Hạ thấp giá thành sản phẩm. Đây cũng là một biện pháp nhằm nâng cao lợi
nhuận cho Công ty. Với đặc điểm là một công ty sản xuất thiết bị y tế thì giá thành sản phẩm của Công ty được cấu thành bởi các khoản mục chi phí sau: chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung… Do đó muốn hạ thấp giá thành sản phẩm, Công ty phải có các biện pháp quản lý các khoản mục chi phí nói trên sao cho hợp lý. Với chi phí vật liệu: đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng giá thành sản phẩm nên việc hạ thấp khoản mục chi phí này cần phải được coi trọng. Nhưng tiết kiệm chi phí vật liệu không có nghĩa là cắt xén bớt nguyên vật liệu trong từng sản phẩm. Mà việc hạ thấp chi phí này có nghĩa là giảm bớt các hao hụt trong công tác bảo quản, giảm chi phí vận chuyển. Công ty cũng nên lập các phương án cải tiến, thay thế một số loại nguyên vật liệu nhằm giảm bớt chi phí mà không ảnh hưởng tới chất lượng công trình, hạng mục công trình. Nhưng có điều mà Công ty cần đặc biệt chú ý và đặt lên hàng đầu đó là chất lượng của các sản phẩm. Với chi phí nhân công: Hiện nay tại Công ty, chi phí nhân công bao gồm
lương chính lẫn phụ của công nhân viên chức gián tiếp và trực tiếp. Cũng giống như các công ty khác, để có thể đảm bảo tiến độ sản xuất và bàn giao sản phẩm đúng thời hạn thì Công ty có sử dụng các đội nhân công thuê ngoài. Phần lớn đó là những lao động tự do nên việc quản lý theo dõi chắc chắn sẽ không được chặt chẽ, và có thể dẫn đến tình trạng không trung thực trong việc chấm công và trả lương cho họ. Vì vậy, để quản lý tốt khoản chi phí này Công ty cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nữa đội ngũ lao động này kết hợp với việc đẩy mạnh phong trào nâng cao năng suất lao động và ý thức trách nhiệm của người lao động trong toàn Công ty.
Với chi phí sản xuất chung: để giảm bớt được khoản mục chi phí sản xuất chung, Công ty nên loại bỏ các khoản chi phí không hợp lý ra khỏi giá thành sản phẩm. Cần phải kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc của các khoản mục chi phí phát sinh, xem nó phát sinh có hợp lý hay không.
60
Kết luận chƣơng 3
Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty, nội dung của chương 3 được trình bày ở trên nhằm trình bày xu hướng của nền kinh tế toàn cầu cũng như nên kinh tế trong nước mà Công ty Thiết bị Y tế và Hóa chất Sao Mai nằm trong tổng thể đó, từ đó đưa ra các định hướng phát triển của Công ty và một số biện pháp nâng cao tình hình tài chính của Công ty.
61
KẾT LUẬN
Với xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay thì sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng diễn ra gay gắt hơn. Do vậy vấn đề tài chính luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị cũng như các nhà đầu tư, làm sao để công ty mình có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất mà lại kiểm soát tốt được tình hình tài chính. Từ đây công tác phân tích tình hình tài chính sẽ cho nhà quản trị có được cái nhìn toàn diện về hoạt động của công ty mình, nhận thấy được những điểm yếu mà công ty mắc phải để có thể đưa ra cách khắc phục cũng như phương án hoạt động phù hợp nhất cho công ty mình. Mặt khác đối với các nhà đầu tư và chủ nợ thì đây chính là nguồn thông tin có giá trị ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định đầu tư.
Không ngoài mục đích trên, bằng việc phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Thiết bị Y tế và Hóa chất Sao Mai đã cho chúng ta thấy phần nào tình hình hoạt động hiện nay của Công ty. Nhìn chung trong các năm qua hiệu quả hoạt động của Công ty là khá tốt thể hiện ở doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng. Nhưng bên cạnh những thành công đạt được thì Công ty còn nhiều hạn chế như việc quản lý hàng tồn kho chưa tốt, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn chưa cao… Do đó trong các năm tới Công ty cần chú trọng khắc phục những điểm yếu trên để nâng cao hiệu quả kinh
doanh cũng như uy tín hơn nữa để Công ty có thể đứng vững và phát triển trong tương lai.
Để có thể áp dụng lý luận vào thực tiễn là cả một quá trình tích lũy và kinh
nghiệm. Do sự hiểu biết và thời gian có hạn nên khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn và có đủ căn cứ khoa học góp phần giúp ích cho công việc sắp tới. Một lần nữa em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Hồng Nga đã hướng dẫn em trong suốt thời gian em làm khóa luận này cũng như cung cấp tài liệu giúp em hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 7 năm 2014 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Phát
PHỤ LỤC
1. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 của Công ty TNHH Thiết bị Y tế và Hóa chất Sao Mai
2. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của Công ty TNHH Thiết bị Y tế và Hóa chất Sao Mai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Lưu Thị Hương (2002). Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr.1 – tr.45.
2. TS. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
3. Nguyễn Hải Sản (1996), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. TS. Lê Thị Xuân (2006), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
5. TS.Trần Quý Liên,TS.Trần Văn Thuận,T.S Phạm Thành Long (2009), Nguyên lý kế toán, Nhà xuất bản Tài chính, tr.181-184.