Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp an bình chi nhánh hưng yên (Trang 79 - 104)

 Chính phủ cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, loại bỏ dần các thủ tục hành chính quá rườm rà, gây khó khăn trong việc xin giấy phép đầu tư, lập dự án của chủ đầu tư từ đó ảnh hưởng đến quá trình thẩm định của ngân hàng.

Trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, nền kinh tế của nước ta chịu

ảnh hưởng nhiều bởi những thay đổi của nền kinh tế các nước khỏc trờn thế giới. Các dự án đầu tư cũng bị ảnh hưởng ít nhiều hoặc tích cực hoặc tiêu cực. Ví dụ như những dự án xây dựng có nhập khẩu thép từ các nước Châu Âu, khi đồng tiền của các nước này lên giá đã biến những dự án khả thi, có hiệu quả kinh tế thành những dự án bị thua lỗ. Vì thế, chính phủ và các bộ ngành có liên quan cần có những biện pháp hỗ trợ tích cực như dự báo trước tình hình diễn biến trong tương lai để có biện pháp phòng ngừa hoặc trợ giá cho những mặt hàng có biến động giá lớn.

 Chính phủ cần phải ban hành các quy chế bắt buộc và công khai kiểm toán của các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải thuờ cỏc cụng ty kiểm toán độc lập kiểm tra lại các báo cáo tài chính hàng năm. Có như vậy

các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng mới đủ độ tin cậy được, giúp cho các ngân hàng thuận lợi hơn trong việc phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của doanh nghiệp cũng như của dự án. Tất cả mọi nỗ lực của ngân hàng chỉ có hiệu quả khi mà nguồn thông tin mà họ nhận được là trung thực.

 Các bộ chủ quản như Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Tổng cục thống kê hàng năm cần hệ thống hóa thông tin liên quan đến lĩnh vực mà mình quản lý và công bố công khai những thông tin này để giúp cho các ngân hàng thương mại cũng như các thành phần kinh tế thuận lợi hơn trong việc thu thập thông tin.

Bộ kế hoạch và đầu tư cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về quy hoạch, kế hoạch đầu tư, định hướng xây dựng và phát triển để hướng dẫn các doanh nghiệp, ngân hàng tập trung vào tài trợ cho các dự án, các chương trình ưu tiên của dự án.

Đề nghị các Bộ, ngành cùng phối hợp để xây dựng các mức thông số kỹ

thuật của từng ngành, từng lĩnh vực kinh doanh để làm cơ sở cho việc so sánh hiệu quả kinh tế của dự án được chính xác hơn góp phần nâng cao chất lượng của công tác thẩm định.

 Chính phủ nên nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất cũng như nâng cao hiệu lực trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kịp thời ban hành và thực thi các văn bản thông tư, cụ thể hóa các nghị định, nghị quyết trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng.

Một môi trường pháp lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp được ổn định và ít rủi ro. Hiện nay nhà nước đã ban hành một số các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế như luật doanh nghiệp, luật các tổ chức tín dụng… song còn cần nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa.

 Nhà nước cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, bộ ngành, chính quyền địa phương theo hướng tách biệt giữa chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh nhằm tránh tình trạng các cơ quan này can thiệp quỏ sõu vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

 Đề nghị các Bộ, ngành địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc phê duyệt và thẩm định các dự án vì nội dung của dự án gồm nhiều khía cạnh có quan hệ chặt chẽ với nhau, các Bộ, ngành địa phương tham gia thẩm định dự án trờn cỏc khía cạnh khác ấy. Chính phủ cần có các văn bản cụ thể quy định rõ trách nhiệm giữa cỏc bờn đối với kết quả thẩm định trong nôi dung các dự án đầu tư.

3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam và các NHTM khác

NHNN với vai trò quản lý vĩ mô, giúp cho hoạt động của toàn ngành ngân hàng an toàn và hiệu quả. Chính vì vậy, NHNN cần tạo điều kiện hơn nữa để các NHTM Việt Nam nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.

 Ngân hàng nhà nước cần có văn bản hệ thống hóa những kiến thức về thẩm định tài chính dự án đầu tư để thực hiện thống nhất trong các ngân hàng thương mại, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại trong việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.

 Ngân hàng nhà nước cần đảm bảo sự phát triển bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại, cung cấp đầy đủ nguồn thông tin và dự báo điều kiện kinh tế vĩ mô (lãi suất, lạm phát, cung cầu của thị trường…) để các ngân hàng thương mại nhận định đúng và có những cơ sở thẩm định trước khi đầu tư vốn cho doanh nghiệp.

 NHNN cần xây dựng các văn bản hệ thống pháp luật một cách đầy đủ về hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nước ta.

 Phát huy vai trò của trung tâm tín dụng CIC (credit information center) và có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của trung tâm. Mở rộng nguồn thông tin tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau để trung tâm thực sự trở thành nguồn cung cấp thông tin nhanh chóng, hữu hiệu và toàn diện cho các NHTM trong quá trình hoạt động.

 Đề nghị các NHTM khỏc trờn toàn quốc tăng cường hợp tác trong việc xử lý thông tin và trao đổi kinh nghiệm, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

3.3.3. Với ngân hàng TMCP An Bình

 Cần tiếp tục hoàn thiện và đổi mới quy trình thẩm định tín dụng cũng như quy trình thẩm định dự án đầu tư thống nhất trong toàn hệ thống cho phù hợp với văn bản quy định của chính phủ và các ngành. Thường xuyên có sự tiếp thu ý kiến của các chi nhánh để có sự thay đổi phù hợp.

Tích cực tổ chức các lớp tập huấn chuyên về thẩm định tài chính dự án

đầu tư, thường xuyên có những buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh nhằm nâng cao năng lực thẩm định nói chung và năng lực thẩm định tài chính dự án nói riêng. Hàng quý, hàng năm tổ chức các hội nghị tổng kết kinh nghiệm thẩm định, biểu dương và khen thưởng đối với những cán bộ có nhiều thành tích. Khiển trách những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm phẩm chất đạo đức và nội quy của ngân hàng.

 Thường xuyên gửi các đoàn kiểm tra giám sát và hỗ trợ hoạt động thẩm định tại chi nhánh, gửi các cán bộ thẩm định lâu năm có nhiều kinh nghiệm, các chuyên gia thẩm định tại trung tâm đào tạo tới đóng góp ý kiến xây dựng cho công tác thẩm định tại chi nhánh.

3.3.4. Với chủ đầu tư

Chủ đầu tư là người trực tiếp vay vốn là người chịu trách nhiệm trực tiếp về dự án xin vay vốn, chính vì vậy sự hợp tác với chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của công tác thẩm định tài chính DAĐT.

 Nguồn thông tin mà chủ đầu tư cung cấp cho ngân hàng là rất quan trọng, là nguồn nguyên liệu chính để ngân hàng phân tích, đánh giá về dự án đầu tư. Chính vì vậy, kiến nghị đối với chủ đầu tư là phải thật trung thực, khách quan trong vấn đề cấp tài liệu. Đây không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ đối với các chủ đầu tư vì khi đánh giá dự án, nếu NH không thấy được những rủi ro, vì những rủi ro này bị doanh nghiệp che dấu. Thì khi rủi ro xảy ra, hậu quả doanh nghiệp cũng phải chịu thiệt hại.

 Tự nâng cao năng lực lập và thẩm định dự án đầu tư, trước khi lập dự án đầu tư, chủ đầu tư nên nghiên cứu kỹ lưỡng về môi trường đầu tư, thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khỏc trờn thị trường…tạo điều kiện cho ngân hàng tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình thẩm định dự án đầu tư.

Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Nếu có bất

trắc xảy ra không lường trước được thì chủ đầu tư cần phối hợp với ngân hàng để cả hai cựng cú biện pháp xử lý.

 Chủ đầu tư phải sử dụng vốn đúng như hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng, phải tích cực hợp tác với ngân hàng trước, trong sau khi cho vay.

Kết luận chương 3:

Xuất phát từ những hạn chế trong công tác thẩm định tài chính DAĐT tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hưng Yờn thỡ một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hơn công tác thẩm định tài chính DAĐT ở chi nhỏnh đó được nêu ra. Tuy nhiên để có thể thực hiện được những biện pháp này và đem lại hiệu quả cao trong thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh thì ngoài những nỗ lực cố gắng của chi nhánh còn cần đến sự hỗ trợ về mặt chính sách, quy định của Chính phủ, các bộ ngành có liên quan, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và cả Ngân hàng TMCP An Bình.

KẾT LUẬN

Thẩm định dự án đầu tư là công việc tất yếu và rất quan trọng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại. Công việc thẩm định đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải là những người có kiến thức chuyên môn giỏi, óc quan sát tinh tế, đạo đức nghề nghiệp và cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay thì nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT nói chung và chất lượng thẩm định hiệu quả tài chính nói riêng là một yêu cầu cấp thiết. Nghiên cứu chuyên đề “giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hưng Yờn”, em đã đi sâu phân tích những vấn đề sau:

Thứ nhất, khái quát chung nhất những vấn đề liên quan đến thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Thứ hai, trên cơ sở lý luận và thực tiễn thẩm định tại ngân hàng, chuyên đề đã đánh giá được thực trạng hoạt động và công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hưng Yên, từ đó đánh giá được những mặt đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Thứ ba, từ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, chuyên đề đã đưa ra được một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng An Bình chi nhánh Hưng Yờn núi riêng và tại các NHTM nói chung.

Do trình độ và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên chắc chắn chuyên đề của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến toàn thể các thầy cô giáo đang cụng tác tại Học Viện Ngân Hàng cùng cỏc cụ chỳ, anh chị tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hưng Yờn đó giúp đỡ tạo điều kiện để em hoàn thành tốt chuyên đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình tài trợ dự án – Học viện Ngân Hàng, đồng chủ biên: TS Tô Ngọc Hưng, TS Nguyễn Như Minh, NXB Thống Kê năm 2008.

2. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng – Học viện Ngân Hàng, chủ biên Hồ Diệu, NXB Thống Kê năm 2011.

3. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp – Học viện Ngân hàng, chủ biên TS. Lê Thị Xuân.

4. Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư – Đinh Thế Hiển, NXB Thống Kê năm 2008

5. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hưng Yên trong 3 năm 2008, 2009, 2010.

6. Một số bài báo và tạp chí chuyên ngành ngân hàng. 7. Khóa luận tốt nghiệp cỏc khúa trước.

8. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mực in Xuân Trường do chi nhánh thẩm định vào năm 2009. 9. Các trang web http://www.sbs.gov.vn http://www.abbank.vn http://www.diendannganhang.com http://www.diendankinhte.info http://www.saga.vn

Danh mục các ký hiệu viết tắt

DA : Dự án

DAĐT : Dự án đầu tư

DTHV : Doanh thu hòa vốn LNST : Lợi nhuận sau thuế LNTT : Lợi nhuận trước thuế LSCK : Lãi suất chiết khấu

NH : Ngân hàng

NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại SLHV : Sản lượng hòa vốn

STK : Sổ tiết kiệm

TMCP : Thương mại cổ phần TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định

TSĐB : Tài sản đảm bảo

TSLĐ : Tài sản lưu động

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU………... CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ………..

1.1. Khái quát về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư……….

1.1.1. Khái niệm DAĐT………... 1.1.2. Thẩm định dự án đầu tư và sự cần thiết phải thẩm định DAĐT ………..

1.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong các ngân hàng thương mại………

1.2.1. Khái niệm………. 1.2.2. Nội dung thẩm định tài chính DAĐT trong NHTM……… 1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá công tác thẩm định tài chính DAĐT và chất lượng thẩm định tài chính DAĐT của các NHTM………..

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính DAĐT ……….

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NH TMCP AN BèNH CHI NHÁNH HƯNG YấN………

2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hưng Yên………

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển………. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng của chi nhánh………. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua

………

2.2. Tình hình cho vay theo dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hưng Yờn………

2.2.1. Tình hình nợ quá hạn………...

2.2.2. Tình hình nợ xấu………..

2.2.3. Kết quả cho vay theo dự án đầu tư tại chi nhánh……….

2.3. Thực trạng công tác thẩm định tài chính DAĐT tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hưng Yên………..

2.3.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động thẩm định DAĐT tại chi nhánh…….

2.3.2. Quy trình thẩm định tài chính DAĐT tại chi nhánh……….

2.3.3. Nội dung thẩm định phương diện tài chính DAĐT………..

2.4. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính DAĐT tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hưng Yên………..

2.4.1. Kết quả đạt được………..

2.4.2. Những hạn chế trong công tác thẩm định tài chính DAĐT tại chi nhánh………..

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên……….

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BèNH CHI NHÁNH HƯNG YấN………

3.1. Định hướng của ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hưng Yên………..

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính DAĐT tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hưng Yên………

3.2.2. Giải pháp về phương pháp thẩm định……….

3.2.3. Giải pháp về nguồn thông tin………..

3.2.4. Giải pháp về trang thiết bị công nghệ……….

3.2.5. Giải pháp về tổ chức điều hành công tác thẩm định tài chính DAĐT……….

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hưng Yên………...

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan…………..

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các NHTM khác ………

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP An Bình……….

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp an bình chi nhánh hưng yên (Trang 79 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w