Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tình hình tài nguyên năng lượng Việt Nam và Thế Giới. (Trang 25 - 27)

II. Tình hình sử dụng năng lượng

1. Năng lượng hóa thạch:

1.6. Tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước được tại hóa ưu đãi về nguồn năng lượng hóa thạch (than, dầu khí).

Theo Tập đồn Cơng nghiệp Than Khống sản Việt Nam – VINACOMIN, trữ lượng than Việt Nam rất lớn: Quảng Ninh khoảng 10,5 tỷ tấn trong đó đã tìm kiếm thăm dò 3,5 tỉ tấn, chủ yếu là than antraxit. Đồng bằng sông Hồng dự báo tổng trữ lượng 210 tỉ tấn than Ábitum, các mỏ than ở các tỉnh khác khoảng 400 triệu tấn và riêng than bùn phân bố hầu hết ở 3 miền khoảng 7 tỉ m3, chủ yếu tập trung ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên theo Cơ quan Thôngtin Năng lượng Mỹ (EIA: Energy Information Administration) trữ lượng than Việt Nam có 165 triệu tấn, cịn theo tập đồn BP trữ lượng là 150 triệu tấn. Cịn theo TS. Phạm Văn Quang, ngun Phó Viện trưởng Viện Địa chất và Mơi trường (trong chương trình “Người đương thời” do Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng ngày 23/5/2009) đã khẳng định trữ lượng than Việt Nam chỉ riêng vùng mỏ Quảng Ninh đã là 15 tỉ tấn.

Hiện than Việt Nam khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh, trên một vùng rộng lớn kéo dài từ Phả Lại - Đơng Triều theo hình cánh cung về đến Hịn Gai, Cẩm Phả và đảo Kế Bào có chiều dài 130 km, diện tích dải chứa than này là 1.300 km2

25

Hình: Than đá ở Việt Nam.

Dầu khí là nguồn tài nguyên quan trọng đã được chú ý nghiên cứu rất sớm. Dầu khí tích tụ trong các bể trầm tích: Sơng Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Cơn Sơn, Malay- Thổ chu, Tư Chính- Vũng Mây và nhóm bể Trường Sa. Dầu khí đã được phát hiện và khai thác ở các bể Cửu Long Nam Côn Sơn, Malay - thổ Chu, sơng Hồng, bể Cửu Long có 5 mỏ đang khai thác là Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Sư Tử Đen và một số mỏ khác. Bể Cửu Long là bể chứa dầu chủ yếu ở thềm lục địa Việt Nam. Bể Nam Côn Sơn phát hiện cả dầu và khí, có 2 mỏ đang khai thác là Đại Hùng, và mỏ khí Lan Tây- Lan Đỏ, ngồi ra cịn mỏ Rồng, Hải Thạch...Bể Malay-Thổ Chu có cả dầu và khí, với các mỏ:Buga, Kekwa-Cái nước, Bunga Rây, Bunga Seroga ở vùng chống lấn Việt Nam – Maylaysia. Bể sơng Hơng có mỏ khí Tiền Hải và một số phát hiện ở Vịnh Bắc Bộ.

Kết quả phân tích trữ lượng và tiềm năng dầu khí tính đến 31/12/2004 là 4.300 triệu tấn dầu quy đổi, đã phát hiện 1.208,89 triệu tấn dầu quy đổi chiếm 28% tổng tài nguyên dầu khí Việt Nam, trong đó tổng trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại là 814,7 triệu tấn dầu qui đổi, chiếm 67% tổng tài nguyên dầu khí đã phát hiện. Trữ lượng phát hiện tính cho các mỏ dầu khí gồm trữ lượng với hệ số thu hồi dầu khí cơ bản và hệ số thu hồi bổ sung do áp dụng công nghệ mới gia tăng thu hồi được tính cho các mỏ đã

26 tuyên bố thương mại, phát triển và đang khai thác được phân bổ như sau: Trữ lượng dầu và condensat khoảng 420 triệu tấn (18 triệu tấn condensat), 394,7tỷ m3 khí trong đó khí đồng hành 69,9 tỷ m3 khí khơng đồng hành 324,8 tỷ m3.

Hình: Mỏ dầu Bạch Hổ.

Một phần của tài liệu Tình hình tài nguyên năng lượng Việt Nam và Thế Giới. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)