Bài: Trong tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), nhân vật cô Hiền từng bày tỏ quan niệm dạy dỗ con cái, chỉ chú ý dạy con : “biết

Một phần của tài liệu Chuyên đề cách làm văn nghị luận xã hội và các dạng đề có dàn ý (Trang 32 - 34)

C. Kết bài: Nêu quyết tâm tăng cường tự học ở nhà.

42.bài: Trong tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), nhân vật cô Hiền từng bày tỏ quan niệm dạy dỗ con cái, chỉ chú ý dạy con : “biết

tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tuỳ”.

Từ quan niệm của nhân vật trên, anh chị hãy bày tỏ suy nghĩ về vấn đề : lòng tự trọng của con người.

1. Giải thích và chứng minh nội dung ý kiến mà đề bài nêu ra:

- Thế nào là tự trọng? coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình.

- Phân biệt tự trọng với tự ti và tự cao :

+ Tự cao : Tự cho mình là nhất, là hơn người mà coi thường người khác.

+ Tự ti : Tự cho mình là hèn kém hơn người.  cả hai tính cách này đều khác với lòng tự trọng.

- Lòng tự trọng có từ đâu? Lòng tự trọng hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên thành công hay thất bại, cách đối xử của gia đình, bạn bè, thầy cô,…đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành nên lòng tự trọng của mỗi con người.

- Vai trò của lòn tự trọng đối với cuộc sống : Lòng tự trọng là một nhân tố tất yếu trong cuộc sống của bạn. một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không những thế, đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng và là nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống.

- Sự thiếu lòng tự trọng: Những trải nghiệm trong thời tơh ấu có thể dẫn đến sự thiếu lòng tự trọng của trẻ, như bị chỉ trích gay gắt, thậm tệ; bị la mắng đánh đập hoặc không được quan tâm chăm sóc; bị người khác nhạo báng, chế giễu, đùa cợt,…sự thất bại trong học tập, thể thao cũng là yếu tố dẫn đến thái độ tiêu cực của trẻ đối với bản thân. Những người thiếu tự trọng, một khi đã gặp thất bại trong cuộc sống sẽ rất dễ bi quan, chán nản, bất cần,..những hậu quả này khiến họ trở nên mặc cảm với bản thân, tinh thần ngày càng sa sút,…

2. Bình luận và mở rộng vấn đề:

- Lời của nhân vật cô hiền hoàn toàn đúng, đây là một ý nghĩ dạy con hợp tình, hợp lí, giúp cho tuổi trẻ hình thành nhân cách bước vào đời.

- Bài học rút ra cho bản thân: rèn giũa, tôi luyện lòng tự trọng trong những tình huống phức tạp diễn ra trong cuộc sống, học tập, công tác,..

- Tránh đi sự thiếu niềm tin, thiếu lòng tự trọng của bản thân, đồng thời cố gắng tìm hiểu giúp đỡ bạn bè chung quanh ta cùng vượt qua khó khăn, vững tin hướng về phía trước,…

Một phần của tài liệu Chuyên đề cách làm văn nghị luận xã hội và các dạng đề có dàn ý (Trang 32 - 34)