Bảng 4.12: Chỉ số HDI của xã Nà Nhạn
STT Bản Chỉ số giáo
dục
Chỉ số thu nhập bình quân trên đầu
người Chỉ số tuổi thọ Chỉ số HDI 1 Huổi Hẹ 2 0,685 0,660 0,633 0,659 2 Nà Nọi 1 0,733 0,694 0,800 0,742 3 Nà Nọi 2 0,747 0,714 0,842 0,768 4 Tà Pung 1 0,691 0,647 0,872 0,737 5 Tà Pung 2 0,673 0,637 0,492 0,601 6 Nà Nhạn 3 0,724 0,671 0,667 0,687 7 Nà Pen 2 0,611 0,593 0,667 0,624 8 Nà Pen 4 0,618 0,604 0,700 0,641 9 TB 0,685 0,653 0,709 0,682
Qua bảng 4.12 ta thấy: Chỉ số phát triển HDI của xã là 0,682 nằm trong khoảng từ 0,5 đến 0,799 thuộc mức phát triển trung bình.
Xã Nà Nhạn là một trong những xã khó khăn, thu nhập thấp, trình độ dân trí không cao và không đồng đều dẫn tới nhận thức và hiểu biết của người dân thấp dẫn tới chỉ số giáo dục và chỉ số tuổi thọ thuộc mức thấp.
Chỉ số HDI của xã ở mức thấp do ba nguyên nhân chính:
Về kinh tế: Điều kiện kinh tế của một bản nói riêng và toàn xã nói chung
là một trong những điều kiện quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống con người và là yếu tố tạo nên sự khác biệt của chỉ số HDI giữa các bản, kéo theo chỉ số HDI của xã cao hay thấp.
Những bản đúng đầu về HDI trong xã như bản: Nà Nọi 2, Nà Nọi 1, là do nguồn thu nhập chính của một số hộ là công chức nhà nước: Bản Nà Nọi 2 có ba hộ thu nhập chính từ công chức nhà nước trong đó một hộ có 6 người làm công chức nhà nước, hai hộ gia đình có nguồn thu nhập chính từ buôn bán, bản Nà Nọi 1 có hai hộ có thu nhập chính làm công chức nhà nước, đã làm thu nhập của hộ này cao hơn các hộ nông. Ngoài ra do trình độ học vấn cao hơn trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi của các hộ trong bản này đạt hiệu quả hơn, áp dụng máy móc như máy cày, bừa, áp dụng nhiều giống mới trong trồng trọt. nhiều hộ đã trồng xen canh, gối vụ, tận dụng triệt để đất canh tác, không bỏ hoang, thời gian dãn cách giữa các mùa ngắn, tạo thu nhập cao hơn và tương đối ổn định hơn các hộ khác do đó các hộ gia đình trong bản này có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, nhu cầu về sinh hoạt được cải thiện hơn như vui chơi, giải trí, ăn uống được cải thiện tạo cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Những bản có chỉ số HDI thấp trong xã như bản: Tà Pung 2, Nà Pen 2, Nà Pen 4, các bản này có nguồn thu nhập chính chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi theo những phương thức truyền thống, lạc hậu, thu nhập thấp. Đất canh tác chủ yếu là nương rẫy, đi lại khó khăn, diện tích phân tán, tăng chi phí canh tác, hiệu quả lại không cao. Khó áp dụng máy móc, khoa học kỹ thuật mới, cây trồng vật nuôi không đồng nhất, giá cả không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thị trường và người mua. Ngoài ra còn phụ thuốc vào từng mùa, thời tiết, nhiều vụ có hộ bị mất mùa, thu nhập rất thấp dẫn đến nghèo đói thiếu ăn, không đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe,ảnh hưởng đến tuổi thọ người già. Gia đình khó khăn dẫn đến con cái bỏ học, hay không đi học, làm tăng tỷ lệ người không biết chữ, tỷ lệ người đi học. Cùng với chỉ số tuổi thọ trung bình thấp như ở bản Tà Pung 2 đã kéo theo chỉ số HDI thấp.
Văn hóa - xã hội:
Những bản có chỉ số HDI cao trong xã như bản: Nà Nọi 2, Nà Nọi 1, Tà Pung 1 do có trình độ học vấn cao hơn, nhận thức tốt hơn về giáo dục đào tạo, về chăm sóc sức khỏe. Trong cuộc đồng bản tổ chức nhiều lễ hội, vui chơi giải trí, vừa mang tính chất giữ vững nền văn hóa tốt đẹp vừa mang mục đích giao
lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm với nhau. Nhiều hộ gia đình đã có điều kiện tổ chức đi chơi, tham quan nhiều nơi, nghỉ ngơi, giải trí.
Những bản có chỉ số HDI thấp chủ yếu do trình độ dân trí thấp, vấn đề sức khỏe chưa được quan tâm cao, ở các bản này vẫn có nhiều tục lệ lễ nghi lạc hậu, đa phần phụ nữ ít được tham gia vui chơi, giải trí, còn bị phụ thuộc nhiều vào người đàn ông. Vấn đề y tế cộng đồng còn nhiều điểm bất cập, các buổi tuyên truyền ở các bản này tuy có nhưng mức độ tiếp thu cũng như hiểu được là rất ít, nhất là tục lệ cúng, tế, tà ma… Chủ trương kế hoạch hóa gia đình đã được áp dụng, nhưng nhiều hộ vẫn sinh trên hai con, dẫn đến hoàn cảnh gia đình khó khăn, không lo cho con đi học được.
Giáo dục:
Đa số các bản có tỷ lệ số người lớn không biết chữ tương đối cao, dẫn đến chỉ số HDI cũng thấp. Số người đi học chuyên nghiệp hoặc lao động chính qua đào tạo chuyên nghiệp còn ít, trước kia người lớn chủ yếu học cấp một hoặc chỉ qua lớp xóa mù chữ, có người chỉ biết ký tên, số người không biết chữ chủ yếu là ở nữ giới. Điều kiện gia đình khó khăn, con cái đông nên nhiều người đã không theo học được, lao động chính chủ yếu là hai người, đông con cái dẫn đến tăng gánh nặng lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe, ốm đau nặng làm giảm tuổi thọ.
Các trường trung học cơ sở trên địa bàn xã còn ít và chỉ có một trường trung học phủ thông ở xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Do đó một số bản ở xa, các tuyến đường liên bản đi lại khó khăn, cùng với việc phải ở trọ hay kí túc nhiều học sinh vùng xa không theo học được hoặc bỏ học, đa phần các em học sinh ở các bản xa trường chỉ học đến cấp 2 như bản Nà Pen 1, Nà Pen 2.