1. Kiến thức cơ bản 2. Các kỹ thuật lập lịch
3. Các nhóm kỹ thuật theo biểu đồ 4. Kỹ thuật nén
Nhắc lại các tiến trình của giai đoạn đầu bao gồm các công việc sau: • Lập kế hoạch khởi tạo: sẽ bao gồm những công việc giải quyết
• Câu hỏi Tại sao cần dự án này: lý do sẽ được thể hiện trong các tài liệu – Phát biểu bài toán (SOW), Tôn chỉ dự án (Charter)
• Câu hỏi dự án này là cái gì/ làm như thế nào: nội dung được thể hiện qua – Cấu trúc phân rã công việc-WBS
– Các tài liệu kế hoạch khác bao gồm bản kế hoạch phát triển phần mềm, kế hoạch quản lý rủi ro, kế hoạch quản lý cấu hình.
• Ước lượng bao gồm các công việc xác định
• Kích cỡ (số lượng/ độ phức tạp) và công sức thực hiện (khoảng thời gian cần) • Công việc được lặp lại nhiều lần
• Lập lịch bao gồm các công việc được thực hiện
• Bắt đầu cùng với sự ước lượng đầu tiên • Và cũng được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Quá trình lập lịch sẽ được thực hiện khi các công việc của dự án được xác định xong trong cấu trúc phân rã chức năng WBS và kích cỡ của mỗi công việc và nhân công cần thiết đã được xác định đầy đủ và rõ ràng.
Mục tiêu chính của việc lập lịch là tốn ít thời gian, ít chi phí và ít rủi ro. Mục tiêu thứ yếu là Đưa ra được những lựa chọn khác của lịch thực hiện
Sử dụng hiệu quả các tài nguyên nhất là tài nguyên con người
Đảm bảo việc giao tiếp, truyền thông có thể thực hiện đươc để hỗ trợ quá trình làm dự án.
Các kiến thức cơ bản
Khái niệm chung
Khái niệm liền trước:
Một công việc A phải được thực hiện trước một công việc B khác được gọi là liền trước công việc đó. Nếu công việc A không được thực hiện, công việc B sẽ không được thực hiện.
65 Khái niệm Đồng thời:
Các công việc đồng thời là các công việc có thể được thực hiện cùng một lúc (một cách song song)
Khái niệm thời gian trước (Lead) và trễ (Lag)
i. Thời gian trễ Là khoảng trễ giữa các hoạt động của dự án
ii. Thời gian cần thiết trước hoặc sau một công việc nào đó mà không ảnh hưởng tới tiến độ chung của dự án.
Khái niệm Mốc quan trọng (milestone) là thời điểm đặc biệt của dự án có đặc tính sau
i. Có khoảng thời gian thực hiện là 0
ii. Xác định các điểm cốt yếu trong lịch thực hiện
iii. Được thể hiện bởi một hình tam giác quay ngược hoặc hình thoi trong các lưo iv. Thường được sử dụng tại những thời điểm "xem xét lại" hoặc "chuyển giao
sản phẩm"
v. Hoặc tại thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc các giai đoạn.Ví dụ: Xem xét lại các yêu cầu của phần mềm
vi. Có thể gắn với các khái niệm trong hợp đồng được ký với khách hàng Ví dụ về mốc thời gian được thể hiện trong hình vẽ sau
66 Khái niệm Slack & Float
– Float & Slack là hai từ của cùng một khái niệm
– Thời gian trễ tự do (Free Slack) là thời gian một hoạt động có thể được thực hiện trễ khoảng thời gian đó mà không làm trì hoãn công việc tiếp theo.
– Tổng thời gian trễ (Total Slack) là thời gian một hoạt động có thể trễ mà không làm trì hoãn toàn bộ dự án
– Thời gian trễ Slack Time TS = TL – TE
• TE = thời gian sớm nhất một sự kiện có thể diễn ra
TL = thời gian muộn nhất nó có thể diễn ra mà không làm dài thêm quá trình hoàn thành dự án.
Bốn loại phụ thuộc giữa các công việc
Sự phụ thuộc bắt buộc
• Các sự phụ thuộc có “logic cứng”
• Bản chất của công việc là thể hiện một trật tự
• Ví dụ: viết mã chương trình phải trước kiểm thử; thiết kế giao diện phải trước cài đặt giao diện
67 Sự phụ thuộc rời rạc
• Các sự phụ thuộc “logic mềm”, có thể mềm dẻo được • Được quyết định bởi đội quản lý dự án
• Theo hướng tiến trình
• Ví dụ: trật tự rời rạc của việc tạo ra các mođun cụ thể, các mođun có thể được thực hiện theo một trật tự do người quản lý gán cho, không nhất thiết phải theo một trật tự cứng.
Phụ thuộc ngoại cảnh bên ngoài của dự án
• Ví dụ: sự ra đời của sản phẩm của công ty thứ ba, việc ký kết hợp đồng • Ví dụ: những bên tham gia dự án, sự kiện năm 2000, năm hiện tại kết thúc Sự phụ thuộc nguồn tài nguyên
• Xảy ra trong trường hợp hai công việc phụ thuộc vào cùng một tài nguyên • Ví dụ: bạn chỉ có một quản trị cơ sở dữ liệu nhưng có nhiều công việc liên
quan tới cơ sở dữ liệu
Mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc phân ra làm các loại sau
Kết thúc-rồi-bắt đầu (FS)
• B không thể bắt đầu cho tới khi A kết thúc • Ví dụ: A= xây hàng rào; B= sơn hàng rào Bắt đầu-rồi-bắt đầu (SS)
• B không thể bắt đầu tới cho đến khi A bắt đầu • Ví dụ: A= đổ nền; B= nâng tường
Kết thúc-rồi-kết thúc (FF)
• B không thể kết thúc cho tới khi A kết thúc • Ví dụ: A= đi dây điện; B= kiểm tra điện Bắt đầu-rồi-Kết thúc
• B không thể kết thúc cho tới khi A bắt đầu (hiếm khi gặp)
Các kỹ thuật lập lịch