- Thùng lò phản ứng áp lực (RPV)
3. Những kiến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo
Bài toán mô phòng khuếch tán nhiệt do dòng thải nước làm mát của NMĐHN là một bài toán hay, phức tạp đòi hỏi nhiều số liệu về khí tượng – thủy hải văn, chất lượng nước và đặc tính sinh thái của các loài sinh vật biển khu vực dự án nên để kết quả tính toán được chính xác hơn và trực quan hơn, bài toán mô phỏng khuếch tán nhiệt trong nước biển nên được thực hiện bằng mô hình 3 chiều trong đó cần có đầy đủ số liệu nhiệt độ, độ mặn của nước biển tại các biên theo chiều sâu và đặc tính sinh thái chi tiết của các loài thủy sinh vật trong khu vực nghiên cứu.
Thêm vào đó, khu vực nghiên cứu còn chịu ảnh hưởng của nhiều hướng gió mặc dù tần suất xuất hiện thấp như Đông Nam, Tây Bắc, Nam Tây Nam… nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình khuếch tán nhiệt của dự án. Do đó để xác định mức độ ảnh hưởng một cách trọn vẹn, cần mô phỏng quá trình khuếch tán theo tất cả các hướng gió. Tuy nhiên công việc này yêu cầu một khối lượng tính toán lớn và các số liệu khí tượng chi tiết nên trong phạm vi của luận văn thạc sĩ, chỉ tập trung nghiên cứu quá trình khuếch tán theo 2 hướng gió chính xuất hiện thường xuyên trong khu vực nghiên cứu.
Ngoài ra trong tương lai khi nhiều trung tâm điện lực được đưa vào vận hành, nhu cầu lấy và xả nước làm mát sẽ tăng cao hơn so với hiện tại do đó cần có một nghiên cứu mô phỏng tổng thể quá trình khuếch tán nhiệt từ các cụm trung tâm điện lực trên cả nước như Hải Phòng, Quảng Ninh, Cẩm Phả, Vũng Áng – Quảng Trạch, Vân Phong, Ninh Thuận, Đồng Nai, Vĩnh Tân… để có cái nhìn tổng quát về ảnh hưởng của dòng thải nước làm mát đến môi trường nước và sinh thái biển khu vực xây dựng các cụm trung tâm điện lực nêu trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Viện Năng lượng (2011), Báo cáo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2030;
2. Viện Năng lượng (2009), Báo cáo Quy hoạch địa điểm các nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam;
3. Công ty Điện hạt nhân Nhật bản, Viện Năng lượng (2013), Bản nháp Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy điện Hạt nhân Ninh Thuận 2; 4. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (2012), Báo cáo chuyên ngành Đa dạng
sinh học vùng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2;
5. Trạm Khí tượng thủy văn Nam Trung bộ (2012), Báo cáo chuyên ngành Khí tượng – Thủy văn khu vực dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2;
6. Lê Minh Hà, Tạ Văn Hường (1998), Báo cáo: Nhà máy điện nguyên tử với môi trường hệ sinh thái nước. Dự án nghiên cứu tổng quan về phát triển điện nguyên tử ở Việt Nam, Viện Năng Lượng;
7. Bộ Tài nguyên – Môi trường (2011), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT;
8. Lyndon Devantier (2003), Báo cáo tổng kết San hô tạo rạn và những quần xã san hô của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa, Ninh thuận, Việt Nam: Phương pháp đánh giá nhanh mức độ đa dạng sinh học;
9. Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia (2006), Bài báo Khám phá cơ chế giúp san hô tồn tại khi bị tẩy trắng;
10. Nguyễn Huy Yết, Võ Sĩ Tuấn (2000), Hiện trạng san hô biển Việt Nam và các thách thức;
11. Viện khoa học Khí tượng - Thủy văn và Môi trường (2007), Mô phỏng quá trình lan truyền nhiệt của nước làm mát nhà máy nhiệt điện Ô Môn;
12. Ngô Thi Nhịp (2011), Ứng dụng mô hình toán nghiên cứu lan truyền nhiệt nước thải của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Luận văn thạc sĩ Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi;
13. Các thông tin được tìm hiểu trên mạng internet trong các websites: 38TU
http://www.imh.ac.vn/b_tintuc_sukien/a_cachoat_dong2010/mlfolder.2012-03- 20.6153932177/7-MIKE-PVTien-Huy.pdf/viewU38T
http://www.ihrce.org.vn/web/tin.aspx?sdm_id=10935&id=1219
Tiếng Anh
1. DHI Water & Environment (2007), MIKE 21 Flow Model FM, Hydrodynamic Module - Scientific Documentation.