Các kiểu lãnh đạo

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý dự án phần mềm (Trang 101 - 102)

Bài số 8: Quản lý tài nguyên con người của dự án

Các kiểu lãnh đạo

Các kiểu lãnh đạo được thể hiện trong bảng dưới đây Ít quan tâm đến thành viên trong nhóm

Quan tâm nhiều đến các thành viên trong nhóm Quan tâm nhiều tới công việc Chỉ đạo (directing) Huấn luyện (coaching) Ít quan tâm tới công việc Tham dự (delegating) Hỗ trợ (supporting)

Việc áp dụng kiểu lãnh đạo nào vào việc quản lý dự án phụ thuộc vào 3 yếu tố : người lãnh đạo, thành viên tham gia nhóm, tình trạng của dự án.

Lãnh đạo theo kiểu chỉ đạo trực tiếp: cung cấp những hướng dẫn cụ thể về công việc dự án là gì, khi nào thực hiện, thực hiện ở đâu và thực hiện như thế nào, đồng thời giám sát chặt chẽ việc

102

thực hiện công việc đó. Kiểu lãnh đạo này thích hợp với các đội dự án chưa nhiều kinh nghiệm trong công việc và các thành viên ít cạnh tranh, và nhất là trong giai đoạn dự án có khủng hoảng.

Lãnh đạo theo kiểu tham dự như đại biểu tham dự vào dự án: chuyển trách nhiệm đưa ra những quyết định hàng ngày cho những người thực hiện dự án. Những lãnh đạo kiểu này thường không đi sâu vào các mối quan tâm tới công việc cũng như tới những thành viên của dự án, họ chỉ lãnh đạo dự án ở một tầm xa. Kiểu lãnh đạo này thích hợp với những dự án mà các thành viên trưởng thành trong các công việc của dự án, có cạnh tranh cao, và có cam kết chặt chẽ.

Lãnh đạo theo kiểu hỗ trợ: hỗ trợ công sức hướng dẫn chỉ đạo thành viên hoàn thành dự án và chia sẻ trách nhiệm với đội dự án trong việc đưa ra các quyết định. Kiểu lãnh đạo này thích hợp với những giai đoạn cuối của quá trình làm dự án và với những thành viên có tính cạnh tranh cao.

Lãnh đạo theo kiểu huấn luyện viên: hoạt động như huấn luyện viên sát cánh cùng đội dự án thực hiện các công việc cụ thể. Giải thích những quyết định được đưa ra, tìm kiếm những đề xuất từ các thành viên, hỗ trợ việc thực hiện dự án trong khi đó vẫn chỉ đạo và giám sát chặt chẽ các công việc của đội. Kiểu lãnh đạo này thích hợp với những giai đoạn đầu trong quá trình phát triển dự án, các thành viên cạnh tranh một cách tương đối và có ít cam kết với đội dự án.

Động cơ thúc đẩy (motivation)

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý dự án phần mềm (Trang 101 - 102)