Điện Biên.
Chỉ số năm giáo dục bình quân và trình độ văn hóa của dân cư phản ánh tiềm năng phát triển của quốc gia trong tương lai, trong phạm vi của 1 địa phương nó sẽ phản ánh trình độ của dân cư. Qua điều tra chỉ số Chỉ số năm giáo dục bình quân của xã ta thu được kết qua như sau:
Bảng 4.7: Chỉ số năm giáo dục bình quân tại xã Nà Nhạn
STT Bản Chỉ số biết chữ ở người lớn Tổng tỷ lệ đi học Chỉ số năm giáo dục
bình quân 1 Huổi Hẹ 2 0,527 1 0,685 2 Nà Nọi 1 0,600 1 0,733 3 Nà Nọi 2 0,621 1 0,747 4 Tà Pung 1 0,536 1 0,691 5 Tà Pung 2 0,510 1 0,673 6 Nà Nhạn 3 0,586 1 0,724 7 Nà Pen 2 0,417 1 0,611 8 Nà Pen 4 0,427 1 0,618 9 TB 0,685
Qua bảng 4.7 ta thấy: Chỉ số năm giáo dục bình quân của xã là 0,685 thuộc mức thấp. Một số nguyên nhân làm cho chỉ số năm giáo dục bình quân thấp là:
Về kinh tế: Nà Nhạn là một trong nhưng xã nghèo của huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên, tình hình kinh tế của xã gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách hỗ trợ cũng chỉ áp dụng được ở một vài hộ rất nghèo, toàn xã chủ yếu là hoạt động nông nghiệp, các trang thiết bị, các kỹ thuật canh tác mới chưa được đầu tư một cách có hiệu quả. Các buổi tuyên truyền về khuyên nông khuyến lâm tuy được tổ chức nhưng sự tiếp thu của người dân còn hạn chế, do ngôn ngữ, trình độ học vấn của người dân còn thấp, do vậy nhiều hộ vẫn còn thiếu ăn, đầu tư cho con cái học tập là không đủ, thêm vào đó đa phần là các hộ đông con, nhiều hộ chỉ cho con đi học đến cấp một, cấp hai với hy vọng biết đọc, biết viết là được mà chưa nhìn nhận tương lai của con cái sau này ra sao làm gì, chính vì thế kéo theo cho chỉ số năm giáo dục của xã thấp.
Điều kiện về trường học: Ở trên địa bàn xã chỉ có trường mầm non, tiểu
học, một trường trung học cơ sở, còn trường phổ thông thì ở xa. Do vậy càng lên cấp học cao càng ít người theo học làm chỉ số năm giáo dục bình quân giảm đáng kể. Ở ở xa trường hoặc phải ở trọ hay kí túc của trường, ít được giúp bố mẹ từ những công việc nhỏ, công việc càng tăng thêm với lao động chính trong gia đình, chi phí cho học tập tăng lên đáng kể, nhiều hộ gia đình còn khó khăn đã không thể cho con cái tham gia đi học đầy đủ.
Nhận thức của mỗi hộ: Một số hộ gia đình chỉ mong con cái khôn lớn để lao động giúp bố mẹ, còn việc học chưa được chú trọng. Xã tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào dân tộc H’Mông trong cuộc sống gia đình cũng như giao tiếp trong xã hội người dân chủ yếu sử dụng tiếng dân tộc, tiếng phổ thông ít được sử dụng nhất là những người cao tuổi trong bản, điều này cùng hạn chế khả giao tiếp với xã hội, hạn chế cơ hội học hỏi, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, kiến thức trong sản xuất cũng như trong cuộc sống.Nhiều hộ chưa hiểu đúng về tương lai của việc học, chỉ quan tâm đến việc trước mắt như thêm người làm việc trong sản xuất, và nhưng việc làm khác, chỉ nhìn vào những mảnh đất nương mảnh ruộng của gia đình trong khi số nhân khẩu tăng lên theo từng thế hệ, diện tích đất thì tăng không đáng kể dẫn đến nghèo đói và cơ hội đi học của thế hệ tương lai càng giảm.
Xét về từng bản, chỉ số năm giáo dục bình quân của mỗi bản có sự khác nhau, nhưng mức chênh lệnh không quá lớn ơ các bản Huổi Hẹ 2, Tà Pung 1, Tà Pung 2. Chỉ số năm giáo dục bình quân cao nhất ở bản Nà Nọi 2 (0,747), sau đó là bản Nà Nọi 1 (0,733), bản Nà Nhạn 3 (0,724), Tà Pung 1 (0,691), Huổi Hẹ 2 (0,685), Tà Pung 2 (0,673), thấp nhất là bản Nà Pen 2 (0,611), và Nà Pen 4 (0,618). Lí do: Trình độ học vấn của người lớn trong gia đình giữa các bản có sự khác biệt. Thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.8: Tỷ lệ không biết chữ ở ngƣời lớn
STT Bản Biết chữ Không biết chữ người lớn Tổng số chữ ở người lớn % không biết
1 Huổi Hẹ 2 78 10 88 11,36 2 Nà Nọi 1 84 8 92 8,70 3 Nà Nọi 2 95 4 99 4,04 4 Tà Pung 1 82 17 99 17,7 5 Tà Pung 2 77 18 95 18,95 6 Nà Nhạn 3 92 13 105 12,38 7 Nà Pen 2 65 28 93 30,11 8 Nà Pen 4 44 14 58 24,14
Từ bảng 4.8 ta thấy: Tỷ lệ người lớn không biết chữ tương đối cao. Đa phần số người lớn biết chữ chỉ học qua lớp xóa mù chữ hoặc lớp 1, lớp 2. Xét ở từng bản thì bản Nà Nọi 2 có 4,04% số người lớn không biết chữ là bản có số
người không biết chữ thấp nhất chính vì vậy nhận thức, mức độ hiểu biết trong sản xuất kinh doanh và quan tâm việc học cao hơn các bản khác trong xã, do đó thu nhập của, tỷ lệ đi học cao hơn các bản khác. Ở bản có số người lớn không biết chữ cao nhất là bản Nà Pen 2 (30,11%), Nà Pen 4 (24,14%), nhận thức về việc học còn nhiều hạn chế do trình độ của người lớn tuổi, cũng chính vì trình độ học vấn thấp kéo theo thu nhập thấp, việc đầu tư cho con cái học tập ít do điều kiện gia đình. Đa số các hộ trong hai bản này chỉ cho con theo học đến cấp một do có một trường tiểu học trong địa bàn, số người đi theo học ở cấp cao hơn rất ít, nhiều người có niềm đam mê học hành củng phải nghỉ học làm việc giúp bố mẹ. Đặc biệt là con gái theo học rất ít, cứ lớn lên là bố mẹ mong có chồng, có gia đình riêng cho bớt gánh nặng, theo quan niệm này người con gái bị thiệt thòi nhiều hơn. Cũng chính vì quan điểm lạc hậu của người xưa mà tỷ lệ mù chữ chủ yếu ở người phụ nữ. Tư kết quả điều tra cho thấy số người đi học chuyên nghiệp ở các bản là rất ít và thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.9: Số ngƣời và số hộ có ngƣời đi học chuyên nghiệp
STT Bản Số người đang học chuyên nghiệp
Số gia đình có người đa đi học
chuyên nghiệp 1 Huổi Hẹ 2 7 6 2 Nà Nọi 1 8 8 3 Nà Nọi 2 10 8 4 Tà Pung 1 5 5 5 Tà Pung 2 4 3 6 Nà Nhạn 3 0 0 7 Nà Pen 2 2 2 8 Nà Pen 4 0 0
Bảng 4.9 cho ta thấy: Giữa các bản có sự khác nhau về số người đi học chuyên nghiệp, chứng tỏ mỗi bản có sự trú trọng đầu tư cho học hành là khác nhau. Số người đi học chuyên nghiệp cao nhất là bản Nà Nọi 2 với 10 người trong 8 hộ gia đình, trong đó có hộ có đến 3 người đi học chuyên nghiệp, sau đó là các bản Nà Nọi 1 với 8 người trong 8 hộ, Huổi Hẹ 2 với 7 người trong 6 hộ. Trong đó có hai bản là Nà Nhạn 3 và Nà Pen 4 là không có ai đi học chuyên nghiệp. Sự khác biệt này cho thấy nhận thức của người lớn tuổi trong gia đình
và hiểu được tương lai của việc học hành, nhiều hộ đã mong muốn con mình đi học để thoát khỏi nghề nông cho đỡ vất vả, hay có hộ lại mong muốn con mình dù không học được nhiều, thì cũng học ngành nghề gì đó để làm, để áp dụng vào cuộc sống gia đinh và địa phương. Tuy nhiên vẫn còn một số bản ở xa trung tâm, xã trường học điều kiện gia đình còn gặp nhiều khó việc để đầu tư cho con đi học cũng là một vấn đề khó giải quyết, nền tảng gia đình là hộ nông thu nhập thấp, sinh kế trong gia đình còn nhiều lạc hậu nhiều người vẫn quan niên đẻ con trai để nối dõi cho nên có hộ có tới năm hay sáu đứa con trong khi lao động chính chỉ là đôi vợ chồng. Điều này làm giảm cơ hội học hành của con cái và việc chăm sóc cũng gặp nhiều khó khăn. Ngày nay do có nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số và vùng khó khăn, nhiều hộ đã thoát nghèo, đầu tư cho con đi học, và học sinh nghèo được hỗ trợ nhiều trong học tập như được trao học bổng, miễn giảm học phí,… Nhiều trường học đã được mở ở các vùng sâu, vùng xa, làm tăng số lượng và chất lượng của học sinh, tạo nền tảng cho một tương lai tốt đẹp hơn, góp phần đào tạo những lao động có chuyên môn, tri thức phục vụ địa phương và đất nước.