Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng

Một phần của tài liệu vốn lưu động và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần vicem thương mại xi măng (Trang 33 - 36)

đây

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng có xu hướng tăng năm 2011 nhưng lại giảm xút mạnh năm 2012. Doanh thu thuần năm 2012 giảm so với năm 2011 và còn nhỏ hơn năm 2010, kéo theo lợi nhuận trước và sau thuế giảm, quy mô kinh doanh cũng giảm xút theo. Số lao động của công ty là không thay đổi qua 3 năm, so với các doanh nghiệp cùng ngành thì thu nhập bình quân của nhân viên trong công ty khá cao, tuy nhiên lại có xu hướng giảm năm 2012. Kết quả kinh doanh như trên làm lợi tức trên cổ phần của công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng cũng có những biến động tương tự. Để có thể có những đánh giá và nhận xét chi tiết, chính xác hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và những nguyên nhân nào gây ra sự biến động ấy ta sẽ đi vào phân tích tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2011-2012.

2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty Cổ Phần VICEM ThươngMại Xi măng Mại Xi măng

Căn cứ vào số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán của Công ty ngày 31/12/2012 trước hết ta lập Bảng phân tích sự biến động của vốn và nguồn vốn để có thể đánh giá tổng quan về cơ cấu vốn và nguồn lưu động của Công ty. Quan sát bảng03: phân tích sự biến động của vốn và nguồn vốn

Về cơ cấu tài sản: Tổng tài sản mà Công ty hiện đang quản lý và sử dụng

tại thời điểm 31/12/2012 là 215.734.394 nghìn đồng. Trong đó, Tài sản ngắn hạn là 210.153.810 nghìn đồng, chiếm 97,41% tổng tài sản; còn lại Tài sản dài hạn là 5.580.584 nghìn đồng, chiếm 2,59% tổng tài sản.

So sánh giữa thời điểm đầu năm và cuối năm, ta có thể thấy được tổng tài sản của Công ty đã giảm 7.997.591 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm

3,57%). Điều này cho thấy trong năm 2012 Công ty đã giảm quy mô vốn kinh doanh nhằm thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu vốn kinh doanh được thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn. Tuy nhiêu sự thay đổi này là không đáng kể. Cụ thể:

Vốn ngắn hạn có quy mô là 210.153.810 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 97,41%, giảm -7.155.124 nghìn đồng so với thời điểm đầu năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm 3,29%. Vốn dài hạn cuối năm 2012 có quy mô là 5.580.584 nghìn đồng, giảm -842.467 nghìn đồng. Tỷ trọng vốn ngắn hạn lớn là do công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng chủ yếu hoạt động thương mại, nhập và bán hàng. Tỷ lệ giảm của vốn ngắn hạn cũng tương ứng phần giảm của tổng tài sản.

Cơ cấu nguồn vốn: Tổng tài sản giảm, tương ứng nguồn vốn trong năm

2012 giảm 7.997.591 nghìn đồng so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân khách quan do tình hình biến động kinh tế, khó khăn trong ngành xây dựng, tiêu thụ xi măng nên công ty giảm vốn huy động để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, điều này được đánh giá hợp lý.

Nợ phải trả cuối năm 2012 là 134.628.128 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 62,4% trong tổng nguồn vốn, giảm 9.502.450 nghìn đồng so với đầu năm. Công ty đã không tận dụng được các nguồn vốn không mất chi phí sử dụng.

Vốn chủ sở hữu cuối năm 2012 là 81.106.266 nghìn đồng. So sánh tại thời điểm đầu năm và cuối năm 2012 ta thấy: cùng với sự giảm đi của hệ số nợ là sự tăng lên của hệ số vốn chủ sở hữu. Mặc dù mắc tăng giảm là không đáng kể, xong nó cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của Công ty tăng lên cùng với sự giảm đi về sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Hệ số nợ của Công ty ở mức cao ( cuối năm 2011 là 0,6242) chứng tỏ Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao, đồng nghĩa với khả năng tự chủ tài chính thấp.

Đối với Công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng , do đặc thù của ngành kinh doanh thương mại, vốn luân chuyển liên tục nên việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, khuếch đại tỷ suất sinh lời vốn chủ. Tuy nhiên vẫn cần nâng cao khả năng tự chủ về tài chính, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đòi hỏi Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong công tác quản lý tài chính.

Tổng quan tình hình tài chính của công ty trong 2 năm 2011-2012 được thể hiện qua một số chỉ tiêu tài chính sau: Bảng 04: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2011-2012.

- Về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty

cuối năm 2012 biến động không đáng kể so với đầu năm. Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời tăng mạnh do tốc độ giảm của hàng tồn kho lớn hơn tài sản ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền tăng trong khi nợ ngắn hạn lại giảm. Công ty nắm bắt được tình hình biến động kinh tế thị trường nên chủ động giảm mạnh hành tồn kho, tránh ứ đọng vốn, đồng thời giảm nợ để tránh tăng chi phí sử dụng vốn không cần thiết.

- Đối với các chỉ tiêu hoạt động: hầu hết các hệ số này đều giảm, thể hiện

năng lực quản lý và sử dụng số vốn hiện có Công ty giảm, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

- Các hệ số sinh lời: Các hệ số tỷ suất lợi nhuận của công ty Cổ Phần

VICEM Thương Mại Xi măng nhìn chung là không cao do đặc thù hoạt động kinh doanh, tuy nhiên vẫn cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành. So sánh năm 2012 với năm 2011, các hệ số ROAe, ROA, ROE đều giảm, tỷ lệ giảm khá lớn và tương đương nhau (khoảng hơn 35%). Công ty phải từng bước bước qua giai đoạn khó khăn, ổn định kinh doanh.

- Hệ số giá trị thị trường: Nhìn chung hệ số P/E, M/E của công ty Cổ

so với năm 2011, cho thấy thị trường đánh giá không cao về công ty. Điều này hoàn toàn đúng với công ty có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước lên tới 59,64%, còn lại là thuộc các cổ đông trong công ty. Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách nhỏ hơn 1, đây là dấu hiệu xấu về triển vọng phát triển của công ty.

Một phần của tài liệu vốn lưu động và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần vicem thương mại xi măng (Trang 33 - 36)