- Đối với mỗi người, hoàn cảnh khách quan là thứ yếu, phải luôn dựa vào cái chủ quan của mình, chỏ động cải tạo hoàn cảnh.
- Thời cơ không tự nhiên đến, cuộc sống ko phải bao giờ “dọn sẵn”
cho ta những điều thuận lợi để thực hiện thành công một dự định nào đó.
- Nếu ko có sự nỗ lực hành động, ko chủ động tạo cơ hội cho chính mình thì con người sẽ chẳng bao giờ “bắt đầu”, chẳng bao giờ “khởi nghiệp” được.
- Chẳng hạn như cách mạng nước ta năm 1945, nếu chúng ta ko chủ động nắm lấy thời cơ “Nhật hất cẳng Pháp”, quân đồng minh chiến thắng phe phát xít mà phát động khởi nghĩa giành chính quyền thì rất khó giành được thắng lợi.
LĐ3: Mở rộng, rút ra bài học:
- Đồng quan điểm với Turgeniev, nhà văn R.Rolland của Pháp cũng cho rằng: “Người bình thường chỉ biết chờ đợi cơ hội, người thông minh biết nắm lấy cơ hội, còn người tài trí thì biết cách tạo ra cơ hội”.
- Ý kiến của Turgeniev rất đáng được người thời nay coi trọng. Bởi vì chúng ta đang sống trong một thời đại đòi hỏi cao tính chủ động, sáng tạo, khả năng “đi tắt, đón đầu” của mỗi con người, mỗi quốc gia.
C. Kết bài:
Khi đang ngồi trên ghế nhà trường, phải luôn luôn nỗ lực học tập, rèn luyện, luôn ở tư thế “sẵn sàng”, chủ động cho dù hoàn cảnh ra sao.
39. Ý chí là con đường sớm nhất để về đích.
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên.
A. Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận :
“Ý chí là con đường sớm nhất” là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn và được chứng minh bởi nhiều tấm gương.
B. Thân bài:
LĐ1: Giải thích câu nói:
- “Ý chí” là ý thức, tinh thần tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt cho bằng được mục đích.
- “Đích” là chỗ, điểm, mức độ cần đạt tới.
- Câu nói thể hiện sự tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt được dự định nào đó.
LĐ2: Phân tích, bình luận:
- Ý chí giúp con người vững vàng trước thử thách (lấy dẫn chứng ở bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để chứng minh).
- Ngày nay, với ý chí của mình, nhiều bạn trẻ đã vượt qua hoàn cảnh, thành công trong học tập, làm việc (lấy 2 dẫn chứng mà mình biết để chứng minh).
- Đối với bản thân, trong học tập, khi em gặp một bài toán khó, một bài văn có ý sâu xa, em ko “bó tay”, “bỏ cuộc” mà bằng ý chí của mình, em quyết tâm giải cho được nên học tập ngày càng tiến bộ.
C. Kết bài:
Mỗi người cần rèn luyện cho mình một ý chí để vượt qua hoàn cảnh, trở ngại, sớm đạt tới đích, gặt hái được thành công.
40. Đề bài : Vào phòng triển lãm ở rừng quốc gia Cúc Phương (Nho Quan – Ninh Bình), bạn sẽ thấy trên tường một ô cửa bằng gỗ có gắn tấm biển ghi dòng chữ “Kẻ thù của rừng xanh”, mở cánh cửa ra là một tấm gương soi chính hình ảnh của mình.
Anh (chị) “đọc” được điều gì qua “thông điệp” trên, hãy viết lại bằng một bài văn nghị luận.
Bài viết cần có các ý sau:
1. Từ lời giới tihệu hấp dẫn, có tính giáo dục cao, người viết cần khẳng định “kẻ thù của rừng xanh” không ai khác chính là con người :
- Con người không hiểu biết…
- Con người vô trách nhiệm…
- Con người hám lợi…
- Con người coi thường pháp luật….
Con người dù trực tiếp hay gián tiếp chính là kẻ thù gây tội ác cho rừng xanh.
2. Qua lời giới thiệu về tấm gương phản chiếu, khiến mỗi người còn
“đọc” được bao điều hệ trọng khác.
- Soi vào gương ta nhìn thấu suốt, ta nghe vọng về tiếng rừng xanh kêu cứu. Hiện trạng diện tích rừng bị thu hẹp một cách boá động (dẫn chứng bằng số liệu cụ thể - so sánh sự tàn phá mỗi ngày một tăng cả trong nước và trên thế giới).
- Soi vào gương thấy hậu quả của thảm hoạ phá rừng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trương đời sống sản xuất, sức khoẻ con người, an ninh xã hội…(bão lũ, sự nóng lên của trái đất,…)
- Soi vào gương ta ngẫm lại mình, có làm điều gì gây hại cho rừng không?
- Soi vào gương ta thấy mình đáng yêu, đáng sống lắm chứ. Vậy hà cớ gì ta lại “đào mồ” để chôn ta (chặt phá rừng huỷ diệt lá phổi của sự sống…)
- soi vào gương ta thấy trách nhiệm bảo vệ rừng không phải của riêng ai mà của tất cả chúng ta.
- Đề ra giải pháp ngăn chặn nạn phá rừng.
3. Khẳng định sống hoà hợp với thiên nhiên – là quy luật sống lành mạnh từ ngàn đời.
41. Từ việc cảm thụ câu thơ sau trong bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy:
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru,”
Anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về tình mẫu tử trong xã hội ngày nay.
Gợi ý làm bài:
1. Cảm thụ hai câu thơ : Đây là hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thể hiện ở hai phương diện :
- Tính trữ tình : thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng.
- Tính triết lý: mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con.
Cách nói đi trọn kiếp cũng không đi hết khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử; là bao la vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. ý thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.
2. Suy nghĩ về tình mẫu tử:
- Tình mẫu tử là tình mẹ con nhưng ở đây nên hiểu là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,…mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời.
- Trong đời sống của mỗi con người có nhiều tứh tình cảm cao đẹp như tình cảm với ông bà, tình cảm anh chị em, tình bạn, tình yêu, tình cảm
với quê hương đất nước,… Nhưng tình mẫu tử có vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất.
Vì sao tình mẫu tử lại có vị trí cao như vậy?
+ Vì đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời.
+ Vì đó là tình cảm vừa có yếu tố máu tịht vừa mang tính tinh thần cao cả.
+Vì đó là tình cảm tự nhiên, vừa mang tính trách nhiệm,…
3. Mở rộng vấn đề:
- Con người sẽ hạnh phúc ra sao nếu được sống trong tình mẫu tử.
- Con người sẽ bất hạnh và tihệt thòi như thế nào nếu không được hưởng tình cảm đó?
- Tình mẫu tử sẽ là sức mạnh giúp con người vượt lên những khó khăn của cuộc sống như thế nào? Sẽ giúp con người sống tốt hơn ra sao?
- Con cái cần phải làm gì để tình cảm đó luôn bền vững và đẹp đẽ.
- Phê phán những hiện tượng, những quan niệm sai lầm đối với vấn đề trên.
- Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi cuộc sống có nhiều biến đổi, khi ý tứhc cá nhân con người được khơi dậy và đề cao…thì v\cần có thái độ như thế nào về tình mẫu tử?
- Trình bày những trải nghiệm của mình về vấn đề trên. từ đó rút ra suy nghĩ gì?
42. Đề bài: Trong tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), nhân vật cô Hiền từng bày tỏ quan niệm dạy dỗ con cái, chỉ chú ý dạy con : “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tuỳ”.
Từ quan niệm của nhân vật trên, anh chị hãy bày tỏ suy nghĩ về vấn đề : lòng tự trọng của con người.
Gợi ý:
1. Giải thích và chứng minh nội dung ý kiến mà đề bài nêu ra:
- Thế nào là tự trọng? coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình.
- Phân biệt tự trọng với tự ti và tự cao :
+ Tự cao : Tự cho mình là nhất, là hơn người mà coi thường người khác.
+ Tự ti : Tự cho mình là hèn kém hơn người.
cả hai tính cách này đều khác với lòng tự trọng.
- Lòng tự trọng có từ đâu? Lòng tự trọng hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên thành công hay thất bại, cách đối xử của gia đình, bạn bè, thầy cô,…đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành nên lòng tự trọng của mỗi con người.
- Vai trò của lòn tự trọng đối với cuộc sống : Lòng tự trọng là một nhân tố tất yếu trong cuộc sống của bạn. một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không những thế, đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng và là nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống.
- Sự thiếu lòng tự trọng: Những trải nghiệm trong thời tơh ấu có thể dẫn đến sự thiếu lòng tự trọng của trẻ, như bị chỉ trích gay gắt, thậm tệ; bị la mắng đánh đập hoặc không được quan tâm chăm sóc; bị người khác nhạo báng, chế giễu, đùa cợt,…sự thất bại trong học tập, thể thao cũng là yếu tố dẫn đến thái độ tiêu cực của trẻ đối với bản thân. Những người thiếu tự trọng, một khi đã gặp thất bại trong cuộc sống sẽ rất dễ bi quan, chán nản, bất cần,..những hậu quả này khiến họ trở nên mặc cảm với bản thân, tinh thần ngày càng sa sút,…
2. Bình luận và mở rộng vấn đề:
- Lời của nhân vật cô hiền hoàn toàn đúng, đây là một ý nghĩ dạy con hợp tình, hợp lí, giúp cho tuổi trẻ hình thành nhân cách bước vào đời.