10 qua môn địa lý
1.1.5. Phương thức và phương pháp tiếp cận trong giáo dục KNS cho HS trung
trung học phổ thông
Trước yêu cầu cấp bách về việc đưa KNS vào chương trình giáo dục học đường, trong đó có giáo dục phổ thông nói chung, THPT nói riêng, thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học về việc xây dựng chương trình giáo dục KNS cho HS các cấp học. Một trong những vấn đề được quan tâm ở các hội thảo này là phương thức thực hiện giáo dục KNS cho HS như thế nào cho hiệu quả.
Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm của một số nước cho thấy có 3 phương án thực hiện giáo dục KNS cho học sinh là:
- Xây dựng môn học về giáo dục KNS đưa vào chương trình học tập của học sinh.
- Lồng ghép các nội dung giáo dục KNS vào các môn học có ưu thế và các hoạt động giáo dục khác.
- Tích hợp giáo dục KNS vào các môn học (trong đó có môn Địa lí).
Theo quan điểm của tôi do KNS được hình thành và phát triển thông qua trải nghiệm và gắn liền với hoạt động sống của HS nên việc giáo dục KNS cho học sinh hình thành một môn học riêng là ít khả thi, kém hiệu quả vì để xây dựng nên một môn học theo hướng trên sẽ tốn nhiều thời gian nghiên cứu và thực hiện, cũng như môn học đạo đức vậy HS có thể học thuộc lòng các khái niệm đạo đức nhưng chưa chắc học sinh có những hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức mà các em rất thuộc.
Phương thức lồng ghép cũng được thực hiện với một số nội dung giáo dục cần cập nhật vào chương trình giáo dục phổ thông như giáo dục dân số, giáo dục môi trường…tuy nhiên, giáo dục KNS, phương thức này cũng không nhiều hiệu quả. Những khó khăn khi thực hiện theo phương thức này là:
- Khó khăn trong việc xác định các môn học để lồng ghép. Những môn học này phải đảm bảo những yếu tố tương đồng với đặc trưng của giáo dục KNS (chú trọng thực hành và kinh nghiệm sống của HS; thiết lập hành vi cụ thể …).
- Khó khăn trong việc đảm bảo nội dung giáo dục KNS đã được lồng ghép. Bởi vì, do tính chất lồng ghép nội dung giáo dục KNS có tính độc lập nhất định so với nội dung của môn học được sử dụng để lồng ghép, việc khai thác nội dung giáo dục KNS đến đâu phụ thuộc vào từng giáo viên, thậm chí từng tiết học của môn học được lồng ghép.
Với những phân tích trên, tôi cho rằng, cần xác định giáo dục KNS là mục đích của giáo dục, theo đó, tất cả các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường phải hướng đến giáo dục KNS cho HS. Có như vậy, giáo dục KNS cho HS mới được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục về cả thời gian và không gian nhờ đó mà các mục tiêu về giáo dục KNS cho HS mới đạt được ở mức độ cao. Đây cũng là lí do, tôi lựa chọn phương thức tích hợp là phương thức giáo dục KNS cho HS lớp 10 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Như vậy, theo phạm vi giới hạn của đề tài, vấn đề giáo dục KNS cho HS lớp 10 trên địa bàn tỉnh Sơn La qua môn Địa lí chính là việc thực hiện giáo dục KNS cho HS theo phương thức tích hợp.
Các tiếp cận chính trong giáo dục KNS cho HS lớp 10 đã được khái quát gồm: - Phương pháp tiếp cận KNS cùng tham gia: Tạo sự tương tác giữa giáo viên với HS, HS với HS và tăng cường tham gia của HS trong học tập, thực hành kỹ năng.
- Phương pháp tiếp cận hướng vào người học: Dựa vào kinh nghiệm sống và đáp ứng nhu cầu của HS.
- Phương pháp tiếp cận hoạt động: Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động để xây dựng hành vi.
Với các phương pháp tiếp cận trên, các phương pháp dạy học cụ thể được sử dụng trong giáo dục KNS cho HS lớp 10 là: Phương pháp động não, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thuyết trình…