Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà trường linh 2 (Trang 28 - 29)

Trước tiên, chính sách kinh tế của nhà nước là yếu tố tác động nhiều nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện nay, chính sách tài chính kinh tế của nhà nước đóng vai trò quan trọng, tạo ra môi trường cho các doanh nghiệp phát triền sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đi theo chính sách mà nhà nước đã đưa ra. Không chỉ có vậy, những chính sách kinh tế của Nhà nước đưa ra có tác động trực tiếp với vài trò tạo hành lang an toàn để các doanh nghiệp hoạt động và đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành kinh tế của cả nước. Tùy từng theo thời kỳ, tùy theo mục tiêu phát triển mà Nhà nước có những chính sách ưu đãi về vốn và lãi suất tiền vay đối với từng nghành nghề cụ thể, khuyến khích những doanh nghiệp để có được nhiều điều kiện hơn trong việc phát triển ngành nghề thuận lợi đạt được hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao hơn. Ngược lại, chính sách của Nhà nước cũng có thể kìm hãm sự phát triển của một số ngành kinh doanh bằng những công cụ kinh tế của mình. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến kế hoạch sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai là ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát có thể dẫn tới sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn hoạt động của doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ hay các nhân tố tác động gián tiếp đến cung cầu đối với hàng hóa của doanh nghiệp. Nếu nhu cầu hàng hóa của doanh nghiệp giảm xuống sẽ làm cho hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng nên gây tình trạng bị ứ đọng vốn lưu thông trong khâu dự trữ.

Thứ ba là do nhu cầu của thị trường, giá cả hàng hóa thiểu phát: Trong thị trường kinh tế hiện nay, nhu cầu và giá cả của hàng hóa là hai biến số rất khó xác định. Sự thay đổi của hai biến số này cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động hay lợi nhuận thu về của doanh nghiệp. Chẳng hạn, do tác động của nền kinh tế hiện nay với yếu tố lạm phát nên sức mua của thị trường giảm sút đối với mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh, điều này ảnh hưởng tới tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm

19

của doanh nghiệp khó tiêu thụ hơn, doanh thu sẽ ít hơn và như thế sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.

Thứ tư là những rủi ro trong doanh nghiêp. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, việc các doanh nghiệp gặp phải những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia cạnh tranh với nhau. Với nền kinh tế thị trường không ổn định như hiện nay, việc các doanh nghiệp gặp phải những rủi ro bất ngờ, không đáng có là không thể tránh khỏi, cho nên làm tăng vốn lưu động ở khâu lưu thông sẽ làm doanh nghiệp phải bổ sung thêm vốn để bù lại những tổn thất mà rủi ro gây ra. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải rủi ro như thiên tai, hỏa hoạn .. mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được.

Thứ năm là do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào từng đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp mà có những hướng sử dụng vốn lưu động khác nhau. Một doanh nghiệp có loại hình sản xuất khác với một doanh nghiệp làm nhiệm vụ lưu thông, doanh nghiệp hoạt động mang tính chất thời vụ khác với doanh nghiệp hoạt động thường xuyên. Thêm vào đó, yếu tố chu kỳ của một quy trình sản xuất cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đối với những hàng hóa có chu kỳ sản xuất dài vốn hàng hóa lớn, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên biến động, doanh thu bán hàng không đều sẽ làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm hơn. Ngược lại, hàng hóa có chu kỳ sản xuất ngắn thì nhu cầu vốn lưu động không có nhiều biến động lớn, tiền thu về từ việc bán hàng thường xuyên hơn, vốn thu hồi nhanh, vòng quay vốn lưu động lớn. Bên cạnh đó sự phân bổ hàng hoá giữa nơi sản xuất và tiêu dùng cũng ảnh hưởng tới tốc độ chu chuyển hàng hoá. Nếu sự phân bố này là hợp lý sẽ tạo điều kiện rút ngắn thời gian lưu thông hàng hoá, tăng tốc độ chu chuyển tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Thứ sáu là do tác động của các mạng khoa học công nghệ nên sẽ giảm giá tài sản, vật tư vì vậy nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng hóa bán ra sẽ thiều tính cạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.

Ngoài ra các chính sách vĩ mô của nhà nước có sự thay đổi về chính sách, chế độ, hệ thống pháp luật và thuế … cũng tác động tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà trường linh 2 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)