10 qua môn địa lý
3.5. Nội dung thực nghiệm
Bám sát vào nội dung các bài học có liên quan đến dạy KNS trong chương trình Địa lí 10 với mục đích lồng ghép một số kĩ năng cơ bản nhằm đánh giá mức độ nhận thức của học sinh sau khi học xong các bài nói trên.
Tiến trình thực nghiệm ở các trường vào năm học 2012-2013, chúng tôi đã chọn một số bài học tiêu biểu trong các khối lớp 10 để thực nghiệm.
Với các giáo án đã thiết kế, chúng tôi đã tiến hành giảng dạy ở các trường THPT. Song song với đó là các bài học được dạy theo phương pháp truyền thống ở lớp đối chứng nhằm so sánh được kết quả sau thực nghiệm. Tiến hành thực nghiệm ở 3 trường THPT trên địa bàn tỉnh Sơn La với 6 bài tiêu biểu trong chương trình Địa lí lớp 10: bài 22, bài 41 và bài 42 tôi thiết kế, xin ý kiến góp ý của giáo viên phổ thông và dạy trực tiếp. Bài 8, bài 28 và bài 37 tôi nhờ giáo viên phổ thông giảng dạy tại trường THPT Mường La.
1. Trường THPT Mường La - Huyện Mường La – Tỉnh Sơn La Lớp thực nghiệm: 10A, 10G, 10H – Tổng số 122 học sinh. Lớp đối chứng: 10B, 10D, 10E – Tổng số 119 học sinh.
2. Trường THPT Chiềng Sinh – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La Lớp thực nghiệm: 10B, 10C, 10E – Tổng số 116 học sinh.
Lớp đối chứng: 10A, 10D, 10G – Tổng số 117 học sinh.
3. Trường THPT Quỳnh Nhai - Huyện Quỳnh Nhai - Tỉnh Sơn La Lớp thực nghiệm: 10A1, 10A4, 10A5 – Tổng số 112 học sinh. Lớp đối chứng: 10A2, 10A3, 10A6 – Tổng số 113 học sinh.
Tại các trường đối với những lớp thực nghiệm, tôi đã trao đổi xin ý kiến và thống nhất với các giáo viên hướng dẫn lồng ghép kiến thức KNS cụ thể ở các bài được lựa chọn. Thông qua bài học, học sinh có những kỹ năng cần thiết trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Các kỹ năng cần thiết như khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, đất, nước, các biện pháp canh tác trên đất dốc, học sinh hiểu được một số vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay để có những biện pháp ứng phó, chung tay để giải quyết các vấn đề trên. Học sinh cũng biết cách phòng chống thiên tai, nhất là ở Sơn La có một số thiên tai như sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét, sương mù, sương muối…Đối với những lớp đối chứng vẫn tiến hành dạy bình thường.
Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tổng hợp đánh giá kết quả thực nghiệm ở các trường như sau:
Câu hỏi số 1: Theo em, có cần dạy k năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua một số bài học Địa lí? (đối với lớp thực nghiệm) và câu
hỏi: Theo em, có cần thiết lồng ghép KNS trong các bài học Địa lí không? (đối
với lớp đối chứng).
1. Trường THPT Mường La - Huyện Mường La – Tỉnh Sơn La Lớp thực nghiệm: 10A, 10G, 10H – Tổng số 122 học sinh. Lớp đối chứng: 10B, 10D, 10E – Tổng số 119 học sinh.
Bảng 3.1: Kết quả điều tra sự cần thiết rèn KNS ở trường THPT Mường La
Nội dung điều tra Lớp thực nghiệm (Tổng số học sinh: 122) Lớp đối chứng (Tổng số học sinh: 119) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Rất cần 97 79.5 44 37.0 Cần 21 17.2 64 53.8 (*) 4 2.3 8 6.7 Không cần 0 0 3 2.5
2. Trường THPT Chiềng Sinh – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La Lớp thực nghiệm: 10B, 10C, 10E – Tổng số 116 học sinh.
Lớp đối chứng: 10A, 10D, 10G – Tổng số 117 học sinh.
Bảng 3.2: Kết quả điều tra sự cần thiết rèn KNS ở trường THPT Chiềng Sinh Nội dung điều tra Lớp thực nghiệm (Tổng số học sinh: 116) Lớp đối chứng (Tổng số học sinh: 117) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Rất cần 79 68.1 39 33.3 Cần 33 28.4 44 37.6 (*) 3 2.6 21 18.0 Không cần 1 0.9 13 11.1
(*) Có cũng được, không cũng không sao
3. Trường THPT Quỳnh Nhai - Huyện Quỳnh Nhai - Tỉnh Sơn La Lớp thực nghiệm: 10A1, 10A4, 10A5 – Tổng số 112 học sinh. Lớp đối chứng: 10A2, 10A3, 10A6 – Tổng số 113 học sinh.
Bảng 3.3: Kết quả điều tra sự cần thiết rèn KNS ở trường THPT Quỳnh Nhai
Nội dung điều tra Lớp thực nghiệm (Tổng số học sinh: 112) Lớp đối chứng (Tổng số học sinh: 113) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Rất cần 73 65.2 27 23.9 Cần 29 25.9 59 52.2 (*) 7 6.2 20 17.7 Không cần 3 2.7 7 6.2
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả điều tra ở 3 trường Nội dung điều tra Lớp thực nghiệm (Tổng số học sinh: 350) Lớp đối chứng (Tổng số học sinh: 349) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Rất cần 249 71.1 110 31.5 Cần 83 23.7 167 47.9 (*) 14 4.0 49 14.0 Không cần 4 1.2 23 6.6
(*) Có cũng được, không cũng không sao
0 10 20 30 40 50 60 70 80 Rất cần Cần Có cũng được Không cần Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả điều tra ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Như vậy, qua kết quả thực nghiệm ta thấy:
- Tỷ lệ học sinh rất cần lồng ghép kĩ năng sống ở lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng: Ở lớp thực nghiệm số học sinh được hỏi có cần rèn KNS không thì số HS trả lời rất cần là 249 học sinh, chiếm 71.1%, cần là 83 học sinh chiếm 23.7% trong khi đó ở lớp đối chứng số học sinh trả lời rất cần chỉ có 110 học sinh chiếm 31.5%, cần có tới 167 hoc sinh chiếm 47.9%.
Số học sinh trả lời có cũng được, không cũng không sao của lớp thực nghiệm là 14 em chiếm tỷ lệ 4.0% nhưng ở lớp đối chứng lại cao hơn khá nhiều với 49 học sinh chiếm 14.0%.
Không cần: Ở lớp thực nghiệm có 4 học sinh chiếm 1.2% trong khi đó con số này của lớp đối chứng là 23 học sinh chiếm 6.6%. Sở dĩ ở lớp thực nghiệm các em trả lời rất cần được lồng ghép KNS nhiều hơn vì các em được học KNS các em đã nhận thấy việc rèn KNS sẽ giúp cho các em hiểu biết thêm, biết vận dụng KNS vào cuộc sống. Ở lớp đối chứng vì các em không được lồng ghép kiến thức KNS nên chưa thấy hết được ý nghĩa hay sự cần thiết của việc rèn KNS.
Ngoài điều tra về vấn đề có hay không cần việc lồng ghép KNS vào một số bài học trong chương trình Địa lí lớp 10 ở tỉnh Sơn La. Tôi còn tiến hành điều tra về khả năng hứng thú hay không khi học bài có lồng ghép kĩ năng sống và bài học theo phương pháp truyền thống thông qua nội dung câu hỏi số 2 ở phiếu điều tra (phần phụ lục).
Câu hỏi số 2: Em có thích học những bài mà các thầy cô lồng ghép k năng sống vào không? (đối với lớp thực nghiệm) và câu hỏi: Em có thích được học các bài có lồng ghép kiến thức k năng sống không? (đối với lớp đối chứng).
1. Trường THPT Mường La - Huyện Mường La – Tỉnh Sơn La Lớp thực nghiệm: 10A, 10G, 10H – Tổng số 122 học sinh. Lớp đối chứng: 10B, 10D, 10E – Tổng số 119 học sinh.
Bảng 3.5: Kết quả điều tra về tính hiệu quả của bài học có lồng ghép KNS ở trường THPT Mường La
Nội dung điều tra Lớp thực nghiệm (Tổng số học sinh: 122) Lớp đối chứng (Tổng số học sinh: 119) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Rất thích 84 68.9 27 22.7 Thích 33 27.0 23 19.3 Tương đối thích 4 3.3 55 46.2 Không thích 1 0.8 14 11.8
2. Trường THPT Chiềng Sinh – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La Lớp thực nghiệm: 10B, 10C, 10E – Tổng số 116 học sinh.
Bảng 3.6: Kết quả điều tra về tính hiệu quả của bài học có lồng ghép KNS ở trường THPT Chiềng Sinh
Nội dung điều tra
Lớp thực nghiệm (Tổng số học sinh: 116) Lớp đối chứng (Tổng số học sinh: 117) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Rất thích 86 74.1 26 22.2 Thích 21 18.1 33 28.2 Tương đối thích 7 6.1 22 18.8 Không thích 2 1.7 36 30.8
3. Trường THPT Quỳnh Nhai - Huyện Quỳnh Nhai - Tỉnh Sơn La Lớp thực nghiệm: 10A1, 10A4, 10A5 – Tổng số 112 học sinh. Lớp đối chứng: 10A2, 10A3, 10A6 – Tổng số 113 học sinh.
Bảng 3.7: Kết quả điều tra về tính hiệu quả của bài học có lồng ghép KNS ở trường THPT Quỳnh Nhai
Nội dung điều tra Lớp thực nghiệm (Tổng số học sinh: 112) Lớp đối chứng (Tổng số học sinh: 113) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Rất thích 74 66.1 19 16.8 Thích 33 29.4 23 20.4 Tương đối thích 3 2.7 57 50.4 Không thích 2 1.8 14 12.4
Tổng hợp kết quả của cả 3 trường ta thấy phần lớn học sinh thích được học rèn KNS:
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả điều tra ở 3 trường
Nội dung điều tra Lớp thực nghiệm (Tổng số học sinh: 350) Lớp đối chứng (Tổng số học sinh: 349) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Rất thích 244 69.7 72 20.6 Thích 87 24.9 79 22.6 Tương đối thích 14 4.0 134 38.4 Không thích 5 1.4 64 18.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Rất thích Thích Tương đối thích không thích
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả điều tra ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Ở những lớp được lồng ghép kiến thức KNS học sinh thích học hơn vì thế khi điều tra kết quả có sự khác nhau khá rõ.
Số lượng học sinh rất thích học những bài có lồng ghép KNS ở lớp thực nghiệm rất cao, cụ thể: Học sinh đưa ra ý kiến rất thích ở lớp thực nghiệm là 244 HS, đạt tỷ lệ 69.7% và thích học là 87 HS chiếm 24.9%. Trong khi đó với lớp không lồng ghép KNS chỉ có 72 HS rất thích chiếm tỷ lệ 20.6% và 79 HS thích học chiếm tỷ lệ 22.6%. Tỷ lệ học sinh trả lời tương đối thích ở lớp thực nghiệm là 14 học sinh chiếm tỷ lệ 4.0% nhưng ở lớp đối chứng cao hơn rất nhiều với 134 HS chiếm 38.4%.
Số học sinh trả lời không thích: Ở lớp thực nghiệm có 5 HS chiếm 1.4% nhưng ở lớp đối chứng có đến 64 học sinh chiếm tới 18.4%.
Như vậy, với kết quả điều tra trên chúng ta thấy HS thích học những kiến thức liên quan đến KNS. Bởi thế, trong quá trình giảng dạy chúng ta cũng cần thiết phải lồng ghép KNS cho HS. Khi lồng ghép KNS, không chỉ giúp cho các em HS có kỹ năng sống tốt mà còn giúp cho các em hứng thú, thích học thì hiệu quả bài giảng sẽ tốt hơn.
Ngoài 2 câu hỏi trong phần thực nghiệm nêu trên chúng tôi còn tiến hành thu thập ý kiến từ phía học sinh sau bài giảng với 2 câu hỏi ở lớp thực nghiệm và 2 câu hỏi khác nhau ở lớp đối chứng.
- Ở câu hỏi số 3 tại các lớp thực nghiệm khi được hỏi: Em có đánh giá như
thế nào về việc lồng ghép những kiến thức k năng sống qua bài học của các thầy cô giáo? thì có 63% HS đánh giá giáo viên lồng ghép kiến thức rất tốt, 29%
HS đánh giá tốt. Các ý kiến của HS đánh giá trung bình là 5% và không thích chiếm 3%. Như vậy đại bộ phận HS đã đánh giá cao việc lồng ghép KNS của GV qua các bài giảng. Điều đó chứng tỏ rằng việc lồng ghép KNS cũng làm cho giờ học sinh động, học sinh hứng thú học và đánh giá cao về việc lồng ghép KNS của GV.
- Ở câu hỏi số 4, khi được hỏi: Qua các bài học được rèn luyện k năng sống em sẽ?. Qua tổng hợp được từ ý kiến của HS thì trên 90% số ý kiến cho
rằng qua các bài học sẽ giúp cho các em vận dụng được trong cuộc sống. Có rất ít HS trả lời chỉ làm thay đổi cách nghĩ một chút và không thay đổi cách nghĩ và hành vi. Việc lồng ghép KNS không chỉ làm cho giờ học sinh động, học sinh thích học mà còn có hiệu quả thiết thực. Đại bộ phận HS đã biết vận dụng KNS làm thay đổi cách nghĩ, có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ TNTN chỉ còn lại số ít chỉ làm thay đổi cách nghĩ, chưa làm thay đổi hành vi thì qua việc lồng ghép kiến thức KNS nhiều hơn chắc chắn sẽ làm thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của các em.
- Đối với các lớp đối chứng, ở câu hỏi số 3 khi được hỏi: Em có muốn giáo
thích học hệ thống các kỹ năng bảo vệ thiên nhiên và môi trường, phòng tránh thiên tai, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, một số em muốn được trang bị hệ thống kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo…
- Ở câu hỏi số 4 khi được hỏi: Các em thích giáo viên lồng ghép những KNS nào thì số đông ý kiến tổng hợp từ HS đều cho rằng các em rất cần được học hệ thống các kỹ năng như: Kỹ năng sử dụng hiệu quả tài nguyên môi trường, kỹ năng phòng tránh thiên tai và hành vi gây hại đến môi trường sống, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phòng tránh HIV/AIDS, phòng tránh bệnh tật…
Như vậy, từ kết quả điều tra, qua các phiếu điều tra ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi nhận thấy rằng: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 10 trên địa bàn tỉnh Sơn La là rất cần thiết, rèn KNS thông qua các bài học Địa lí làm cho bài học sinh động hơn, tạo nên hứng thú học tập trong học sinh.
3.6. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm
Mặc dù số bài tôi tiến hành thực nghiệm chưa được nhiều, diện thực hiện chưa rộng song bước đầu chúng tôi nhận thấy phần đông học sinh lớp 10 được hỏi rất cần được trang bị những nội dung kiến thức liên quan đến kỹ năng sống trong các môn học nói chung và qua môn Địa lí nói riêng.
Qua các ý kiến thu thập được từ phiếu điều tra ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng tôi nhận thấy:
Ở lớp thực nghiệm, sau khi được nghe giảng bài học có lồng ghép nội dung giáo dục KNS thì trên 80% số ý kiến cho rằng bài học rất hấp dẫn, lôi cuốn, tạo sự hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài học. Đa số các em đều mong muốn các thầy cô lồng ghép các kỹ năng như: Kỹ năng bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai; kỹ năng khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên; kỹ năng thích ứng với sự thay đổi của điều kiện tự nhiên…
Ở các lớp đối chứng qua kết quả điều tra, tôi nhận thấy đa phần các em cũng có mong muốn được học các bài có lồng ghép nội dung giáo dục KNS như ở lớp thực nghiệm. Qua đó, tôi cho rằng cần lồng ghép nội dung giáo dục KNS một cách sâu rộng, với nhiều đối tượng học sinh THPT khác nhau trên địa bàn
tỉnh Sơn La nhằm giúp các em vận dụng tốt các kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
Như vậy, với việc đổi mới phương pháp dạy học có lồng ghép nội dung giáo dục KNS đã đem lại hiệu quả cao trong bài, không chỉ góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho người giáo viên trong tương lai mà còn tạo hứng thú học tập tích cực, chủ động của học sinh. Ngoài ra, với kết quả tổng hợp được qua thực nghiệm đã chứng minh thêm tính ưu việt của phương pháp dạy học mới so với cách dạy truyền thống. Từ đó, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.
3.7. Một số bài học rút ra từ thực tiễn
Mặc dù đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu KNS trong phạm vi 3 trường THPT trên địa bàn tỉnh Sơn La, nhưng qua kết quả nghiên cứu từ thực tiễn tôi xin rút ra một số bài học sau:
Thứ nhất, HS lớp 10 trên địa bàn tỉnh Sơn La còn rất hạn chế về kiến thức
KNS. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do giáo dục THPT, đặc biệt là nội dung môn học chưa được quan tâm thỏa đáng đến vấn đề giáo dục KNS cho HS. Chưa xác định được phương pháp hiệu quả để lồng ghép các