Với Google Webmaster Tool [19], bạn có thể tiết kiệm được khá nhiều thời gian để tập trung tìm lỗi và chỉnh sửa website.
Bƣớc 1: Thêm website vào Google Webmaster Tools
Truy cập https://www.google.com/webmasters/tools/home?hl=vi và đăng nhập với tài khoản Google.
Thêm website vào danh sách quản lý, có thể nhập URL có www hoặc non-wwww
Hình 13 - Thêm URL vào Google webmaster tools (Nguồn: tác giả)
Bƣớc 2: Xác nhận chủ quyền Website
Để được cung cấp thông tin về website, bạn cần phải chứng minh bạn là chủ nhân thực sự của website đó. Nếu bạn đã đăng ký tài khoản Google Analytics rồi thì không phải thực hiện bước này nữa.
Hình 14 - Xác nhận chủ quyền website (Nguồn: tác giả)
Google Webmaster Tools yêu cầu xác minh có đúng là chủ nhân hay không, làm theo trình tự sau:
1. Tải têp tin HTML về máy. Thêm thẻ Meta vào header của trang chủ. 2. Tải tệp tin này lên trên hosting chứa ở thư mục gốc.
3. Click vào link để xác nhận là đã tải lên thành công. 4. Click xác minh để hoàn thành.
Bƣớc 3: Sử dụng bảng điều khiển / Dashboard
Sau khi xác minh quyền sở hữu, màn hình Webmaster Tools có dạng như sau:
Hình 15 - Bảng điều khiển (Nguồn: tác giả)
Một số chức năng quan trọng của Google Webmaster Overview: Thông tin chung về website, tại đây bạn có thể thấy được những báo cáo chung về website của bạn như thông báo xem Google đã vào xem xét trang web bạn thành công lần gần đây nhất là lúc nào; Index status: cho biết trang web của bạn đã được Google ghi nhận (indexed) chưa; báo cho bạn biết một số lỗi của web như lỗi không tìm ra trang web, hoặc lỗi địa chỉ một trang nào đó trong web bạn có vấn đề.
Statistics: Thống kê, bạn nên quan tâm vào một số mục như: Top search queries,
Index stats.
Top search queries: liệt kê những từ khóa mà trang web của bạn xuất hiện khi
có ai đó tìm kiếm trên Google. Bảng thống kê gồm 2 phần, phần bên trái là thể hiện các từ khóa mà trang web bạn xuất hiện, phần bên phải là các từ khóa mà web bạn xuất hiện và người dùng đã click vào trang web của bạn để xem.
Index Stats: thống kê cho biết trang web của bạn có bao nhiêu trang được
Google ghi nhận vào chỉ mục (index). Chỉ khi nào trang của bạn được Google ghi vào chỉ mục (indexed) thì mới có khả năng tìm thấy trên mạng.
Links – liên kết: mục này có 3 mục con là external Links, Internal Links và Site
Links. External Link liệt kê tất cả các trang web liên kết đến trang của bạn. Internal Links liệt kê những liên kết trong nội bộ trang web của bạn.
Sitemap: là khu vực cho phép bạn đăng ký với Google một bản đồ web của bạn,
giúp Google dễ dàng hơn trong việc dò tìm và index trang của bạn. Khi muốn thêm một bản đồ web, bạn có nhấn vào nút “Add site map”, chọn một trong 5 cách mà Google đề nghị, rồi upload file Sitemap lên thư mục gốc của trang web. Bạn có thể dùng notepad để tạo ra một sitemap hoặc dùng các phần mềm chuyên dụng để tạo ra Sitemap. Sau khi thêm một Sitemap thì bạn cần để cho Google khoảng vài ngày để tìm kiếm và index các trang bạn nêu trong Sitemap.
Tools: cung cấp một số công cụ giúp bạn theo dõi và quản lý website. Analyze
robots.txt: phân tích xem có file robots.txt trên hosting chưa và test thử xem các bot của google của thể tìm được trang web của bạn hay không? Generate robots.txt: nếu phần phân tích ở trên không đạt yêu cầu, bạn có thể tiến hành tạo ra file robots.txt ở phần này. Bạn thực hiện từng bước theo yêu cầu của Google để tạo ra một file dạng robots.txt.