Năng lượng thủy triều:

Một phần của tài liệu Tình hình tài nguyên năng lượng Việt Nam và Thế Giới. (Trang 62 - 65)

II. Năng lượng tái tạo:

3. Năng lượng thủy triều:

Năng lượng thủy triều hay điện thủy triều là lượng điện thu được từ năng lượng chứa trong

khối nước chuyển động do thủy triều. Hiện nay một số nơi trên Thế giới đã triển khai hệ thống máy phát điện sử dụng năng lượng thuỷ triều.

3.1. Nguyên lý vận hành:

Để thu được năng lượng từ sóng, người ta sử dụng phương pháp dao động cột nước. Sóng chảy vào bờ biển, đẩy mực nước lên trong một phòng rộng được xây dựng bên trong dải đất ven bờ biển, một phần bị chìm dưới mặt nước biển. Khi nước dâng, khơng khí bên trong phịng bị đẩy ra theo một lỗ trống vào một tua bin. Khi sóng rút đi, mực nước hạ xuống bên trong phịng hút khơng khí đi qua tua bin theo hướng ngược lại. Tua bin xoay tròn làm quay một máy phát để sản xuất điện.

62 Điểm mấu chốt của hệ thống là việc sử dụng một thiết bị gọi là tua bin, có các cánh quay theo cùng một hướng, bất chấp hướng chuyển động của luồng khí. Máy Limpet hiện được xem là nền tảng tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển trong công nghệ khai thác năng lượng từ sóng.

Hình: Hệ thống Limpet.

3.2. Hệ thống Limpet:

Hệ thống Limpet là một ví dụ điển hình về khai thác dạng năng lượng này. Hệ thống hoạt động theo nguyên l{ như sau:

Lúc thuỷ triều thấp: chu trình nạp. Thuỷ triều lên cao: chu trình nén.

Thuỷ triều xuống thấp: chu trình xả, kết thúc và nạp cho chu kz tiếp theo.

Sự thay đổi chiều cao cột nước làm quay tua bin tạo ra điện năng, mỗi máy Limpet có thể đạt từ 250 KW đến 500 KW. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã cố cơng biến năng lượng sóng thành năng lượng có ích. Nhưng các con sóng q phân tán, nên rất khó khai thác một cách kinh tế.Hiện nay đã có cơng ty lắp đặt hệ thống thương mại trên Thế giới sản xuất điện trực tiếp từ sóng biển.

63

Hình: Hệ thống Limpet.

3.3. Tại Việt Nam:

Việt Nam bờ biển dài trên 3.200 km, đứng thứ 32 trong tổng số 156 quốc gia có biển. Do đó nước ta có tiềm năng năng lượng biển rất lớn.

Về năng lượng thủy triều thì chúng ta có hai vùng khả quan. Thứ nhất là Quảng Ninh, có thủy triều lên đến 4 mét. Thứ hai là ở Đồng bằng Nam Bộ, thủy triều vào khoảng 3 mét. Nhưng thực ra thủy triều 3 hoặc 4 mét nước thì cũng khơng tự tạo ra dịng điện để đưa vào lưới điện được mà còn cần những yếu tố khác nữa. Chúng tôi cho rằng ở Việt Nam năng lượng thủy triều nên được khai thác dưới dạng cục bộ, ví dụ những nhà máy năng lượng nhỏ để phục vụ cho từng đảo. Chúng ta chưa thể sớm khai thác năng lượng thủy triều ở quy mô công nghiệp.

Nhưng do thời gian và kinh phí có hạn nên năng lượng thủy triều vẫn đang là đối tượng nghiên cứu và thí nghiệm trên qui mơ nhỏ.

64

Một phần của tài liệu Tình hình tài nguyên năng lượng Việt Nam và Thế Giới. (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)