Tục ngữ Việt Nam có câu:

Một phần của tài liệu Chuyên đề cách làm văn nghị luận xã hội và các dạng đề có dàn ý (Trang 25 - 26)

C. Kết bài: Nêu quyết tâm tăng cường tự học ở nhà.

36.Tục ngữ Việt Nam có câu:

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Suy nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ trên.

A. Mở bài:

Trong cuộc đời môi người, ai cũng cần phải học. thực tế cuộc sống là một môi trường rộng lớn để học hỏi, tăng thêm vốn hiểu biết. (Dẫn câu tục ngữ).

B. Thân bài:

- “Đi một ngày đàng” là đi (đi bộ) một thời gian không dài (một ngày : 1/365 năm) so với cả đời người, một quãng đường cũng không dài (vì câu tục ngữ nói về khách bộ hành).

- “Học một sàng khôn” là học được một khối lượng rất nhiều sự khôn ngoan.

- Câu tục ngữ trên khuyên mọi người cần đi nhiều, sống nhiều để học hỏi được nhiều sự khôn ngoan trong thực tế.

LĐ2: Bình luận, chứng minh:

- Câu tục ngữ là một bài học kinh nghiệm của cá nhân và cộng đồng. Chúng ta không chỉ học trong sách vở, ở nhà trường mà phải mở rộng sự học ra thực tế cuộc sống. tục ngữ cũng có câu “Học thầy không tày học bạn”, ý nói không chỉ có học ở thầy mà cần phải học ở bạn nữa.

- Câu tục ngữ cũng có khía cạnh chưa đúng. Không phải ai đi nhiều ngày đường cũng học được nhiều sàng khôn cả. có nhiều người đi cả đời cũng ko học được gì.

LĐ3:Rút ra bài học:

- Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của môi người. Ai muốn có nhiều “sàng khôn’’ cần phải tích cực, chủ động học hỏi suốt cả cuộc đời, mở rộng sự học ra thực tế cuộc sống. Bởi vì “cuộc sống là trường đại học chân chính

cho các thiên tài”.

- Nhưng ta cũng nên tỉnh táo, sáng suốt tìm cái cần học, phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái hay, cái dở để lựa chọn cái cần học, tìm cái học tốt nhất thì mới thành công.

C. Kết bài:

Học mọi người xung quanh mình, học trong cuộc sống, đó là bài học sâu sắc của câu tục ngữ.

Một phần của tài liệu Chuyên đề cách làm văn nghị luận xã hội và các dạng đề có dàn ý (Trang 25 - 26)