Ngoài nhân tố khách quan nêu trên còn có nhân tố chủ quan của chính bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới sử dụng vốn lưu động cũng như toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
20
Thứ nhất là xác định nhu cầu vốn lưu động trong doanh nghiệp. Việc xác định được nhu cầu vốn lưu động là hết sức quan trọng. Nếu xác định nhu cầu vốn lưu động thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Thứ hai là việc lựa chọn dự án đầu tư. Đây là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp lựa chọn đầu tư sản xuất ra các sản phẩm có dịch vụ chất lượng cao, mẫu mà phù hợp với thị yếu người tiêu dùng, đồng thời giá thành phù hợp thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay vốn lưu động nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và ngược lại.
Thứ ba là trình độ và khả năng quản lý của doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay là một nhân tố quan trọng. Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt không chỉ phụ thuộc vào nhiều bộ phận mà còn phụ thuộc nhiều vào trình độ cũng như khả năng quản lý của đội ngũ các nhà lãnh đạo trên cấp độ tổng thể. Nếu trình độ và khả năng quản lý của doanh nghiệp kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp.
Thứ tư là trình độ tổ chức quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì vai trò của con người càng trở nên hết sức quan trọng. Nếu doanh nghiệp tổ chức nhân sự bố trí đúng người đúng người đúng việc, đúng chuyên ngành thì mọi việc trở nên nhịp nhàng, không mất nhiều thời gian cho việc chỉnh đốn cũng nhắc nhở mọi người. Nếu việc tổ chức nhân sự của doanh nghiệp tốt thì mọi việc trở nên ăn khớp đi vào quỹ đạo thì sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sẻ dụng vốn lưu độnng nói riêng.
Thứ năm là trình độ tổ chức quá trình luân chuyển hàng hóa. Để đưa hàng hoá đến được tay người tiêu dùng, doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng chi phí nào đó trong vốn lưu động và tổ chức một quy trình mua vào, dự trữ, bán ra. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách giảm chi phí và nâng số vòng vốn quay thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt quá trình mua vào, dự trữ và bán ra. Quy trình tổ chức này được quyết định bởi trình độ tổ chức lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp và khả năng cơ giới hoá.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động, các doanh nghiệp cần nghiên cứu và xem xét một
21
cách kĩ lưỡng sự ảnh hưởng của các nhân tố, tìm ra nguyên nhân của những mặt tồn tại trong việc sử dụng vốn lưu động nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để đồng vốn lưu động càng cao.
Kết luận chương 1:
Trong chương một, nội dung được nói tới là những cơ sở lý luận cơ bản về vốn lưu động cùng với việc phân tích sự cần thiết của việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Phần đầu chương là làm rõ khái niệm vốn lưu động thông qua việc tìm hiểu về đặc điểm, phân loại, nguồn hình thành vốn lưu động. Đến cuối chương là xoay quanh vấn đề sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng với một số chỉ tiêu và những nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động trong doanh nghiệp.
22
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ VIỆC SỬ DUNG VỐN LƢU ĐỘNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỀN NHÀ TRƢỜNG LINH