HIỆN
Để có thể hỗ trợ cho việc phân tích và đánh giá nhu cầu đào tạo một cách chính xác hơn, công ty cần điểm qua các chương trình đào tạo mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm khắc phục các nhược điểm trước đây và đề xuất những giải pháp phù hợp.
Bảng 4.25: Các khóa đào tạo tại công ty liên doanh Daedong – Miền đông Năm Đối tượng đào tạo Số
lượng nhân
viên
Nội dung khóa
đào tạo Thời hạn đào tạo Kinh phí(đồng) 2001 Nhân viên hồ bơi 02 Nghiệp vụ và
trực sơ cứu cấp
7 ngày 600.000 2002 Nhân viên kỹ thuật 02 Tiết kiệm năng
lượng
6 ngày Không thu phí
2003 Nhân viên bảo vệ Nhân viên bảo vệ, kỹ thuật, lái xe, dọn phòng
Tổ trưởng tổ dọn phòng
Đội trưởng dọn phòng
Tổ trưởng tiếp tân Nhân viên các bộ phận
Nhân viên HCQT Nhân viên kế toán Nhân viên HCQT 12 09 02 01 01 06 01 01 02 Tập huấn nghiệp vụ bảo vệ
Lớp đào tạo Anh ngữ Lớp nghiệp vụ phòng Lớp quản lý phòng Lớp nghiệp vụ tiếp tân Tập huấn an toàn lao động Tập huấn bộ luật lao động Lớp chuẩn mực kế toán Tập huấn thang bảng lương 7 ngày 3 tháng 4 tháng 4 tháng 4 tháng 2 ngày 1 ngày 2 ngày 1 ngày 2.400.000 4.050.000 2.400.000 2.000.000 1.300.000 650.000 200.000 200.000 300.000 2004 Nhân viên các bộ
phận 10 Đào tạo Hàn ngữ 1 năm 28.009.510
Năm 2001 doanh thu công ty giảm còn 27.104 triệu VNĐ so với năm 1999 và năm 2000 do hệ số khai thác năm 2001 đạt mức thấp nhất 70.04% từ năm 1999 – 2003, hơn nữa giá thuê bình quân của năm này cũng thấp nhất chỉ đạt 13.77 USD/m2/tháng. Chính vì vậy công ty cũng chưa chú trọng công tác đào tạo trong
năm này, công ty có cử 2 nhân viên hồ bơi học về nghiệp vụ và trực sơ cấp cứu với thời hạn 7 ngày. Sang năm 2002 công ty cũng không có kế hoạch và chính sách cho viên đào tạo nâng cao nghiệp vụ nhân viên. Nhưng sang năm 2003 do hệ số khai thác căn hộ tăng đến 92.71% vì đầu tư nước ngoài có dấu hiệu tăng trưởng nhẹ trở lại. Giá thuê bình quân năm này cũng tăng nhẹ 0.25 USD/m2/tháng so với năm 2002. Theo kế hoạch năm 2004 của công ty để đạt hệ số khai thác căn hộ (theo diện tích) bình quân 94%; văn phòng 100% nhằm tạo lợi nhuận cao hơn. Công ty đã có những chương trình đào tạo nhân viên nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hơn nữa trước những đối thủ khác. Những khóa như tập huấn nghiệp vụ bảo vệ, lớp đào tạo Anh ngữ, lớp nghiệp vụ phòng, lớp quản lý phòng, lớp nghiệp vụ tiếp tân, tập huấn an toàn lao động, tập huấn bộ luật lao động nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng hơn nữa.
Năm 2004, 10 nhân viên gián tiếp được đào tạo về Hàn Ngữ trong vòng 1 năm. Việc đào tạo này nhằm nâng cao khả năng giao tiếp của các nhân viên với cấp quản lý. Bên cạnh đó cũng hỗ trợ nhiều trong công tác phục vụ khách hàng, cũng như dễ dàng trong việc tham khảo những tài liệu tiếng Hàn.
IV.1 Lao động gián tiếp
Bảng 4.26 Thống kê số lượng lao động gián tiếp tham gia đào tạo và mức độ hài lòng của nhân viên
Số lượng Tỷ lệ (%) Tham gia đào tạo
Có 16 80%
Chưa 4 20%
Hài lòng về khóa đào tạo
Có 14 70%
Không 6 30%
Trong câu 4 của bảng câu hỏi dành cho đối tượng gián tiếp (phụ lục 2) nhằm khảo sát xem có bao nhiêu nhân viên tham gia đào tạo và khảo sát sự hài lòng của nhân viên được tham gia đào tạo. Từ 20 bảng câu hỏi thu về ta có 16 nhân viên đã tham gia đào tạo và trong đó có 6 nhân viên không hài lòng về khóa đào tạo. Hầu hết nhân viên thuộc bộ phận gián tiếp đều được đào tạo chỉ có một số nhân viên mới chưa được đào tạo.
Trong câu hỏi số 5, vấn đề đặt ra là những khó khăn nào mà nhân viên gặp khi tham gia khóa đào tạo trước. Bảng sau sẽ trình bày một số khó khăn được nhân viên công ty chọn.
Bảng 4.27 Những khó khăn lao động gián tiếp gặp khi tham gia khóa đào tạo
Khó khăn Tỷ lệ %
Nội dung đào tạo không phù hợp 37.5%
Giáo trình không đầy đủ 31.3%
Thời gian không hợp lý 50.0%
Trang thiết bị phục vụ việc học chưa tốt 37.5% Chuyên môn của giáo viên không đảm
bảo 0.00%
Trở ngại do công việc gia đình 50.0%
Qua bảng trên ta thấy nhân viên gặp khó khăn do thời gian học chưa hợp lý và có một số trở ngại do công việc gia đình (50%). Tuy gặp khó khăn nhân viên cũng hoàn thành tốt các khóa học và có nhiều ứng dụng tốt hơn. Nhưng để đảm bảo hiệu quả của quá trình đào tạo cao hơn, công ty cần khảo sát xem xét hỗ trợ nhân viên trong quá trình học tập.
IV.2 Lao động trực tiếp
Bảng 4.28 Thống kê số lượng lao động trực tiếp tham gia đào tạo và mức độ hài lòng của nhân viên
Số lượng Tỷ lệ (%) Tham gia đào tạo
Có 18 32.1%
Chưa 38 67.9%
Hài lòng về khóa đào tạo
Có 14 77.8%
Không 4 22.2%
Trong câu 7 của bảng câu hỏi dành cho đối tượng trực tiếp (phụ lục 3) nhằm khảo sát xem có bao nhiêu nhân viên tham gia đào tạo và khảo sát sự hài lòng của
nhân viên được tham gia đào tạo. Từ 56 bảng câu hỏi thu về ta có 18 nhân viên đã tham gia đào tạo và trong đó có 4 nhân viên không hài lòng về khóa đào tạo.
Trong câu hỏi số 8, vấn đề đặt ra là những khó khăn nào mà nhân viên gặp khi tham gia khóa đào tạo trước. Bảng sau sẽ trình bày một số khó khăn được nhân viên công ty chọn.
Bảng 4.29 Những khó khăn lao động trực tiếp gặp khi tham gia khóa đào tạo
Khó khăn Tỷ lệ %
Nội dung đào tạo không phù hợp 22.2%
Giáo trình không đầy đủ 16.7%
Thời gian không hợp lý 55.6%
Trang thiết bị phục vụ việc học chưa tốt 33.3% Chuyên môn của giáo viên không đảm
bảo 5.6%
Trở ngại do công việc gia đình 72.2%
Qua bảng trên ta thấy rằng những khó khăn mà nhân viên gặp nhiều nhất là các khóa học được tổ chức vào thời gian không thích hợp (55.6%). Bên cạnh đó khó khăn nhất là những nhân viên do trở ngại công việc gia đình nên cũng ảnh hưởng quá trình học tập.
Việc chọn lựa học viên cho đi đào tạo là rất quan trọng, ngoài những yếu tố nhân viên có đủ năng lực học hỏi còn phải gắn liền với nguyện vọng tâm tư của nhân viên. Công ty cần khảo xét xem nhân viên nào sẽ gặp trở ngại khó khăn trong công việc học tập để có sự chọn lựa tốt hơn. Nhìn chung những chương trình đào tạo đối tượng lao động trực tiếp đạt hiệu quả vì đa số nhân viên (77.8%) đều hài lòng về những kiến thức/ kỹ năng họ học hỏi được.
CHƯƠNG V