Có vị trí địa lý thuận lợi nằm dọc theo quốc lộ 279 đoạn Điện Biên - Tuần Giáo, đây là tuyến đường quan trọng của các phương tiện lưu thông từ các tỉnh, thành phố khác vào thành phố Điện Biên Phủ cho nên thuận lợi cho giao lưu,
trao đổi buôn bán với nhiều vùng. Có ba thành phần dân tộc chủ yếu: Thái, H’Mông, Kinh tạo nên sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và đa dạng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Tài nguyên thiên nhiên tương dối đa dạng và đáp ứng được một phần cuộc sống người dân như các loại lâm sản ngoài gỗ: rau rừng, thuốc, hay củi đun hàng ngày,.. Nguồn nước dồi dào, mật độ nguồn nước khe, suối cao đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất và sinh hoạt.
Tình hình ANCT và TTATXH ổn định, đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã tiếp tục được cải thiện, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ chương, nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững và đam bảo an sinh xã hội trên địa bàn xã được triển khai thực hiện. Nhân dân các dân tộc trong xã đoàn kết, phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đã nỗ lực phấn đấu vươn lên trên các lĩnh vực .
Các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được thực hiện tốt, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe khám chữa bệnh cho nhân dân.
3.3.2.Khó khăn
Khí hậu vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, gây lên các hiện tượng thời tiết: sương muối, băng giá…và có lúc chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng ảnh hưởng nhiều đến sản xuất gây ra nhiều bệnh hại, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng của sản phẩm nông nghiệp.
Địa hình có độ dốc lớn, chia các mạnh, chủ yếu là các đồi núi gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, khó khăn trong giao thông, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Dễ xảy ra xói mòn, thoái hóa đất, năng suất giảm dần theo thời gian.
Trên địa bàn xã thành phần dân tộc là chủ yếu chiếm 99,1%, trình độ dân trí thấp, đã gây nhiều khó khăn trong công tác chuyển giao công nghệ vào trong sản xuất, nhận thức của người dân đặc biệt cộng đồng người dân tộc còn thấp việc quan tâm giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng vẫn chưa đề cao. Các nghi lễ, tục lệ lạc hậu vẫn còn tồn tại gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống.
Nền kinh tế - xã hội của xã còn nhiều khó khăn như: Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng, nhất là vùng sâu ,vùng xa. Trình độ sản xuất thấp, phương tiện, thiết bị
lạc hậu, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Nhận thức về sản xuất hàng hóa, ý thức tự vươn lên trong phát triển kinh tế của nhân dân còn hạn chế, một số mặt văn hóa xã hội chuyển biến chậm, tình hình hoạt động tuyên truyền đạo, vận chuyển, sử dụng ma túy, các tệ nạn xã hội và vi phạm tự an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp.
Một số tuyến đường vào bản đã được nhân dân tự sửa chữa nhưng vẫn còn một số chỗ bị hư hỏng không thể khắc phục được nhất là vào mùa mưa như đường vào bản Huổi Chổn, tuyến đường từ bản Hồng Líu xã Nà Tấu vào bản Pá Khôm 1, 2.
Một số công trình nước sinh hoạt ở các thôn bản không được quan tâm bảo dưỡng, chăm sóc, làm cho công trình kém hiệu quả sử dụng.
Bản đồ địa chính của xã chưa có nên rất khó xác định vị trí đất khi cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất vẫn còn gặp khó khăn
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Chỉ số thu nhập bình quân trên đầu ngƣời tại xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người phản ánh khả năng tăng trưởng về kinh tế của một quốc gia trong tương lai, trong phạm vi của một địa phương nó sẽ phản ánh mức sống của người dân thông qua thu nhập bình quân đầu người.
Từ kết quả điều tra và tính toán về thu nhập bình quân đầu người được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.1: Chỉ số thu nhập bình quân trên đầu ngƣời của xã Nà Nhạn
STT Bản
Thu nhập bình quân trên đầu người Chỉ số thu
nhập bình quân đầu người Triệu đồng/tháng Triệu đồng
/năm USD/tháng USD/năm
1 Huổi Hẹ 2 0,735 8,818 34,990 419,884 0,660 2 Nà Nọi 1 0,872 10,464 41,525 498,299 0,694 3 Nà Nọi 2 0,967 11,601 46,037 552,443 0,714 4 Tà Pung 1 0,689 8,268 32,809 393,713 0,647 5 Tà Pung 2 0,657 7,881 31,273 375,276 0,637 6 Nà Nhạn 3 0,778 9,331 37,029 444,343 0,671 7 Nà Pen 2 0,529 6,346 25,183 302,198 0,593 8 Nà Pen 4 0,558 6,699 26,583 319,001 0,604 9 TB 0,723 8,676 34,429 413,145 0,653
Qua kết quả bảng 4.1 ta thấy: Chỉ số thu nhập bình quân của xã Nà Nhạn là 0,653 với mức thu nhập bình quân trên đầu người là: 0,723 triệu đồng trên tháng (8,676 triệu đồng trên năm).
Chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người tại xã Nà Nhạn thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó kể đến một số nguyên nhân sau:
Đất canh tác tại địa bàn xã:Chủ yếu là đồi núi, có độ dốc tương đối cao,
địa hình ít bằng phẳng, tại một số thôn bản đất canh tác là đất nhiều đá do vậy canh tác rất khó khăn, mức độ xói mòn cao, đất nhanh bị rửa trôi và nghèo dinh dưỡng, theo người dân tại địa phương thì những mảnh đất khai hoang (trừ lúa nước) mới chỉ mang lại năng suất cao trong 3 năm đầu, sau đó muốn canh tác thì phải bón phân hoang bỏ hoang lại vài năm. Đối với lúa nước tuy ổn định hơn
nhưng do sự tăng dân số, nhiều hộ gia đình mới được tách ra, do vậy diện tích canh tác không đủ dân đến mọi người tập trung canh tác nương rẫy, nhưng với địa hình phức tạp cộng với diện tích đất của mỗi hộ gia đình đều phân tán, nhỏ lẻ, mỗi hộ gia đình trồng nhiều loại cây trồng khác nhau, không đồng nhất nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật rất ít và hầu như không có. Do vậy ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của người dân.
Trình độ lao động chính tại xã: Trình độ lao động của xã còn rất thấp, đa
phần lao động chính chủ yếu ở cấp 1, hoặc đã học qua lớp xóa mù chữ, hầu hết các hộ có lao động chính học qua chuyên nghiệp có múc thu nhập cao hơn và một trong số đó là công chức nhà nước qua số liệu điều tra tại 8 thôn bản chỉ có 8 hộ gia đình có thu nhập chính từ công chức nhà nước (chiếm 3,54%). Do trình độ lao động thấp, việc tuyên truyền, triển khai các kỹ thuật canh tác mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, đa số các hộ gia đình canh tác theo kiểu truyền thống, còn nhiều lạc hậu, đặc biệt các hộ gia đình chưa nghiên cứu kỹ lưỡng thông tin thị trường, canh tác theo lối đổ xô, năm nay loại cây trồng này được giá thì năm sau các hộ tập trung vào trồng loại cây đó (Năm 2012 củ dong đạt 1000 đồng/1kg, năm 2013 chỉ đạt 500-700 đông/1kg) dẫn đến lãng phí công sức, tiền vốn và đất canh tác, do vậy thu nhập thấp.
Số ngành nghề tham gia của người dân: Qua số liệu điều tra, tại địa bàn
xã người dân chủ yếu tham gia hai ngành nghề chính, ngoài thời gian sản xuất nông nghiệp thì mỗi người tự tìm cho mình một công việc làm thêm, tạo thêm việc làm để trang trải cuộc sống như đi làm thuê, vào tìm các lâm sản ngoài gỗ đem bán (nhặt rau rừng, hái của, cây thuốc dân gian…). Tuy nhiên các ngành nghề mang tính chất tự phát, quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ, không có sự đầu tư đồng bộ, không ổn định, chưa được quy hoạch thành vùng chuyên canh, chất lượng sản phẩm chưa được thẩm định ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm. Sẩn xuất nông nghiệp là ngành nghề chính, nhưng các loại cây trồng chủ yếu một vụ, và không có sự thử nghiệm trước về năng suất, chất lượng và mức độ phù hợp tại địa phương, do vậy rủi ro đối với các hộ là rất cao. Có một vài hộ tham gia buôn bán tuy thu nhập cao hơn một số hộ nông khác nhưng quy mô buôn bán
nhỏ lẻ, việc buôn bán phụ thuộc vào mùa vụ hoa, quả. Các hộ không có diện tích để mở cơ sở buôn bán cụ thể, chủ yếu dựa vào khoảng trống của sân nhà, gầm sàn với diện tích nhỏ và thiếu thông thoáng nên mức hiệu quả chưa được cao.
Trong trồng trọt: Trong tổng số 8 thôn bản có tới 94,17% hộ gia đình có
ngành nghề chính sản xuất nông nghiệp, và nguồn thu nhập chính cũng chủ yếu là nông nghiệp. Đa số các hộ đều trồng lúa để phục vụ về nguồn lương thực cho gia đình, rất ít hộ được bán gạo, nhiều hộ gia đình chưa đến lúc thu hoạch đã hết gạo. Trong làm nương rẫy đã khó khăn rồi, thêm vào đó trồng lúa nước cũng không ít khó khăn, do ảnh hưởng của thời tiết cứ mỗi vụ nếu gieo gặp lạnh thì người dân phải làm lại đến hai hoặc ba lần thêm vào đó là mua giống, thuốc, phân, công sức. Có năm ảnh hưởng của hạn hán, lũ lụt, nhiều diện tích đất canh tác bị vùi lấp, bị cuốn trôi dân đến mất mùa, có hộ gia đình còn bị mất trắng hoàn toàn. Trong trồng lúa nước nguồn nước là một trong yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lúa, trong địa bàn xã tuy không thiếu nước nhưng nguồn nước ở thấp việc làm đê chắn nước chủ yếu làm bằng đất đá, cây do vậy chất lượng kém và thường xuyên phải tu sửa làm nguồn cung cấp nước không ổn định, làm giảm năng suất cây trồng.
Diện tích và vị trí đất canh tác: 100% diện tích đất nông nghiệp của các
hộ đều phân tán, vị trí xa đường giao thông. Có hộ chỉ dựa vào sức lực khênh, vác để vận chuyện, do các diện tích phân tán và mỗi nơi quy mô không qua lớn dẫn đến tăng chi phí: Đào đường, đi lại,… giảm thu nhập của người dân
Trong chăn nuôi: Quy mô chăn nuôi nhỏ, chủ yếu dựa vào các diện tích
đất quanh nhà, chưa có hộ gia đình nào có trang trại thực sự.những loài giá súc, già cầm truyền thống từ trước vẫn được người dân ưu tiên nuôi trồng như gà, vịt, ngan, trâu, bò…. Đặc biệt một vài loài vật nuôi quan trọng phục vụ cho cuộc sống sản xuất như trâu để phục vụ cho cày, bừa, kéo gỗ,… hay nuôi chó để trông nhà. Tuy nhiên việc chăm sóc cũng như xây dựng cuồng trại chưa hợp lý, nhiều hộ còn để chuồng trại gầm sàn, quá gần nhà dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả cũng không cao. Chưa có sự đầu tư đồng bộ, Các buổi tuyên truyền của cán bộ khuyến nông, khuyên lâm còn ít, chưa áp dụng các biện pháp
kỹ thuật trong chăn nuôi, không tiêm vacxin phòng chồng dịch bệnh, chuồng trại thì nền đất, việc vệ sinh rất khó khăn, nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất lớn. Việc mua giống tràn lan, không rõ nguồn gốc, không kiểm dịch trước, khi có gia súc gia cầm chết người dân còn mổ ăn hoặc vứt vào suối hay rừng, không chôn lấp, ít có sự cánh ly và dẫn đến lây lan rộng, nhiều hộ nuôi vài năm chẳng bán được con nào, làm giảm thu nhập và cuộc sống thêm khó khăn.
Thị trường và cách chế biến sản phẩm sau thu hoạch: Người dân chủ yếu
tập trung bán ở chợ, trong khu vực chỉ có một chợ Nà Tấu là tương đối gần, nhưng đây cũng chỉ là nơi trao đổi buôn bán nhỏ, các sản phẩm được bán cho những người buôn nên giá cả phụ thuộc nhiều vào người mua. Nhiều sản phẩm của người dân bị bắt giá hoặc thấp làm ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập. Ở các khu chế biến như xưởng sắn, việc thu mua của các xưởng này không ổn định, giá cả vấp vênh, trong một ngày có thể người thu mua với vài giá khác nhau, người dân thì đã mang tới không bán cũng chẳng để làm gì đành chấp nhận với giá thấp. Ngoài vấn đề về thị trường còn kể đến chất lượng cũng như cách chế biến sản phẩm của người dân. Người dân đa phần bán luôn sau khi thu hoạch, ít khi qua sơ chế hoặc chế biến để được giá cao hơn, theo người dân thì cung do điều kiện thời gian ít, dụng cụ cũng như kỹ thuật còn hạn chế. Người dân ít khi bảo quản sản phẩm được tốt, những sản phẩm từ trồng trọt mà không bán được thường bị hỏng và bỏ đi một cách lãng phí chính vì thế nhiều người đã chấp nhận với giá thấp khi đã thu hoạch. Một số sản phẩm của người dân thường có chất lượng không cao, hoặc nhưng sản phẩm có giá trị cao thì không có sự đánh giá hay kiểm định làm giảm giá trị của sản phẩm, giá cả không phù hợp với chất lượng sản phẩm.
Các hộ gia đình chủ yếu là hộ nông, chỉ vài hộ có một đến hai người làm công chức nhà nước. Do trình độ học vấn của người dân còn thấp và theo quan điểm truyền thống, một vài hộ do điều kiện gia đình khó khăn chỉ cho con cái học đến cấp hai hoặc cấp ba rồi cho lập gia đình ở tuổi còn trẻ, có người còn chưa đủ tuổi đã lập gia đình, trong khi suy nghĩ trong họ chưa được chín chắn khi chán nản dẫn đến ly hôn hay ăn chơi vào con đường sai trái làm tổn thất về
tiền của cũng như nguồn lao động trong gia đình. Cũng chính vì điều kiện kinh tế cộng với nhận thức của người dân còn hạn chế làm cho tỉ lệ đi học ở các cấp càng cao thì càng thấp nhất là các cấp học chuyên nghiệp. Điều này làm giảm nguồn nhân lực trẻ có kiến thức trong mỗi hộ gia đình nói riêng và trong địa bàn xã nói chung, mức phát triển trong tương lai sẽ không được tăng nhanh.
Lao động chính: Số lao động chính chỉ chiếm hơn nửa số nhân khẩu của
tổng số các hộ điều tra (chiếm 55,46%). Số lao động chính còn ít, mỗi lao động chính càng thêm gánh nặng trong hoạt động sản xuất, cùng với trình độ lao động chính thấp, việc áp dụng các máy móc hiện đại trong hoạt động sản xuất còn rất ít và hầu như không có. Các hộ canh tác theo kiểu truyền thống, không có sự chuyển đổi hay đầu tư thêm các mô hình sản xuất mới, cũng như hiệu quả hơn, điều này cũng do nguồn vốn, người qua các lớp đào tạo nghề ít do vậy làm giảm đáng kể hiệu quả cũng như thu nhập của các hộ.
Xét về giữa các bản trong xã ta thấy có sự khác biệt về chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người và mức thu nhập bình quân và có sự chênh lệch giữa các bản với nhau và với mức trung bình của toàn xã. Qua kết quả điều tra, ta thấy chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người bản Nà Nọi 2 là cao nhất với 0,714, sau đó là bản Nà Nọi 1 là 0,694, Nà Nhạn 3 là 0,671, Huổi Hẹ 2 là 0,660 là các bản có chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người cao hơn mức trung bình của toàn xã. Các bản Tà Pung 1 là 0,647, Tà Pung 2 là 0,637, Nà Pen 4 là 0,604, và Thấp nhất là bản Nà Pen 2 với 0,593 là các bản có chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người thấp hơn mức trung bình của xã (0,652).
* Ảnh hưởng của ngành nghề đến thu nhập của người dân trong mỗi bản:
Số ngành nghề tham gia và các ngành nghề khác nhau của mỗi hộ là một trong các nguyên nhân làm cho thu nhập của các bản có sự khác nhau. Được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.2: Ngành nghề tham gia của ngƣời dân tại xã Nà Nhạn