Phát triển, triển khai và kinh tế

Một phần của tài liệu Tình hình tài nguyên năng lượng Việt Nam và Thế Giới. (Trang 54 - 55)

II. Năng lượng tái tạo:

1.3.Phát triển, triển khai và kinh tế

1. Năng lượng mặt trời:

1.3.Phát triển, triển khai và kinh tế

Bắt đầu với việc tăng sử dụng than đi kèm với Cách mạng công nghiệp, tiêu thụ năng lượng đã dần dần chuyển từ gỗ và sinh khối về nhiên liệu hóa thạch. Sự phát triển sớm của các cơng nghệ năng lượng mặt trời bắt đầu vào những năm 1860 được thúc đẩy bởi một kz vọng rằng than sẽ sớm trở nên khan hiếm. Tuy nhiên, phát triển các cơng nghệ năng lượng mặt trời trì trệ trong những năm đầu thế kỷ 20 khi đối mặt với sự sẵn có ngày càng tăng, tính kinh tế, và sự tiện dụng của than và dầu mỏ.

Lệnh cấm vận dầu 1973 và cuộc khủng hoảng năng lượng 1979 gây ra sự tổ chức lại chính sách năng lượng trên toàn Thế giới và mang lại sự chú { đổi mới để phát triển công nghệ năng lượng mặt trời. Chiến lược triển khai tập trung vào các chương trình khuyến khích, chẳng hạn như chương trình: “Sử

dụng quang điện” liên bang ở Mỹ và chương trình: “Sunshine” tại Nhật Bản. Những nỗ lực khác bao gồm

việc hình thành các cơ sở nghiên cứu ở Mỹ (SERI, NREL), Nhật Bản ( NEDO), và Đức (Viện các hệ thống

năng lượng mặt trời Fraunhofer ISE).

Phát triển trong lĩnh vực nước nóng năng lượng mặt trời tiến triển đều đặn trong suốt những năm 1990 và tỷ lệ tăng trưởng trung bình 20% mỗi năm kể từ năm 1999. Mặc dù thường bị đánh giá thấp, đun nước nóng và làm mát năng lượng mặt trời đến nay là công nghệ năng lượng mặt trời được triển khai rộng rãi nhất với cơng suất ước tính khoảng 154 GW năm 2007.

1.4. Tại Việt Nam:

Vị trí địa l{ đã ưu ái cho Việt Nam một nguồn năng lượng tái tạo vô cùng lớn, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Trải dài từ vĩ độ 23023’ Bắc đến 8027’ Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh)…

Theo ông Nguyễn Đức Cường – Phụ trách Trung tâm Năng lượng tái tạo và CDM - Viện Năng lượng (EVN), “rào cản” lớn nhất của vấn đề này bắt nguồn từ kinh phí. Dù năng lượng mặt trời ở dạng “nguyên liệu thơ”, nhưng chi phí đầu tư để khai thác, sử dụng lại rất cao do công nghệ, thiết bị sản xuất đều nhập từ nước ngoài. Phần lớn những dự án điện mặt trời đã và đang triển khai đều sử dụng nguồn vốn tài trợ hoặc vốn vay nước ngồi. Do đó, mới chỉ có một vài tổ chức, viện nghiên cứu và các trường đại học tham gia, cịn phía doanh nghiệp, cá nhân vẫn chưa “mặn mà” với việc ứng dụng, sản xuất cũng như sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời.

54

Hình: Tịa nhà của Tập đồn Tuấn Ân (Q.Bình Tân, TP.HCM), cơng suất 12.6kWp.

Một phần của tài liệu Tình hình tài nguyên năng lượng Việt Nam và Thế Giới. (Trang 54 - 55)