổ phần chè Hà Thái, Công ty chè Hoàng Bình, HTX chè Tân Cương, Công ty chè Vạn Tài.

Bảng 2.5. Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu chè Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công ty TNHH xuất nhập

khẩu Trung Nguyên Phan Huy Bính

Tổ 11 - Phường Đồng Quang Email:imexcotn@hn.vnn.vn

Công ty CP tập đoàn

Tân Cương - Hoàng Bình Hoàng Trung Thành

Xã Quyết Thắng - TP TN

Email: hoangbinhtea@hn.vnn.vn Công ty cổ phần

XNK Thái Nguyên Nguyễn Ngô Quyết

Số 25 - P. Hoàng Văn Thụ Email: batimex_tn@yahoo.com Công ty TNHH chế biến

nông sản chè Thái Nguyên

Ngô Văn Chiến Tổ 13 - P. Đồng Quang Email:thainguyentea@vnn.vn Công ty cổ phần

chè Vạn Tài Nguyễn Thị Hương

Xã Phúc Thuận – huyện Phổ Yên Email: vantai2007@gmail.com

Nhà máy chè Định Hóa Nguyễn Văn Thắng Xã Trung Hội - huyện Định Hóa Email: thangchedh@gmail.com

Công ty CP chè Hà Thái Nguyễn Thị Hiền Xã Hà Thượng - huyện Đại Từ Email: hathaiteaco@hn.vnn.vn Công ty TNHH

MTV chè Sông Cầu Nguyễn Quốc Khánh

TT Sông Cầu - huyện Đồng Hỷ Email: chesongcau@yahoo.com

Công ty CP chè Quân Chu Lê Xuân Tình TT Quân Chu – huyện Đại Từ Email:quanchuteajsc@gmail.com

Doanh nghiệp

Trà Hạnh Nguyệt Nguyễn Thị Nguyệt

Cải Đan - TX Sông Công Email: thangplotn1@gmail.com

[Nguồn: Niên giám Thống kê Thái Nguyên năm 2010]

Điển hình trong các DN tư nhân là Công ty TNHH Hoàng Bình. Công ty đã tìm hiểu thị trường để đưa ra những sản phẩm phù hợp, đồng thời đầu tư xây dựng Xí nghiệp chế biến chè đặc sản Tân Cương. Công ty còn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP trong hoạt động sản xuất kinh doanh để sản phẩm làm ra có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Tất cả các công đoạn từ khâu tuyển chọn nguyên liệu, ngâm ủ, sao, lên hương, đóng gói, bảo quản... đều được cán bộ kỹ thuật kiểm tra, giám sát kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lưỡng. Chỉ trong 5 năm (2001 - 2006), Nhà máy Chè Tân Cương đã ra mắt khách hàng 26 sản phẩm mang nhãn hiệu Tân Cương - Hoàng Bình, chủ yếu là chè đen, chè xanh cao cấp dùng làm quà biếu như Lan Đình Trà, Tri Âm Trà, Trúc Lâm Trà, Queenli Trà và một số loại khác như chè túi lọc ướp hương nhài, hương sen phục vụ văn phòng, hội họp; chè Vu Quy dùng trong cưới hỏi; chè dùng cho lễ hội, chùa chiền... Chè Tân Cương đã có mặt ở thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Singapo, Pakixtan, Australia. Chè Tân Cương - Hoàng Bình đã được Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, đạt Huy chương Vàng tại các kỳ hội chợ, triển lãm... Vụ chè 2007, nhà máy tiếp tục đầu tư xây dựng thêm xưởng đóng chè túi lọc nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Liên tục đổi mới, cải tiến chất lượng là phương châm hoạt động của nhà máy, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị và thương hiệu chè Tân Cương.

Bên cạnh đó, DN Trà Hạnh Nguyệt là một đơn vị kinh doanh nổi tiếng về chế biến và xuất khẩu các sản phẩm về chè. DN đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1701000984 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp 10/11/2007. Doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ kỹ sư về chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ cao và bộ máy điều hành nhà máy tốt. Công nhân lành nghề có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến chè. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên như vậy, doanh nghiệp đã tạo ra những sản phẩm Trà có chất lượng cao, sạch và an toàn. Các sản phẩm Trà mang thương hiệu Trà Hạnh Nguyệt của nhà máy được chế biến bằng nguyên liệu của vùng chè đặc sản Tân Cương - Thái Nguyên, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, được khách hàng trong và ngoài nước quan tâm mến mộ. Các sản phẩm Trà hoa nghệ thuật, Trà Nhúng Hương Quê, Trà đặc sản các loại được tiêu thụ rộng rãi trên thị truờng trong nước và quốc tế như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Đức, Tiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khắc... Trà hoa nghệ thuật Hạnh Nguyệt đã và đang được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Trà hoa nghệ thuật chủ yếu phải làm thủ công. Đây chính là điểm khác biệt giữa quy trình của sản xuất trà hoa nghệ thuật với sản xuất chè thông thường. Khi đã khử bớt vị chát của chè, người công nhân tỉ mỉ xoắn từng búp chè rồi ghép lại thành những bông hoa, mỗi bông nặng từ 3 đến 3,5 gam, đủ để pha thành một ly to hoặc một ấm trà. Toàn bộ nguyên liệu làm trà hoa nghệ thuật đều là nguyên liệu tự nhiên 100%, ngay cả dây sử dụng để ghép từng búp chè cũng được làm bằng cỏ Mần Trầu (loại thảo mộc có tác dụng chữa bệnh).

Từ đầu năm 2010, doanh nghiệp đã và đang tiến hành các chương trình quảng bá thương hiệu như: kết hoa nghệ thuật dâng lễ giỗ tổ Vua Hùng ngày 10 tháng 3; đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho nhiều dòng sản phẩm trà nghệ thuật cao cấp tại Cục Sở hữu trí tuệ; mở thêm văn phòng đại diện tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) nhằm giới thiệu sản phẩm đến thị trường Hà Nội và phục vụ nhu cầu của du khách nước ngoài.

Với những tác dụng của trà xanh như: giảm nguy cơ gây ung thư, giảm lượng đường trong máu, giảm mệt mỏi và lợi tiểu, chống ô xi hóa và hạn chế lão hóa; kết hợp cùng hình thức biểu hiện nghệ thuật cùng một quy trình sản xuất sạch, an toàn cho sức khỏe nên sản phẩm của doanh nghiệp hiện nay nhận được niềm tin và tình cảm của người tiêu dùng trong cả nước cũng như một số khách hàng truyền thống tại các nước trên thế giới hứa hẹn nhiều tiểm năng mới cho doanh nghiệp.

Để hưởng ứng Festival Trà Quốc tế tổ chức ở Thái Nguyên vào tháng 11/2011, doanh nghiệp sẽ làm một số sản phẩm trà hoa nghệ thuật đặc sắc, trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm trà hoa nghệ thuật mang tên “Con thuyền buồm may mắn”, có chiều cao 190,5cm, chiều rộng 133cm. Doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũng đang khẩn trương thực hiện việc đăng ký bảo bộ bản quyền sản phẩm tại thị trường trong nước và quốc tế.

Hiện nay, các DN sản xuất, chế biến chè trên địa bàn tỉnh hoạt động ngày càng có hiệu quả. Điều đó phản ánh đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của tỉnh, khuyến khích việc đầu tư kinh doanh, bảo hộ lợi ích hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân. Trong thời gian tới, hoạt động mạnh mẽ, năng động của các DN sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nghề sản xuất, chế biến chè, giới thiệu và quảng bá thương hiệu chè Thái Nguyên ở thị trường trong nước và trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu nghề sản xuất và chế biến chè ở thái nguyên (giai đoạn 1997 - 2010) (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)