CHƯƠNG 5: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MÁC LÊNIN

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết lịch sử các học thuyết kinh tế (Trang 44 - 47)

C Lí luận khác

CHƯƠNG 5: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MÁC LÊNIN

Câu 1: C.Mác có cống hiến gì mới về lí luận tiền tệ.

C.Mác đã khắc phục đc sai lầm của các nhà kinh tế học đi trước trong lí luận về tiền tệ. Cụ thể:

 Ông đã hiểu đc nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.

Để hiểu nguồn gốc của tiền tệ, C.Mác nghiên cứu các hình thái biểu hiện của giá trị trong nền kinh tế hàng hóa đc biểu hiện thông qua 4 hình thái cụ thể:

- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: giá trị của 1 hàng hóa chỉ đc phát hiện trên 1 hàng hóa nhất định khác với nó, chứ không biểu hiện ở mọi hàng hóa khác. Hình thái này chỉ thích hợp vs việc trao đổi ngẫu nhiên nguyên thủy.

- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: là sự mở rộng của hình thái giản đơn ra nhiều hàng hóa hơn.

- Hình thái chung của giá trị: tất cả các hàng hóa đều biểu hiện giá trị của mình ở cùng một thứ hàng hóa đóng vai trò là vật ngang giá chung. Các địa phương khác nhau thì vật ngang giá chung khác nhau.

- Hình thái tiền tệ: hình thành vật ngang giá chung cho mọi địa phương là vật độc tôn và phổ biến. Cuối cùng, vàng là kim loại được chọn. Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi tiền tệ ra đời, thế giới hàng hóa đc phân thành 2 cực: một bên là các hàng hóa thông thường, một bên là hàng hóa đặc biệt đóng vai trò tiền tệ.

Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hóa, là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa. Ông phát biểu: “tiền tệ là hàng hóa đặc biệt đc tách

ra từ trong thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa”.

 Thấy được đầy đủ các chức năng của tiền tệ:

Thước đo giá trị: Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của hàng hóa phải là tiền vàng. Cơ sở của nó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá cả hàng hóa là hình thái biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.

Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền là môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Cụ thể, với công thức H-T-H, hàng vi mua và bán có thể tách rời nhau về không gian lẫn thời gian, con người không nhất thiết phải tìm đến trao đổi trực tiếp với người có nhu cầu về hàng hóa mà họ có và có hàng hóa họ cần. Lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ là 2 mặt của quá trinh thống nhất vs nhau. Lưu thông tiền tệ xuất hiện dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hóa.

biểu cho của cải xã hội dưới hình thức giá trị, cất trữ tiền là hình thức cất trưc của cải. Phương tiện thanh toán: tiền thể hiện chức năng này khi nảy sinh việc mua bán chịu.

Tiền tệ quốc tế: Tiền vượt qua biên giới quốc gia làm chức năng tiền tệ quốc tế. Vs chức năng này tiền có đầy đủ giá trị giống như vàng.

Ngoài ra, C.Mác còn chỉ ra chức năng tư bản của tiền: bản thân tiền không phải là tư bản, tiền chỉ chuyển hóa thành tư bản trong điều kiện nhất định, khi chúng đc sử dụng để bóc lột sức lao động của ng khác. Tiền là tư bản vận động theo công thức T- H-T.

 Hoàn thiện quy luật lưu thông của tiền:

Ông xác định lượng tiền cần thiết trong lưu thông bằng công thức: T: số lượng tiền cần thiết trong lưu thông.

G: tống số giá cả hàng hóa.

Gc: tổng số giá cả hàng hóa bán chịu. Tk: Tổng số tiền khấu trừ cho nhau. Ttt: Tổng số tiền thanh toán đến kì hạn.

N: Số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại T =

Câu 2: C. Mác sau này có những đóng góp gì mới trong lí luận giá trị - lao động.

 Hiểu được mặt chất của giá trị hàng hóa:

Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa, còn giá trị trao đổi chì là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa.

Ngoài ra khin nghiên cứu tính 2 mặt của lao động sx hàng hóa, ông chỉ ra lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự trao đổi ngang giá.

 Xác định được lượng giá trị:

Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy.

 Chứng minh đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị: - Năng suất lao động; cường độ lao động;

- Mức độ phức tạp của lao động.

 Bổ sung đầy đủ cấu thành lượng giá trị:

So vs trường phái cổ điển Anh, bổ sung thêm C2 – giá trị cũ trong nguyên vật liệu.

Như vậy cấu thành lượng giá trị hàng hóa W = c + v + m.

Giải thích được các bộ phận di chuyển vào sản phẩm mới như thế nào.

 Chỉ ra các hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa: giá trị trao đổi, giá cả hàng hóa.

 Chứng minh được các hình thức chuyển hóa của giá trị hàng hóa, giá cả sản xuất trong cạnh tranh và giá cả độc quyền trong độc quyền.

Câu 3: Lí luận của C.Mác về tiền công.

Ông đã hiểu đc bản chất của tiền công: Tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động nhưng lại đc biểu hiện thành giá cả của lao động.

Có 2 hình thức cơ bản của tiền công: tiền công tính theo thời gian va tiền công tính theo sản phẩm.

Ông phân biệt đc tiền công thực tế và tiền công danh nghĩa:

Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà ng công nhận nhận đc do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công đc sử dụng để tái sản xuất sức lao động nên tiền công danh nghĩa phải đc chuyển thành tiền công thực tế.

Tiền công thực tế: là tiền công đc biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua đc bằng tiền công thực tế.

C.Mác chỉ ra rằng xu hướng của CNTB là hạ thấp mức tiền công trung bình. Bởi lẽ tuy tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên nhưng mức tăng đó k theo kịp mức tăng giá tư liệu tiêu dùng và tư liệu sinh hoạt

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết lịch sử các học thuyết kinh tế (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w