Nội dung thẩm định phương diện tài chính DAĐT

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp an bình chi nhánh hưng yên (Trang 48 - 104)

Để tìm hiểu cụ thể về nội dung thẩm định phương diện tài chính DAĐT tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Hưng Yờn thỡ ta sẽ xem xét và đánh giá dự án: “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mực in Xuân Trường” đã được thực hiện thẩm định tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hưng Yên vào năm 2009. Toàn bộ nguyên văn tờ trình sẽ nằm trong phần phụ lục cuối bài, còn dưới đây sẽ là phần phân tích nội dung thẩm định tài chính thông qua những thông tin được xác định trên tờ trình tại ngân hàng.

Trong dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mực in thì có bao gồm 2 loại chi phí đó là chi phí vốn cố định và chi phí vốn lưu động ban đầu. Tổng mức vốn đầu tư cho toàn dự án là 19,6 tỷ đồng, bao gồm các khoản sau:

Bảng 2.8: Tổng vốn đầu tư của dự án

STT Biểu 1.1 - Vốn đầu tư Đã thực hiện (đ)

II Vốn đầu tư dự án 19,665,067,157

1 Vốn cố định 14,189,378,705

a Chi phí xây dựng cơ bản 8,153,313,028

Nhà xưởng 7,723,234,626 Nhà xe 92,509,776 Hệ thống PCCC 238,149,091 Hệ thống ĐT, máy tính 50,346,535 Hệ thống điện nhà xưởng 35,528,000 Trồng cỏ và cây cảnh 13,545,000

b Chi phí trang thiết bị văn phòng 430,870,940

Thiết bị VP, CCDC-Nội thất VP 430,870,940

c Chi phí thuê đất 3,648,694,737

Thuê đất 3,648,694,737

d Máy móc thiết bị 1,956,500,000

2 Vốn lưu động ban đầu 5,475,688,452

2.3.3.2. Thẩm định các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ.

- Các nguồn tài trợ cho dự án

Mỗi dự án có thể được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau: vốn tự có của các doanh nghiệp, từ ngân sách nhà nước, vốn vay hoặc liên doanh…

Trong dự án này thì nguồn tài trợ của dự án bao gồm 2 nguồn đó là vốn tự có và vốn vay ngân hàng. Cơ cấu vốn như sau:

Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của dự án

Đơn vị tính: VND

STT Nguồn vốn đầu tư 19,665,067,157

1 Nguồn vốn đầu tư TSCĐ 14,189,378,705

Vốn tự có 11,189,378,705

Vay ABBank 3,000,000,000

2 Vốn lưu động 5,475,688,452

Vốn tự có 975,688,452

Vốn vay ABBank 4,500,000,000

(Nguồn: Tờ trình thẩm định dự án đầu tư khách hàng của chi nhánh)

- Tính khả thi của nguồn vốn

+ Vốn chủ sở hữu: Trong tổng đầu tư cho dự án 19,6 tỷ đồng, phần vốn đầu tư dự kiến của chủ đầu tư sẽ là 12,1 tỷ đồng (trong đó: Vốn cố định 11,1 tỷ đồng, vốn lưu động 975 triệu đồng). Tính đến thời điểm 28/02/2009 vốn góp thực tế của chủ sở hữu đó gúp là 9,3 tỷ đồng để thanh toán cho các Cty thi công xây dựng nhà máy Xuân Trường, phần còn lại 2,67 tỷ đồng sẽ được các thành viên của Cty tiếp tục góp vốn trong quớ II/2009.

+ Vốn vay ngân hàng

 Vốn lưu động : 4.500.000.000 VNĐ, sử dụng vào mục đích thanh toán tiền nguyên vật liệu, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

 Vốn đầu tư TSCĐ: 3.000.000.000 VNĐ, công ty dự kiến dùng số tiền vay trung hạn ABBank này để thanh toán tiền xây dựng nhà xưởng khoảng 2

tỷ đồng và máy móc thiết bị mua của Công ty Xuân Trường trong Đồng Nai khoảng 1 tỷ đồng.

Đánh giá khả năng góp vốn của chủ sở hữu Cty: Với phần vốn nắm giữ chính tại Cty là của ông Huỳnh Trung Lập, bạn ông Lập và lãnh đạo chủ chốt của Công ty Xuân Trường trong Đồng Nai đều có tiềm lực tài chính mạnh

(ông Huỳnh Trung Lập hiện đang có 01 STK vàng ABBank, trị giá 30.000 Xâu tại ABBank- Sở giao dịch) nên việc tiếp tục hoàn thành việc góp vốn trong quý II là hoàn toàn không gặp khó khăn.

2.3.3.3. Thẩm định về chi phí, doanh thu và lợi nhuận hàng năm của dự án

Đây là một nội dung rất quan trọng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư mà các ngân hàng đặc biệt coi trọng vì khả năng trả nợ vay của dự án phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh hàng năm của chủ đầu tư.

Dưới đây là bảng tính liên quan đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ dự án xây dựng nhà máy sản xuất mực in Xuân Trường.

Bảng 2.10: Bảng dự tính sản lượng và doanh thu của dự án

Đơn vị: đồng Biểu 1.5 Bảng dự tính doanh thu Đơn vị/năm 1 2 3 4 5 Sản lượng tiêu thụ Tấn 600 800 1,000 1,200 1,300 Sản xuất mực Flexo Tấn 350 450 550 650 700 Sản xuất mực Gravure Tấn 250 350 450 550 600 Doanh thu mực Flexo Đồng 14,513,450,00 0 18,660,150,000 22,806,850,000 26,953,550,00 0 29,026,900,000 Doanh thu mực Gravure Đồng 11,342,000,000 15,878,800,000 20,415,600,00 0 24,952,400,00 0 27,220,800,000 Tổng doanh thu Đồng 25,855,450,000 34,538,950,000 43,222,450,000 51,905,950,000 56,247,700,000

+ Sản lượng tiêu thụ của chi nhánh công ty Xuân Trường năm 2008 đã đạt được 514 tấn, năm 2009 dự kiến sản lượng tiêu thụ của công ty đạt 600 tấn, tăng 16,7% so với năm 2008 và các năm tiếp theo đạt sản lượng như bảng trên là hoàn toàn có thể đạt được.

+ Giá bán: nhân viên thẩm định đã giả định giá bán của dự án trong những năm tới bằng giá bán trung bình hiện tại của công ty.

Bảng 2.11: Chi phí hoạt động dự án

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Chi phí nguyên vật

liệu 19,681,650,000

26,277,150,00

0 32,872,650,000 39,468,150,000 42,765,900,000

Chi phí khấu hao 1,125,024,035 1,125,024,035 1,125,024,035 981,400,388 981,400,388 Chi phí tiền lương

nhân viên 268,450,000 394,621,500 414,352,575 435,070,204 456,823,714 Chi phí bằng tiền khác phục vụ cho phân xưởng 258,554,500 345,389,500 432,224,500 519,059,500 562,477,000 Chi phí bán hàng 1,034,218,000 1,381,558,000 1,728,898,000 2,076,238,000 2,249,908,000 Chi phí quản lý doanh nghiệp 517,109,000 690,779,000 864,449,000 1,038,119,000 1,124,954,000 Tổng 22,885,005,535 30,214,522,035 37,437,598,110 44,518,037,092 48,141,463,102

(Nguồn từ tờ trình thẩm định cho vay dự án đầu tư XD nhà máy sản xuất mực in Xuân Trường)

Như vậy khi đã xác định được doanh thu và chi phí dự kiến hàng năm ta sẽ tính được lợi nhuận dự kiến hàng năm của dự án. Bảng tính toán lợi nhuận sau thuế của dự án sẽ được trình bày ở phần phụ lục đính kèm. Sau khi đã tính toán xong những thông số này ta sẽ tiếp tục tính toán các chỉ tiêu tài chính khác của dự án để có cơ sở đưa ra kết luận chính xác hơn.

Trong thẩm định chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư thì ngoài vấn đề kĩ thuật tính toán của cán bộ thẩm định thì chúng ta còn cần phải bàn đến những con số được đưa vào tính toán, xem chỳng đó hợp lý chưa, điều này thì lại được quyết định bởi trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của cán bộ thẩm định dự án đó.

Trước hết chúng ta hãy xem xét chỉ tiêu dòng tiền của dự án. Đứng trên quan điểm tổng đầu tư – ngân hàng chỉ quan tâm đến lợi ích mà dự án tạo ra sau khi đã trừ toàn bộ các chi phí và chi phí cơ hội mà không phân biệt nguồn vốn tham gia.

Có 2 cỏch tớnh dũng tiền của dự án

Cách 1: Dòng tiền ròng của dự án = Dòng tiền vào từ hoạt động của dự án – Dòng tiền ra cho hoạt động dự án

Cách 2: Dòng tiền ròng của dự án = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao – Chi đầu tư +/- thay đổi vốn lưu động ròng

Và trong dự án này thì chi nhánh đã áp dụng cỏch tớnh thứ nhất đó là phương pháp tớnh dũng tiền theo phương pháp trực tiếp. Bảng tớnh dũng tiền của dự án được trình bày ở phần phụ lục.

Từ bảng tính giá trị hiệu quả của dòng tiền dự án cán bộ thẩm định đã tính toán được giá trị hiện tại thu nhập ròng và tỷ suất sinh lời nội bộ:

NPV= 2.842.806.431 đồng IRR= 18.1%

Giá trị hiện tại ròng NPV= 2.842.806.431 đồng là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền dự tính dự án mang lại trong thời gian 5 năm với giá trị đầu tư ban đầu của dự án. Nó được tính toán theo công thức:

NPV= ∑i=n +− n i i r C B 0 (1 ) ) (

Trong đó: Bi: Khoản thu của dự án ở năm i (i=0, 5) Ci: Khoản chi phí của dự án năm thứ i (i=0, 5)

n : Số năm hoạt động của đời dự án (n=5 năm ) r : Tỷ suất chiết khấu được chọn (r= 12%)

Như vậy dự án có NPV= 2.842.806.431 đồng > 0 ⇒ Dự án có lãi

Tuy nhiên có đạt được đúng con số này hay không còn phải tùy thuộc vào mức độ chính xác và phù hợp với thực tế của các thông số tài chính được dự tính.

Tỷ suất sinh lời thực tế của dự án IRR= 18,1% phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án. Tức là nếu ta sử dụng lãi suất chiết khấu i=IRR=18,1% thay cho giá trị r=12% thì giá trị NPV quy về hiện tại là 0 hay là dự án hoàn vốn.Giỏ trị IRR của dự án trong tờ trình thẩm định tại ngân hàng An Bình Hưng Yên được xác định theo phương pháp nội suy:

Chọn r1= 16% ⇒ NPV1= 858.187.370 đồng Chọn r2=21% ⇒ NPV2= -1.136.344.160 đồng Và áp dụng công thức: IRR= r1 + ( ) ) ( 1 2 2 1 1 r r NPV NPV NPV − + ⇒ IRR= 18,1%

Như vậy NPV và IRR của dự án sẽ là điều kiện tiên quyết để xác định tính khả thi của dự án. NPV và IRR càng cao thỡ tớnh sinh lời và hiệu quả của dự án càng cao. Vì vậy dự án có NPV= 2.842.806.431 đồng >0 và IRR =18,1% > suất chiết khấu (12%) là hiệu quả.

Cũng từ những số liệu trên cán bộ thẩm định đã tính được thời gian hoàn vốn của dự án là 4,6 năm. Bảng tính thời gian hoàn vốn của dự án được trình bày ở phần phụ lục.

2.3.3.5. Thẩm định nguồn trả nợ của dự án

Trên cơ sở tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ và nhu cầu của khách hàng nhân viên thẩm định kiến nghị cho khách hàng vay 3 tỷ đồng, thời hạn vay 60

thỏng, lói và gốc trả dần hàng tháng. Bảng cân đối nguồn trả nợ được trình bày ở phần phụ lục.

2.3.3.6. Phân tích rủi ro của dự án.

Thẩm định tài chính dự án đầu tư được tiến hành nhằm đánh giá chính xác và trung thực khả năng thu hồi nợ của ngân hàng nếu tiến hành cho vay dự án. Tuy nhiên quá trình thu nợ thực tế lại được diễn ra sau khi đã giải ngân dự án, không phải là ở thời điểm thẩm định. Vì vậy việc có thu hồi được nợ hay chưa là hoàn toàn không chắc chắn đối với ngân hàng.

Đặc trưng của hoạt động đầu tư là tính sinh lời, tính dài hạn và tính rủi ro. Như vậy trong tương lai khi mà các số liệu dự báo thường xuyên có sự biến đổi, khả năng dự án gặp phải những rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy các nhà kinh tế đã đưa ra các phương pháp và công cụ dự báo rủi ro cho dự án nhờ vậy có thể đưa ra những cơ sở để đánh giá mức độ rủi ro của dự án từ đó có những biện pháp để hạn chế rủi ro.

Trong dự án này cán bộ thẩm định của ngân hàng đã sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của dự án. Ngoài ra cán bộ thẩm định còn sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy của dự án trên cơ sở biến động về các yếu tố đầu vào của dự án như chi phí NVL chính, giá bán.

Bảng tính toán sự thay đổi của chỉ tiêu NPV và IRR khi có sự thay đổi của các yếu tố nêu trên được đính kèm trong phần phụ lục.

2.3.3.7. Thẩm định tình hình tài sản đảm bảo

Ngoài việc thẩm định những chỉ tiêu cơ bản trong thẩm định tài chính của dự án thì cán bộ thẩm định dự án còn xem xét đến tình hình tài sản đảm bảo của công ty. Tài sản đảm bảo của công ty bao gồm bất động sản trị giá 10.539 trđ, tài sản đảm bảo này nằm trong khu công nghiệp tập trung, thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa. Còn động sản của công ty có trị giá là 700 trđ, đây đều là các máy móc tự động hóa cao, công nghệ hiện đại. Tất cả các

tài sản đảm bảo này đều thuộc quyền sở hữu của công ty TNHH SX- TM Xuân Trường Hà Nội. Vì vậy các tài sản đảm bảo sẽ không gặp khó khăn trong việc chuyển nhượng khi cần thiết.

Bảng tổng hợp tài sản đảm bảo được đính kèm ở phần phụ lục.

Nhận xét của nhân viên thẩm định:

- Tuy công ty mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2009 nhưng công ty đó cú thời gian dài hoạt động là chi nhánh ở Hà Nội của công ty Xuân Trường- Đồng Nai, nên công ty đã nhanh chóng xây dựng được thị trường đầu ra tương đối lớn với trên 130 khách hàng.

- Ban lãnh đạo của công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất mực in, đây là điều kiện khá thuận lợi cho hoạt động của công ty trong tương lai

- Doanh thu của công ty tăng trưởng khá tốt, năm 2008 tăng 22% so với năm 2007 và tháng 1/2009 doanh thu tăng 65% so với cùng kỳ năm 2008, hoạt động của công ty có lãi.

- Công ty quan hệ với ABBank- Hưng Yên lần đầu, tuy nhiên công ty Xuân Trường- Đồng Nai đã có quan hệ với ABBank- Sở giao dịch từ năm 2008 và thể hiện uy tín tốt.

⇒ Nhân viên tín dụng đề xuất xem xét, phê duyệt cấp tín dụng và tham gia “chương trình hỗ trợ lãi suất” đối với khách hàng công ty TNHH SX – TM Xuân Trường Hà Nội với tổng mức cấp tín dụng là 8 tỷ đồng.

Trong đó:

1. Hạn mức tín dụng: 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng)

- Mục đích: Bổ sung VLĐ mua NL trong nước, thanh toán tiền lương… - Thời hạn vay: 12 tháng

+ Trường hợp vay thông thường: Mỗi KUNN không quá 06 tháng

+ Trường hợp tham gia “Chương trình hỗ trợ lãi suất” mỗi KUNN không quá 4 tháng

2. Vay trung hạn: 3.000.000.000 đồng (Ba tỷ đồng)

- Mục đích: Thanh toán tiền máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản - Thời hạn vay: 60 tháng

- Phương thức thanh toán: Lãi + gốc trả hàng tháng

- Lãi suất: 10,5%/ năm (06 tháng đầu tiên); từ tháng thứ 7 trở đi lãi suất thay đổi 03 tháng thay đổi 1 lần bằng lãi suất: LStđ + 0.84%/năm

3. Tài sản đảm bảo: 11.239.000.000 đồng Tỷ lệ cho vay/TSĐB: 71.2%

4. Điều kiện

a. Trước giải ngân:

- Công ty có biên bản họp hội đồng thành viên về việc vay vốn tại ABBank

- Ký hợp đồng thế chấp có chứng thực của ban quản lý dự án các khu công nghiệp và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với TSĐB là quyền sử dụng đất, tài sản trên đất (đối với phần giá trị đã nghiệm thu và xuất hóa đơn).

- Ký hợp đồng thế chấp có chứng thực tài sản hình thành trong tương lai đối với phần tài sản trên đất chưa nghiệm thu xuất hóa đơn. Khi tài sản hoàn thành nghiệm thu, quyết đoán và xuất hóa đơn sẽ ký hợp đồng có chứng thực

- Ký hợp đồng thế chấp có công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo đối với máy móc thiết bị thuộc sở hữu của công ty.

- Mua bảo hiểm đối với tài sản thế chấp của công ty tại ABBank là nhà xưởng và máy móc thiết bị bằng 110% giá trị khoản vay.

- Ký hợp đồng tín dụng b. Sau khi giải ngân

Nhận xét chung về phương pháp thẩm định của ngân hàng qua dự án trên.

Trước hết có thể thấy công tác thẩm định một dự án đầu tư của ngân hàng An Bình nói chung và của các cán bộ thẩm định của chi nhánh nói riêng đó đỳng theo quy trình thẩm định một dự án đầu tư. Về mặt cơ bản ta thấy được các bước thẩm định của chi nhánh khá là chi tiết, các khía cạnh đều được xem

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp an bình chi nhánh hưng yên (Trang 48 - 104)