- Thùng lò phản ứng áp lực (RPV)
3.4.2. Đánh giá ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển
Nguồn cung cấp nhiệt độ cho nước biển chủ yếu từ năng lượng bức xạ của mặt trời. Chính vì vậy, sự biến động nhiệt độ của môi trường nước tuân theo quy luật biến đổi ngày đêm và theo mùa rõ rệt. Nhiệt độ nước biển ban ngày cao hơn ban đêm, và nhiệt độ nước trung bình mùa hè cao nhất trong năm, mùa đông là thấp nhất trong năm. Nhờ đặc tính lưu giữ nhiệt lớn nên sự biến động của nhiệt độ nước bao giờ cũng ít hơn của không khí trong cùng một điều kiện.
Điều kiện sống của sinh vật biển phụ thuộc: mực nước và sự dao động mực nước, tốc độ dòng chảy, độ trong của nước, chế độ muối và đặc tính của nền đáy. Đồng thời các sinh vật sống trong nước chịu ảnh hưởng của nhiều các yếu tố môi trường: ánh sáng, nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, khí COR2R hòa tan...Các yếu tố môi
trường này khi tác động lên đời sống các sinh vật gọi là các nhân tố sinh thái. Mỗi nhân tố có một bản sắc riêng gây tác động đặc thù tới đời sống sinh vật, tuy nhiên tác động đó không biệt lập mà phụ thuộc vào nhiều các nhân tố khác. Ví dụ khi nhiệt độ nước tăng cao, quá trinh trao đổi chất của cơ thể được đẩy mạnh, nhưng cũng trong điều kiện đó nồng độ oxy hòa tan trong nước giảm, cơ thể phải tăng cường hô hấp để đáp ứng nhu cầu trao đổi khí cao. Cơ thể chỉ có thể chịu được tác động trong một giới hạn nhất định của một nhân tố, gọi là giới hạn sinh thái.
Hay nói cách khác giới hạn sinh thái là khoảng xác định của một nhân tố mà sinh vật tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian (hình 3.21). Giới hạn sinh thái có 2 điểm chặn trên và dưới, quy định phạm vi rộng hẹp của nó. Khoảng cực thuận nằm trong giới hạn sinh thái tại đó cơ thể sống bình thường nhưng năng lượng chi phí ở mức tối thiểu. Nằm ngoài khoảng cực thuận về hai phía là khoảng chống chịu ở đó sinh vật sống bình thường nhưng năng lượng chi phí nhiều hơn.
Mỗi sinh vật đều có ngưỡng sinh thái riêng nên chúng phân bố ở những vùng có khí hậu (nhiệt độ) đặc trưng. Sự phân bố của chúng bị giới hạn thường bởi các điều kiện trên và dưới khoảng cực thuận dẫn tới giảm chức năng sinh trưởng và sinh sản hoặc làm tăng mức tử vong của loài. Điều kiện nhiệt độ nước nằm ngoài khoảng cực thuận thường có các quan hệ với các yếu tố khác: độ ẩm, nồng độ oxy hòa tan trong nước, độ hòa tan của các chất... tạo lên những ảnh hưởng tổng hợp lên sinh vật.
Theo đặc điểm sinh học của san hô như nêu ở mục 1.1.4.6 của luận văn, nhiệt độ thích hợp cho san hô phát triển bình thường là trong khoảng 20-32P
0
PC. C. Nhưng khi nhiệt độ nước cao hơn 2P
0
P
C, vượt quá 29P
0
P
C kéo dài trong khoảng 1-2 tuần thì san hô sẽ bắt đầu bị bạc màu và dần chết đi.
Theo đặc tính của rùa biển như nêu ở mục 1.1.4.6. của luận văn, giới tính của rùa biển phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ môi trường. Cụ thể là khi nhiệt độ môi trường xung quanh cao, trứng rùa biển sẽ nở ra con cái, khi nhiệt độ thấp, sẽ nở ra con đực. Nếu nhiệt độ môi trường tăng khoảng 4P
0
P
C, toàn bộ trứng sẽ nở ra rùa cái. Điều này sẽ làm mất cân bằng giới tính và dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của loài rùa biển.
Kết quả mô phỏng trong các kịch bản tính toán cho thấy dòng nước nóng từ NMĐHN Ninh Thuận 2 có xu hướng di chuyển lên phía Bắc không ảnh hưởng đến cửa nhận nước và bãi rùa đẻ. Diện tích vùng có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường 1P
0
P
C khá nhỏ nên không gây ô nhiễm nhiệt cho khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên trong kịch bản 5 đến kịch bản 8 cho thấy nước khu vực có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường 1P
0
P
C có diện tích lên đến 1,68 kmP
2
P cũng cần phải xem xét và chú ý bởi nếu diễn biến nhiệt độ như vậy trong thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng tới đời sống của san hô và các sinh vật biển.
Theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, giá trị giới hạn tối đa cho phép của nhiệt độ nước thải công nghiệp là 40P
o
P
C. Vậy rõ ràng, ảnh hưởng của dòng thải nước làm mát của NMĐHN Ninh Thuận 2 đến môi trường không lớn và nằm trong giới hạn cho phép.