CHƯƠNG 10: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết lịch sử các học thuyết kinh tế (Trang 93 - 98)

C Lí luận khác

CHƯƠNG 10: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Câu 1: Sự phân loại các quốc gia.

Sự phân loại trình độ phát triển các quốc gia chủ yếu dựa trên cơ sở thu nhập GDP bình quân đầu người. Cụ thể:

- Nhóm các nước có thu nhập thấp, đó là những quốc gia có thu nhập GDP bình quân đầu người dưới 935 USD/ người/ năm.

- Nhóm các nước có thu nhập trung bình, đó là những quốc gia có thu nhập GDP bình quân đầu người từ 935 đến 11455 USD/ người/ năm. Cụ thể: các nước có thu nhập trung bình dưới là từ 935 đến 3705 USD/người/ năm. Các nước có thu nhập trung bình trên là từ 3705 đến 11455 USD/ người/ năm.

- Nhóm các nước thu nhập cao, đó là các quốc gia có thu nhập GDP bình quân đầu người trên 11455 USD/ người/ năm.

Câu 2: Đặc trưng các nước đang phát triển.

Các nước đang phát triển hiện nay dù nằm ở vị trí nào trên bản đồ thế giới cũng vẫn có chung một số nét tương đồng như sau:

Hầu hết từng là các nước thuộc địa dưới sự thống trị của Tây Âu trước đây. Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Đó là nền nông nghiệp nhỏ, phân tán, lao động thủ công lạc hậu.

Dân số đa số sống ở nông thôn: lực lượng lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm tới 65 – 70%; giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao.

Thiếu vốn và công nghệ hiện đại: kĩ thuật sản xuất công nghiệp lạc hâu – quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất thấp, thu nhập GDP bình quân đầu người thấp, tốc độ tăng GDP chậm, tiết kiệm thấp nên tích lũy thấp.

Ngoại thương kém phát triển, thường là nhập siêu. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là hàng nguyên liêu và sơ chế.

Dân số tăng nhanh trung bình khoảng >2%. Mật độ dân số đông. Trình độ văn hóa, giáo dục, dân trí thấp.

Nhân dân có sức khỏe kém, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao. Tuổi thọ bình quân đầu người thấp.

Khoảng cách chênh lệch với các nước phát triến đến vài chục thậm chí vài trăm lần.

Câu 3: Các vấn đề ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về tổng sản phẩm xã hội và thu nhập bình quân đầu người.

Tăng trưởng kinh tế bền vững là sự tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao và ổn định trong thời gian tương đối dài (từ 20 – 30 năm).

Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế:

- Vốn: đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nói đến vốn phải nói tới tăng trưởng vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Tốc độ tăng trưởng vốn cao đi đôi với hiệu quả sử dụng vốn lớn sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhanh.

- Con người: Đó phải là con người có sức khỏe, có trí tuệ, có tay nghề cao, có động lực và nhiệt tình lao động được tổ chức chặt chẽ.

- Kĩ thuật và công nghệ: kĩ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại là nhân tố quyết định chất lượng của sự tăng trưởng kinh tế, vì nó tạo ra năng suất lao động cao do đó tích lũy đầu tư lớn.

- Cơ cấu kinh tế: xây dựng đc cơ cấu kinh tế càng hiện đại thì tăng trưởng kinh tế càng nhanh và bền vững.

- Thể chế chính trị và quản lí nhà nước: thể chế chính trị càng ổn định, tiến bộ thì tăng trưởng càng nhanh. Nhà nước càng đề ra các đường lối chính sách phát triển nền kinh tế đúng đắn có hiệu quả thì kinh tế càng tăng trưởng nhanh.

Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế đi kèm với sự tiến bộ của cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và chất lượng cuộc sống.

Phát triển kinh tế bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm thương tổn đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế:

- Lực lượng sản xuất: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao tức công nghệ càng hiện đại, trình độ con người càng cao thì càng thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh bền vững.

- Quan hệ sản xuất:Quan hệ sản xuất mà phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngược lại kìm hãm sự phát triển đó.

- Kiến trúc thượng tầng: tuy là quan hệ phái sinh nhưng kiến trúc thượng tầng có tác động ngược trở lại đối với sự phát triển kinh tế hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế. Trong các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, ảnh hưởng sâu sắc nhất đến phát triển kinh tế là yếu tố chính trị.

Câu 4: Nội dung các lí thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Lí thuyết cất cánh của Rostow:

5 giai đoạn đặc trưng cho sự tăng trưởng & phát triển của 1 quốc gia

a Gđoạn XH truyền thống (XH tiền TBCN) - Nền kinh tế ko có khoa học kĩ thuật hiện đại

- Phân bố tài nguyên ko hợp lý, tập trung trong nông nghiệp - Cơ cấu xã hội lỗi thời cản trở sự phát triển kinh tế

- Năng suất, thu nhập bình quân đầu người thấp

- Giai đoạn chuẩn bị cất cánh Phương pháp khoa học kĩ thuật mới bắt đầu được áp dụng trong nông nghiệp & công nghiệp chế tạo chế biến

- Hình thành đươc hệ thống ngân hàng để huy động & tập trung vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư

- Giao thông vận tải được cải thiện

- Cơ cấu chính trị xã hội có sự thay đổi về căn bản

b Giai đoạn cất cánh (20 – 30 năm.)

Giai đoạn này, những trở ngại cho sự tăng trưởng đã được khắc phục - Các phương pháp khoa học kĩ thuật mới đc áp dụng rộng rãi, phổ biến - Tỷ lệ đầu tư tăng nhanh (5-10% thu nhập quốc dân thuần túy NNP)

- Các ngành công nghiệp mới ra đời đóng vai trò đầu tàu thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khác

- Cơ cấu chính trị xã hội thay đổi theo hướng tiến bộ

 Năng suất & sản lượng tăng lên đáng kể

c Giai đoạn trưởng thành (60 năm)

Đây là giai đoạn sự tiến bộ được duy trì ổn định

- Đầu tư vào các nhà máy & thiết bị mới ở mức tương đối cao (10 – 20% NNP) - Tốc độ tăng GDP đã vượt quá tốc độ tăng dân số, tăng trưởng khá bền vững - Nhiều ngành mới công nghiệp xuất hiện có hàm lượng khoa học cao

- Nền KT đã xđịnh đc vị trí trong ngoại thương ( cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng) - Sự liên kết giữa các thế lực KT & CTrị ngày càng chặt chẽ

d Gđoạn tiêu dùng cao (tiêu dùng hàng loạt)

- Đầu tư cho sx các HH cao cấp, lâu bền & dịch vụ tăng nhanh

- Lđộng chuyên môn, trí tuệ ngày càng tăng & chiếm ưu thế => dấu hiệu của nền KT tri thức

- Phúc lợi & an ninh XH ngày càng đc tăng cường

Đây là gđoạn thịnh vượng, XH hoá đạt trình độ cao. Sản lượng, GDP tạo ra do tri thức đạt 70% (hiện nay chưa nơi nào đạt đc trình độ phát triển này)

Lí thuyết cái vòng luẩn quẩn và cú huých từ bên ngoài:

4 nhân tố cần thiết cho tăng trưởng kinh tế đối với 1 quốc gia: nhân lực, tài nguyên, vốn và kĩ thuật

- Nhân lực: ở các nước nghèo: tuổi thọ trung bình thấp,tỉ lệ ng biết chữ cũng thấp. Chỉ số phát triển con ng HDI thấp. Nguồn nhân lực tập trung trong ngành nông nghiệp, sống ở nông thôn => tỉ lệ thất nghiệp trá hình cao (thời gian nông nhàn của nông dân). Các nc nghèo phải quan tâm đầu tư phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, đầu tư cho chương trình y tế cộng đồng, đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi để tạo thêm việc làm, khắc phục tình trạng thất nghiệp trá hình.

- Tài nguyên: ở các nc nghèo: Ít tài nguyên, phân chia cho số dân đông đúc. Tài nguyên quan trọng nhất đối vs họ là đất nông nghiệp.Vì vậy các nc này phải có chế độ canh tác sử dụng đất đai hợp lí, phải đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất lđ, hiệu suất sử dụng ruộng đất

- Tư bản: Nhìn chung các nước nghèo ít TB mà muốn có tăng trưởng phải có đầu tư, muốn có đầu tư phải có vốn. Trc đây các nước giàu vẫn thường cho các nước nghèo vay & đầu tư cho các nc nghèo. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, xu hướng quốc hữu hóa TB nc ngoài làm nản lòng các nhà đầu tư. Về

khả năng cho vay, các nc nghèo hiện đang gặp khó khăn vì hầu hết các nước nghèo đều là những con nợ khổng lồ ko có khả năng thanh toán.vì vậy bài toán đầu tư và tăng trưởng đối vs nc nghèo vẫn là bài toán chưa có lời giải.

- Kĩ thuật: Các nc nghèo lạc hậu về kĩ thuật nhưng có lợi thế của nc đi sau. Thông qua hợp tác khoa học công nghệ, tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ để tìm cơ hội đi tắt đón đầu,từ đó rút ngắn khoảng cách tụt hậu. Vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ.

Tiết kiệm, đầu tư thấp – tốc độ tích luỹ vốn thấp – năng suất thấp – thu nhập bình quân thấp – tiết kiệm tích luỹ vốn thấp – ….

Theo sự phân tích của Samuelson, các nước nghèo trong cái “ vòng luẩn quẩn” của nghèo khổ & ko tự thoát ra được. Muốn thoát ra phải có 1 cú huých từ bên ngoài – “cú huých” khả thi nhất : thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nc ngoài FDI.

Mô hình kinh tế nhị nguyên của A.Lewis.

Khái niệm Nhị nguyên của A.Lewis Nền KT gồm có 2 khu vực:

- Khu vực KT truyền thống(chủ yếu nông nghiệp)

- Khu vực KT hiện đại do TB nc ngoài đầu tư(chủ yếu công nghiệp) Nội dung:

- Các nc nghèo,các nc nông nghiệp ở tình trạng đất chật ng đông. Năng suất lđộng nông nghiệp thấp, thu nhập của lđộng nông nghiệp thấp => thừa lđộng nông nghiệp (thừa lđộng khu vực KT truyền thống) => di chuyển nguồn lđộng dư thừa từ KV nông nghiệp sang KV công nghiệp do Tb nc ngoài đầu tư.

- Do thu nhập của lđộng nông nghiệp thấp nên ở KV công nghiệp các TB nc ngoài chỉ cần duy trì 1 mức lương cao hơn mức thu nhập của lđộng nông nghiệp là tư bản nc ngoài sẽ đc bổ sung 1 nguồn lao động ko có giới hạn từ khu vực nông nghiệp chuyển sang. Do nguồn cung lđộng ko có giới hạn nên ổn định mức lương ở khu vực kinh tế hiện đại => lợi nhuận các nhà TB nc ngoài thu đc sẽ cao.

Lí thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước Châu Á – gió

mùa của H.Toshima.

Khu vực Châu Á gió mùa: nền văn minh nông nghiệp lúa nước

Tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp & hiện tượng nông nhàn: H.Toshima thừa nhận trình trạng thừa lđộng trong nông nghiệp, nhưng chỉ xảy ra ở thời kì nông nhàn, còn vào những lúc đỉnh cao của thời vụ vẫn có hiện tượng thiếu lđộng.

Toshima chủ trương:

Giai đoạn đầu: giữ nguyên lực lượng lao động trong nông nghiệp nhưng phải khắc phục tình trạng thất nghiệp trá hình, tạo thêm việc làm bằng cách: phát triển ngành nghề, dịch vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi => việc làm mở ra, nguồn cung lao động ko đổi => tạo sức ép buộc ngành nông nghiệp phải cơ giới hóa => năng suất

lao động nông nghiệp tăng lên. Đây là yếu tố cơ sở kinh tế bền vững cho phép chuyển sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: giải phóng lđộng nông nghiệp di dân từ nông thôn ra thành thị. Khi đó nền kinh tế nông nghiệp dần chuyển sang kinh tế công nghiệp

Kết luận của Toshima: công nghiệp hóa nông nghiệp chính là con đường thúc đẩy tăng trưởng phát triển cho 1 quốc gia nông nghiệp thuộc khu vực Châu Á gió mùa.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết lịch sử các học thuyết kinh tế (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w