Vùng phân bố và kĩ thuật trồng, chế biến chè

Một phần của tài liệu nghề sản xuất và chế biến chè ở thái nguyên (giai đoạn 1997 - 2010) (Trang 34 - 113)

2.1.1. Vùng phân bố

Những vùng trà nổi tiếng nhất xứ Thái thường nằm bên bờ Sông Cầu hoặc men theo chân dãy núi Tam Đảo, gồm: Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên); La Bằng (Đại Từ); Minh Lập (Đồng Hỷ); Tức Tranh, Vô Tranh (Phú Lương), Phúc Thuận (Phổ Yên)… Trà Tân Cương nổi danh đến cả thế kỷ nay, còn gần đây nói đến trà đặc sản Thái Nguyên người ta không thể không nhắc đến trà La Bằng.

Từ năm 1997 cho đến nay, khi tỉnh Thái Nguyên được tái lập, diện tích trồng chè tăng nhanh qua các năm, vùng phân bố chè trên địa bàn tỉnh đã có sự thay đổi. Cụ thể, diện tích trồng chè phân theo huyện/thành phố/thị xã của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1998 - 2010 như sau:

Bảng 2.1. Diện tích trồng chè phân theo huyện/thành phố/thị xã

Đơn vị : ha Đơn vị 1998 2000 2002 2005 2008 2010 TP. Thái Nguyên 477 606 817 1.125 1.161 1.220 TX. Sông Công 298 340 434 480 505 525 H. Định Hoá 1.676 1.829 2.263 1.942 2.026 2.102 H. Võ Nhai 139 167 256 465 560 626 H. Phú Lương 2.550 2.823 3.376 3.451 3.650 3.775 H. Đồng Hỷ 1.155 1.361 2.200 2.493 2.606 2.709 H. Đại Từ 3.214 3.314 3.806 4.871 5.152 5.253 H. Phú Bình 19 20 46 96 101 104 H. Phổ Yên 945 1.015 1.340 1.008 1.233 1.347 Tổng số 11.518 12.525 13.358 14.538 15.931 17.309

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cây chè được trồng ở 9 huyện, thị xã và thành phố, nhưng tập trung ở Thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công và các huyện Đại Từ, Phú Lương, Định Hoá, Đồng Hỷ. Từ năm 1998 – 2010, diện tích trồng chè ở các địa phương trong toàn tỉnh có sự tăng nhanh. Cho đến năm 2010, chè được trồng nhiều nhất ở huyện Đại Từ, với diện tích là 5.253 ha. Tiếp đó là các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Định Hoá, Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên. Tại các huyện Phú Bình, thị xã Sông Công, Võ Nhai, diện tích trồng chè còn ít. Từ năm 2000, tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư, phát triển cây chè một cách đồng bộ về KH-KT, vật chất và con người. Thông qua nhiều chính sách khuyến khích, phát triển cây chè, thực hiện chuyển giao tiến bộ KH-KT về sản xuất, chế biến chè nên năng suất, sản lượng chè của tỉnh tăng lên nhanh chóng.

Vùng chè đặc sản quý hiếm nổi tiếng của Thái Nguyên được biết đến rộng rãi là chè Tân Cương. Tân Cương với những điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng từ gần 100 năm nay đã trở thành một trong những vùng chè ngon nhất của Việt Nam, hình thành nên danh tiếng của “chè Thái”. Vùng chè Tân Cương nằm ở lưu vực sông Công, dưới chân Tam Đảo, được trời ban cho chất đất và ánh sáng quý giá phù hợp với loại chè ngon, ngang ngửa với chè Sri Lan-ca, Ấn Độ, Trung Quốc. Trước đây, khách du lịch dừng lại Tân Cương trên hành trình đi Hồ Núi Cốc. Còn nay, tự Tân Cương đã là một điểm đến hấp dẫn. Nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 13km về phía Tây, Tân Cương là vùng đất bán sơn địa, cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt với những dãy đồi thoai thoải về hướng mặt trời lặn mà dân địa phương gọi là núi Thằn Lằn. Bắt nguồn từ những cánh rừng trên núi, các con suối róc rách men theo những chân đồi chảy về tưới mát cả vùng chè đặc sản nổi tiếng. Nơi đây đồi nối tiếp đồi, chè nối tiếp chè, hương chè tươi nồng nàn trong không gian. Người dân vùng chè mê mải với công việc thường nhật, từ động tác hái chè những ngón

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tay như múa, từ cách thức sao vò chè như thể làm ảo thuật. Cũng vì sự khéo léo đầy tính nghệ thuật đó mà nhiều người đã được tôn vinh là nghệ nhân.“Đất tổ” của chè Tân Cương là bãi chè cổ tại xóm Lam Sơn, ngay dưới chân núi Guộc, trên mỗi gốc cây sần sùi già cỗi là vòm tán rộng hàng sải tay với ngàn ngàn búp non tua tủa.

Chè Tân Cương từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân Thái Nguyên, đã trở thành thương hiệu với người tiêu dùng. Hiện nay vùng chè đặc sản Tân Cương được thành phố quy hoạch thành cụm làng nghề trở thành thương hiệu, Nhà nước bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tân Cương đã trở thành địa điểm hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Cây chè và “Hương sắc trà xuân vùng chè đặc sản Tân Cương” đã góp phần phát huy, tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Chè Tân Cương là một đại diện tiêu biểu trong các thương hiệu chè ở Việt Nam, nổi tiếng với hương thơm cốm dịu dàng đặc trưng, mầu nước xanh trong, vị chát dịu và ngọt. Theo tài liệu khảo sát, vùng chè Tân Cương nằm trong một tiểu vùng khí hậu với những điều kiện sinh trưởng lý tưởng cho cây chè. Tân Cương được dãy núi Tam Đảo chắn bớt gió, thừa hưởng nguồn nước sông Công và Hồ Núi Cốc nên mạch đất luôn mát mẻ. Một điểm khác nữa là nhiệt độ ngày và đêm ở vùng này có sự chênh lệch trung bình 7,90

C, cao hơn các vùng khác. Tại đây có tới 80% người dân sinh sống bằng nghề trồng chè. Mỗi năm, xã Tân Cương sản xuất khoảng 10.000 tấn chè.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh uỷ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XI và quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho chè Tân Cương Thái Nguyên, năm 2006, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, UBND thành phố Thái Nguyên đã xây dựng dự án: “Hoàn thiện cơ sở dữ liệu và thủ tục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho chè Tân Cương Thái Nguyên” với tổng kinh phí của dự án là gần 800 triệu đồng, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1: Xác định tính đặc thù của chè Tân Cương làm cơ sở để cho việc đăng bạ bảo hộ chỉ dẫn Tân Cương cho chè Tân Cương Thái Nguyên với tổng kinh phí là hơn 400 triệu đồng (nguồn vốn của Trung ương). Giai đoạn 2: Thực hiện năm 2007 với việc hoàn thiện hồ sơ xin bảo hộ (nguồn vốn gần 400 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của thành phố Thái Nguyên).

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nổi tiếng là cả một quá trình phức tạp đòi hỏi địa phương đứng đơn phải phân tích và chỉ rõ tính đặc thù của sản phẩm mà địa phương định bảo hộ. Đối với chè Tân Cương, việc xác định các điều kiện ảnh hưởng quyết định đến chất lượng đặc thù của chè Tân Cương là rất phức tạp. Song với sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, của lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, lãnh đạo UBND thành phố Thái Nguyên và sự nhiệt tình, trách nhiệm của các nhà khoa học, sau hơn một năm thực hiện với hàng trăm các kết quả thí nghiệm về đất, nước, khí hậu và hàng chục cuộc hội thảo với người dân địa phương đã cho kết quả cụ thể. Các nhà khoa học đã chỉ ra các điều kiện quyết định đến chất lượng chè Tân Cương. Ngoài các yếu tố là đất trồng và tập quán canh tác thì yếu tố về khí hậu mà cụ thể là bức xạ nhiệt có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng chè.

Trên cơ sở đó, ngày 20/9/2007, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 1144/QĐ - SHTT cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm chè Tân Cương, quyết định giao cho UBND thành phố Thái Nguyên là đơn vị tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý Tân Cương, có hiệu lực từ ngày 20/9/2007 và có hiệu lực vô thời hạn.

Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho chè Tân Cương Thái Nguyên bao gồm vùng địa danh tương ứng với 3 xã: Phúc Xuân, Phúc Trìu và Tân Cương với tổng diện tích tương ứng 4.861,8 ha. Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho chè

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tân Cương Thái Nguyên là 1 trong 5 sản phẩm của quốc gia được đăng bạ bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên toàn quốc.

Hiện nay, xã Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên) có 350 ha chè kinh doanh, trong đó có trên 200 ha chè cành. Do được chuyển giao khoa học, kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, chế biến chè cũng như được chú trọng đầu tư nên sản lượng chè của xã hàng năm luôn đạt cao.

Riêng năm 2010, sản lượng chè của cả xã đạt 100 tấn/ha, tăng 20% so với năm 2005. Thu nhập từ cây chè hàng năm đạt từ 80 - 120 triệu đồng. Các xóm có sản lượng chè hàng năm đạt cao với chất lượng chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá bán cao như Hồng Thái II, Gò Pháo, Đội Cấn, Soi Vàng, Nam Tiến... Xóm Hồng Thái II đã được UBND tỉnh công nhận Làng nghề chè truyền thống năm 2010, với 141 hộ dân trồng chè tham gia.

Vùng chè nổi tiếng thứ hai của tỉnh là chè Đại Từ. Bao đời nay, cây chè đã bén rễ và tìm chỗ đứng vững chắc trên mảnh đất Đại Từ. Là huyện trung du miền núi, nhờ có điều kiện khí hậu và đất đai được thiên nhiên ưu đãi nên rất thích hợp với sự phát triển của cây chè. Do đó, trong cơ cấu các cây trồng của huyện, chè được xác định là cây trồng tiềm năng thế mạnh, là cây trồng xoá đói giảm nghèo tiến tới làm giàu trong việc phát triển kinh tế. Diện tích chè hàng năm không ngừng tăng nhanh.

Nhắc đến chè Đại Từ, mọi người thường nhớ tới những sản phẩm chè đặc sản nổi tiếng như chè La Bằng, chè Làng Thượng (xã Phú Thịnh), chè Khuôn Gà (xã Hùng Sơn)...

Huyện Đại Từ hiện có khoảng 5.253 ha chè, trong đó, diện tích chè kinh doanh là 4.900 ha, năng suất đạt 99 tạ/ha, sản lượng gần 50.000 tấn. Để xây dựng vùng sản xuất chè chất lượng cao với diện tích khoảng 1.000 ha, huyện đã chỉ đạo trồng mới, trồng lại 779,6 ha bằng các giống chè có năng suất, chất lượng cao như LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, TRI777, Bát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiên... nâng tổng diện tích trồng chè bằng giống mới của huyện đạt 1.304,6 ha. Đồng thời, huyện cũng chỉ đạo thâm canh 4.899 ha, cải tạo 1.756 ha, trong đó tập trung vào một số vùng sản xuất chè chất lượng cao tại các xã La Bằng, Phú Thịnh, Hùng Sơn... Nhờ vậy, tổng diện tích chè thâm canh chất lượng cao của huyện đến nay đạt 1.200 ha. Một số sản phẩm chè chất lượng cao đã được khẳng định trên thị trường và có giá trị sản phẩm cao gấp 3 - 4 lần giá trị chè thương phẩm đại trà, giá trị thu nhập bình quân đạt trên 100 triệu đồng/ha chè chất lượng cao. Đặc biệt, một số vùng chè như La Bằng, Khuôn Gà (xã Hùng Sơn), Làng Thượng (xã Phú Thịnh)... có giá trị thu nhập bình quân đạt trên 150 triệu đồng/ha. Với diện tích 1.200 ha chè chất lượng cao, hàng năm sản lượng chè búp khô trên địa bàn huyện đạt trên 2.700 tấn. [53, tr. 2]

Huyện đã xây dựng quy hoạch vùng chè, mạnh dạn đưa các giống chè mới có chất lượng và năng suất cao thay thế dần cho cây chè Trung du lá nhỏ, chủ yếu là giống chè nhập nội, chè lai cho năng suất và chất lượng cao. Nhờ có những cơ chế chính sách đúng đắn, phù hợp để quy hoạch phát triển sản xuất chè, nhân dân trong huyện có truyền thống canh tác, sản xuất chè, ham học hỏi và ứng dụng KH-KT vào sản xuất, thâm canh, chế biến chè nên đã hình thành nhiều vùng sản xuất có sản phẩm chè đặc sản thơm ngon nổi tiếng trong và ngoài tỉnh như chè La Bằng, Hoàng Nông, Hùng Sơn, Quân Chu… chuyên sản xuất những loại chè có uy tín và giá trị kinh tế cao. Việc thu hút đầu tư vào dự án “Sản xuất và chế biến chè sạch” là một trong những ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện Đại Từ hiện nay.

Ngoài ra, huyện Đại Từ còn phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc triển khai thực hiện dự án xây dựng mô hình thâm canh chè chất lượng cao tại 4 xã: Phú Cường, Phú Thịnh, La Bằng, Hoàng Nông với quy mô trồng mới, trồng lại 50 ha chè bằng giống LDP1 và thâm canh 100 ha chè trung du. Cùng với đó,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

huyện cũng triển khai thực hiện dự án xây dựng mô hình trồng chè giống mới bằng các giống chè nhập nội, từng bước hình thành vùng nguyên liệu phục vụ chế biến chè Ô Long tại hai xã Hùng Sơn và La Bằng với quy mô 5 ha chè bằng giống Kim Tuyên. Không chỉ cung cấp các sản phẩm chè chất lượng cao, huyện Đại Từ còn triển khai thực hiện mô hình sản xuất thử giống chè PH8, PH9 tại xã Hùng Sơn với quy mô 3 ha.

Để từng bước triển khai xây dựng quy hoạch vùng chè nguyên liệu, chè đặc sản nhất là quy hoạch vùng chè chất lượng cao, gắn với phát triển du lịch để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư tập trung đầu tư vào sản xuất chè, địa phương đã chỉ đạo thực hiện tốt các dự án xây dựng hạ tầng giao thông, thuỷ lợi vùng chè, mở rộng diện tích chè, chủ động nước tưới và nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng chè. Ngoài ra, địa phương cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè trên địa bàn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, các hộ sản xuất chè đăng ký sản xuất chè sạch, chè an toàn, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm chè Đại Từ, xây dựng và hình thành làng nghề sản xuất chè an toàn, điểm du lịch văn hoá trà tại xã La Bằng...

Vùng chè nổi tiếng tiếp theo của tỉnh là chè Phú Lương. Huyện Phú Lương hiện có trên 3.500 ha chè kinh doanh, năng suất bình quân đạt 85 tạ/ha, sản lượng gần 35.000 tấn búp tươi/năm. [26, tr. 312] Những năm gần đây, cây chè đã thực sự trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, sự phát triển này chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, thương hiệu chè Phú Lương vẫn chưa để lại dấu ấn trong giới thưởng trà.

Do tập quán sản xuất, đời sống sinh hoạt cũng như điều kiện về địa lý, tự nhiên, nghề chè ở Phú Lương đã hình thành và phát triển từ lâu đời. Cụ thể là làng nghề trồng và chế biến chè ở các xóm: Thác Dài (xã Tức Tranh); Tân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bình, Bình Long và Toàn Thắng (xã Vô Tranh); làng nghề trồng, chế biến chè, vải ở xóm Liên Hồng 8 (xã Vô Tranh)... Các làng nghề này đã có lịch sử hình thành và phát triển trên 30 năm. Hiện nay, các làng nghề này có gần 800 hộ dân tham gia, giải quyết việc làm cho gần 1.500 lao động.

Trong những năm gần đây, huyện đã quy hoạch được vùng sản xuất chè cao cấp ở các xã phía Đông của huyện như: Vô Tranh, Tức Tranh, Phú Đô, Yên Lạc với các giống: Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Ô Long Thanh Tâm, Keo Am Tích, PT95. Trước năm 2000, toàn bộ giống chè mới đều phải mua và vận chuyển từ Viện chè Phú Hộ (Phú Thọ) về phục vụ sản xuất nên giá thành cao, tỷ lệ sống thấp, không chủ động trong sản xuất. Do vậy, để chủ động nguồn giống, UBND huyện đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp và PTNT xây dựng phương án sản xuất giống tại chỗ thông qua việc ký hợp đồng

Một phần của tài liệu nghề sản xuất và chế biến chè ở thái nguyên (giai đoạn 1997 - 2010) (Trang 34 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)