CHƯƠNG 4: CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TP HẬU CỔ ĐIỂN (TƯ SẢN TẦM THƯỜNG)

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết lịch sử các học thuyết kinh tế (Trang 40 - 44)

C Lí luận khác

CHƯƠNG 4: CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TP HẬU CỔ ĐIỂN (TƯ SẢN TẦM THƯỜNG)

ĐIỂN (TƯ SẢN TẦM THƯỜNG)

Câu 1: Phân tích đặc điểm của trường phái tư sản tầm thường.

Là học thuyết mang tính chất chủ quan: Mục đích không phải để kế thừa và

phát triển những tư tưởng khoa học của nhân loại mà nhằm che đậy các mâu thuẫn và khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, từ đó ca ngợi và bảo vệ cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, biện hộ cho chủ nghĩa tư bản bằng mọi giá.

Trong phương pháp luận:

Xa rời phương pháp luận của trường phái cổ điển, không đi sâu vào phân tích bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế, chỉ chú ý xem xét các hiện tượng bên ngoài. Đặc biệt là áp dụng phương pháp tâm lý chủ quan trong phân tích kinh tế, coi kinh tế chính trị là khoa học nghiên cứu về đạo đức xã hội.

Sử dụng nhiều tài liệu, số liệu thiếu khoa học, phi lịch sử để nghiên cứu.

Về nội dung

Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ giai cấp tư sản, biện hộ cho chủ nghĩa tư bản một cách có ý thức nên họ không thể tìm kiếm và xây dựng những phạm trù, khái niệm và quy luật khoa học. Họ quan tâm xem xét phạm trù quy luật có lợi hay không có lợi cho giai cấp tư sản. Đúng như C.Mác đã nhận xét: “Sự nghiên cứu vô tư đã nhường chỗ cho những trận chiến đấu của bọ viết văn thuê, những sự tìm tòi khoa học vô tư đã được thay thế bằng sự ca tụng có tính chất thiên kiến và đê hèn”.

Học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển không những không phát triển được lý luận của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển mà dần dần xa rời, sau đó đoạn tuyệt với những nội dung khoa học của nó, đặc biệt lý luận giá trị - lao động. Họ chỉ quan tâm tới việc tìm tòi những yếu điểm, những tư tưởng tầm thường trong học thuyết kinh tế tư sản cổ điển để xây dựng thành hệ thống những quan điểm cho rằng: các phạm trù kinh tế là quy luật tự nhiên, phi lịch sử, hay chủ nghĩa tư bản là tồn tại vĩnh viễn vv… Do vậy sự xuất hiện của kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển là sự báo hiệu sự khủng hoảng về tư tưởng, lý luận của giai cấp tư sản sau học thuyết kinh tế tư sản cổ điển.

Học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển là học thuyết mang tính chất phản động, trái với đạo lý của con người.

Quá trình phát triển:

Thời kỳ đầu: mục tiêu của kinh tế tư sản hậu cổ điển là phê phán những người xã hội chủ nghĩa không tưởng và tách những yếu tố tầm thường của kinh tế chính trị tư sản cổ điển để xây dựng thành hệ thống lý luận của mình.

Tiếp theo: kinh tế tư sản hậu cổ điển công khai tách khỏi kinh tế chính trị tư sản cổ điển, phủ nhận và phê phán các học thuyết của kinh tế tư sản cổ điển, đặc biệt là học thuyết giá trị - lao động.

tế tư sản hậu cổ điển tập trung chống lại học thuyết kinh tế Mác.

Thời kỳ có lý luận của Lênin về chủ nghĩa đế quốc thì các nhà kinh tế tư sản hậu cổ điển lại tập trung chống lại các luận điểm của Lênin.

Tóm lại, mục đích của kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điền là lý giải cho sự tồn

tại của chủ nghĩa tư bản là hợp quy luật và vĩnh viễn.

Câu 2: Lí luận nhân khẩu, giá trị và lợi nhuận khủng hoảng kinh tế của Th.R.Malthus.

Lí luận nhân khẩu:

Cứ 25 năm, Dân số tăng nhanh theo cấp số nhân: 1,2,4,8,16,32,64…… Tư liệu: khảo sát tốc độ gia tăng dân số ở Mĩ TK 17,18

Trong khi đó: Của cải và tư liệu sinh hoạt tăng chậm theo cấp số cộng: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7…

Tư liệu: dựa vào những tài liệu ở nc Pháp và lập luận về quy luật độ màu mỡ của đất đai ngày càng giảm.

Sự nghèo khổ đói khát không phải do chế độ xã hội mà do số dân k thích ứng với số tư liệu sinh hoạt.

Giải pháp ông nêu ra để lập lại thế cân bằng: gây chiến tranh, phát triển dịch bệnh, bắt công nhân lao động quá sức…Về sau ông thêm vào những giải pháp hạn chế sinh đẻ.

Đánh giá:

Số liệu khập khiễng, cùng thời gian nhưng không cùng không gian.

Võ đoán, tùy tiện khi không hiểu rằng dân sốMĩ tăng nhanh k phải chỉ do gia tăng tự nhiên mà còn do các cuộc di dân từ châu Âu.

Tùy tiện áp đặt quy luật của giới động vật lên con người trong nghiên cứu

Lí luận giá trị:

Lợi dụng yếu tố tầm thường trong lí luận của A.Smith khi cho rằng “Giá trị hàng hóa bằng số lượng lao động mà người ta có thể mua đc bằng hàng hóa đó”.

Theo Malthus, lao động có thể mua đc bằng hàng hóa là do chi phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. Chi phí đó bao gồm lượng lao động đã chi ra đển sản xuất hàng hóa đó cộng với lợi nhuận của tư bản.

Malthus phủ nhận lao động tạo ra giá trị và coi lợi nhuận là yếu tố cấu thành khác của giá trị. từ đó coi lợi nhuận như 1 khoản thặng dư ngoài số lao động hao phí để sản xuất hàng hóa.

Lí luận lợi nhuận khủng hoảng: (cái này chính là thuyết người thứ 3)

Lợi nhuận là một khoản cộng thêm vào giá cả, xuất hiện là do chuyển nhượng, nhưng ai là ng trả khoản đó? Theo R.M lợi nhuận không thể xuất hiện trong trao đổi giữa các nhà tư bản. Malthus nhận định trong phạm vu khả năng những người đảm nhiệm sản xuất không thể tìm ra lượng cầu có khả năng thanh toán cho phần lượng cung do lợi nhuận đại biểu. Do đó tình trạng sản xuất thừa sẽ xuất hiện. Xã hội chỉ có tư bản và công nhân thì không thể tránh khỏi tai họa đó.

Vì vậy cần có tiêu dùng của giai cấp k sản xuất như quý tộc tăng lữ…một cách hoang phí để tạo lượng cầu cho nhà tư bản nhằm giải quyết tình trạng sản xuất thừa.

Câu 3: Lí luận giá trị ích lợi, 3 nhân tố sản xuất, thất nghiệp và khủng hoảng kinh tế của J.B.Say.

Lí luận về giá trị ích lợi:

Nguyên lí giá trị ích lợi của J.B.Say đối lập hoàn toàn với trường phái cổ điển Anh khi cho rằng sản xuất tạo ra giá trị sử dụng, giá trị sử dụng truyền giá trị cho các vật. Giá trị là thước đo tính hữu dụng. Ông ta không phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị do đó che đậy bản chất và đặc thù xã hội của giá trị. J.B.Say cho rằng giá trị càng cao thì tính hữu dụng càng lớn, của cải càng nhiều thì giá trị càng lớn.

(Điều này đi ngược với lí luận giá trị của D.Ricardo: Ông đã có sự phân biệt rõ ràng dứt khoát hơn giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, ông nhấn mạnh “ tính hữu ích không phải là thước đo giá trị trao đổi, mặc dầu nó rất cần thiết cho giá trị này”; năng suất lao động tăng lên sẽ ảnh hưởng một cách khác nhau đến của cải và giá trị.

Ông phê phán sự đồng nhất hai khái niệm tăng của cải và tăng giá trị. “Giá trị của hàng hóa nhiều hay ít không phụ thuộc vào khối lượng của cải nhiều hay ít mà phụ thuộc điều kiện thuận lợi hay khó khăn”.)

Ngay trong lí luận này, Say lại tự mâu thuẫn vs chính mình: ở 1 chỗ khác, ông cho rằng quan hệ cung-cầu cũng quyết định giá trị. Ông nói thước đo giá trị của hàng hóa bằng số lượng các đồ vật mà ng khác đồng ý đưa ra để đổi lấy hàng hóa nói trên. Theo C.Mác luận điểm này cho thấy vật càng hiếm thì giá trị càng cao tuy nhiên C.Mác đã chứng minh được cung cầu chỉ là điều tiết mức chênh lệch giữa giá cả thi trường và giá trị hàng hóa.

Lí luận 3 nhân tố sản xuất:

Tiền đề:

- lí thuyết giá trị ích lợi của ông

- quan niệm sai lầm của A.Smith về cơ cấu giá trị: Giá trị=tiền công(v)+lợi nhuận(p)+địa tô(r) ->giá trị=v+m

Nội dung: theo ông, tham gia vào quá trình SX gồm 3 nhân tố: lao động, tư bản, đất đai. Mỗi 1 nhân tố có 1 ích lợi riêng. Do đó tạo ra tương ứng vs nó 1 bộ phận giá trị: ích lợi của lao động tạo ra tiền công, ích lợi của tư bản tạo ra lợi nhuận, ích lợi của đất đai tạo ra địa tô. Ích lợi của 3 nhân tố trên tạo ra giá trị của HH.

Lí luận về thất nghiệp:

Là ng ca ngợi CNTB, J.Say tìm mọi cách để che đậy hậu quả của việc sử dụng máy móc theo lối TBCN. Ông đưa ra ‘thuyết bù trừ’ để giải thích nạn thất nghiệp.

Theo Say, chỉ trong thời kì đầu, việc sử dụng máy móc có 1 số điều bất tiện, gạt bỏ 1 bộ phận công nhân ra và làm cho họ tạm thời ko có việc làm. Nhưng cuối cùng thì công nhân vẫn có lợi vì việc sử dụng máy móc, công ăn việc làm sẽ tăng lên

bằng 1 nghề khác. Ông còn cho rằng việc dùng máy móc để sản xuất làm cho hàng hóa rẻ đi,công nhân là ng có lợi nhất.

Theo cách trình bày của Say, công nhân là “g/cấp quan tâm đến thành tựu kĩ thuật của SX hơn tất cả các g/cấp khác”. Thực ra, ông chỉ muốn CM sự hòa hợp lợi ích giữa tư bản và lao động.

Lí luận về khủng hoảng:

Công cụ để CM:

Quy luật thị trường: dưới tác động của CNTB, khối lượng HH bán ra bằng khối lượng HH mua vào (AD=AS) nên ko thể có SX thừa. Do:

- Hàng hóa đc trao đổi bằng hàng hóa. - Người bán đồng thời là người mua. - Sản xuất tự tạo ra thị trường.

- Tiền chỉ là vật trung gian làm cho trao đổi đc thực hiện dễ dàng. - Nên cung tự tạo ra cầu

Ông cũng thừa nhận tình trạng SX thừa có thể xảy ra, ông dự kiến có 2 khả năng:

- SX thừa do sức mua ko đủ:chỉ xảy ra mang tính cục bộ,quy luật thị trường có khả năng tự điều chỉnh

- Thừa tuyệt đối: điều này thực tế ko bao giờ xảy ra vì nhu cầu của con ng là vô cùng

Ông cho rằng sản xuất thừa chỉ là sự mất cân đối về cơ cấu,còn trên phạm vi toàn xã hội ko thể có khủng hoảng sản thừa nên lí luận này mang tính bao biện, tầm thường.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết lịch sử các học thuyết kinh tế (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w